【keo nha cai.com.vn】Trường vùng sâu thích ứng với bối cảnh đặc biệt
Khó chồng khó
TH&THCS Nghĩa Bình là một trong những ngôi trường còn nhiều khó khăn ở huyện Bù Đăng. Năm học 2021-2022,ng skeo nha cai.com.vn trường có 405 học sinh, trong đó 60% là con em đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), hoàn cảnh khó khăn. Ðiều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các điểm trường lại ở vùng sâu nên việc đến trường, học tập của các em rất vất vả. Từ những hạn chế này nên thực hiện dạy và học trực tuyến càng đặt ra cho trường nhiều thách thức. Toàn trường hiện có 83 học sinh chưa có thiết bị học trực tuyến; nhiều trường hợp có thiết bị học tập nhưng ở vùng sâu, xa, “vùng lõm” về sóng nên chất lượng đường truyền yếu, ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
Giáo viên Trường TH&THCS Nghĩa Bình luôn nỗ lực để các tiết học trực tuyến đạt hiệu quả. Trong ảnh: Giờ giảng bài của cô Nguyễn Thị Minh Thư, giáo viên lớp 1/1 với 48% học sinh là con em đồng bào S’tiêng
Anh Lê Văn Khoa ở thôn Bình Hòa, xã Nghĩa Bình, phụ huynh em Lê Văn Bắc, học sinh lớp 1/3 cho biết: “Gia đình tôi rất khó khăn, không có điều kiện mua máy tính cho con, lại phải dùng wifi ké nhà hàng xóm nên việc kết nối internet học trực tuyến vô cùng khó. Nhiều khi kết nối được thì đã quá nửa tiết học, chưa kể sóng chập chờn khiến việc học của con bị gián đoạn”.
Từ khi triển khai học trực tuyến, gia đình chị Thị Deng ở thôn Bình Trung, xã Nghĩa Bình có nhiều xáo trộn trong cuộc sống. “Cả 2 con đều học trực tuyến nhưng gia đình chỉ có 1 chiếc điện thoại. Vì vậy, các con phải thay phiên nhau học, nhiều lúc trùng giờ học hoặc quên thoát tài khoản nên thường xuyên vào nhầm lớp của nhau. Vợ chồng tôi đều làm thuê, không rành các thiết bị công nghệ. Từ khi con học online, vợ chồng tôi phải thay nhau ở nhà mày mò tìm hiểu để kèm cặp các con” - chị Deng nói.
Bên cạnh sự thiếu thốn về thiết bị học tập thì nhận thức và kỹ năng sử dụng của phụ huynh, học sinh vùng đồng bào DTTS cũng còn nhiều hạn chế. Đặc biệt, đối với học sinh lớp 1 là con em đồng bào DTTS hầu như không biết tiếng Việt. Để dạy kỹ năng phát âm, viết cho các em bằng hình thức trực tuyến cũng là một thách thức lớn đối với giáo viên.
Nỗ lực vượt khó
Xác định học trực tuyến là phù hợp và cần thiết trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngay từ đầu năm, Ban giám hiệu Trường TH&THCS Nghĩa Bình đã tổ chức tập huấn, luyện tập thực hiện nhuần nhuyễn việc sử dụng các phần mềm, ứng dụng dạy và học trực tuyến cho 100% giáo viên. Khuyến khích các thầy cô giáo linh hoạt giờ học, thiết kế bài giảng sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế, giúp các em có điều kiện học tập tốt nhất.
“Bước vào năm học mới bằng hình thức học trực tuyến, con trai tôi vô cùng bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau hơn 2 tuần học, được sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, con tôi đã quen với hình thức học này. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng theo tôi, việc học trực tuyến vô cùng cần thiết trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay”. Chị Thị Cốt ở thôn Bình Lợi, xã Nghĩa Bình, phụ huynh em Điểu Đen, học sinh lớp 4.2 |
Là giáo viên phụ trách lớp 1 tại điểm lẻ Sóc 28, thôn Bình Lợi, xã Nghĩa Bình với 48% học sinh là người S’tiêng, cô Nguyễn Thị Minh Thư chia sẻ: Để phụ huynh và học sinh không bỡ ngỡ khi bước vào năm học mới trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, từ trước khi khai giảng tôi đã dành rất nhiều thời gian để hướng dẫn về cách sử dụng các thiết bị học trực tuyến. Phần đông phụ huynh hoàn cảnh khó khăn, phải đi làm thuê nên đối với các em không thể học ban ngày, tôi bố trí học vào ban đêm để phụ huynh có thể kèm thêm cho các con. Tôi còn chủ động tìm hiểu, nghiên cứu thiết kế bài giảng sao cho phù hợp nhất để các em người DTTS có thể tiếp thu kiến thức, đọc, viết thật tốt ngay cả khi học trực tuyến.
Đối với các em không có đủ điều kiện tham gia học trực tuyến, giáo viên chủ nhiệm gửi tài liệu, giao nhiệm vụ học tập cho học sinh thông qua tin nhắn SMS, vnEdu, Zalo hoặc phôtô tài liệu đưa đến tận nhà cho học sinh. Đồng thời, các giáo viên của trường luôn chủ động liên lạc, phối hợp chặt chẽ, vận động phụ huynh đồng tình với hình thức học trực tuyến, từ đó quản lý các em học tập hiệu quả.
Bằng sự nỗ lực của tập thể nhà trường, việc học trực tuyến bước đầu đã có những kết quả khả quan, dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn đó vô vàn khó khăn. Thầy Nguyễn Phi Long, Hiệu phó Trường TH&THCS Nghĩa Bình chia sẻ: “Hiện trường đã vận động trao tặng 10 điện thoại di động và laptop cho những em không có thiết bị học tập. Tuy nhiên, số lượng các em không có thiết bị học vẫn còn rất lớn. Trường rất mong nhận được sự quan tâm, hỗ trợ thiết bị học trực tuyến, sim 3G, 4G… từ các cấp và ban, ngành, đoàn thể cùng các doanh nghiệp, nhà hảo tâm. Qua đó giúp trường khắc phục khó khăn, các em có điều kiện học tập, không để hổng kiến thức, khó khăn cho những năm tiếp theo”.
Thiên Thư
相关文章
Hơn 24 triệu giấy phép lái xe chưa tích hợp VNeID, có phải đổi sang thẻ nhựa?
Theo báo cáo của Cục Đường bộ Việt Nam, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu giấy phép lái xe của Cục đang2025-01-26Sống trên tàu hỏa, chàng trai 17 tuổi du lịch khắp nước Đức
Ảnh: OddityCentralTheo OddityCentral, chàng trai 17 tuổi này đã tự lập được 1,5 năm. Biết chắc rằng2025-01-26Những ngân hàng tụt lại phía sau khi đề xuất tăng hệ số CAR lên 10,5%
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) hiện đang lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân đối với dự thảo Thông t2025-01-26Truyền thông về HIV/AIDS cho 300 học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên
Trao đổi xử lý tình huống trong phần hỏi-đáp có quà tặng tại TTGDTX TX. Hương TràVới hình thức tuyên2025-01-26- - Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội B2025-01-26
Ông Donald Trump trả án phạt gần nửa tỷ USD bằng cách nào?
Sau 2 tháng rưỡi xét xử vụ kiện do Tổng chưởng lý New York Letitia James khởi xướng, thẩm phán Arthu2025-01-26
最新评论