【bang xep hang ligue 1】Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ: Công cụ đầu tư hiệu quả
Cán bộ,ỹĐầutưpháttriểnTPCầnThơCôngcụđầutưhiệuquảbang xep hang ligue 1 công nhân viên Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ tại Lễ khánh thành Khu công nghiệp Hữu nghị Việt - Nhật |
Hiệu quả từ mô hình đúng
Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ được thành lập vào năm 2009, có nhiệm vụ đầu tưtrực tiếp vào các dự án; cho vay đầu tư theo mục tiêu chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của TP. Cần Thơ.
Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ hoạt động theo Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP ngày 22/4/2013 của Chính phủ, Nghị quyết 07/NQ-HĐND năm 2013 thông qua Danh mục lĩnh vực đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ưu tiên phát triển của TP. Cần Thơ và Quyết định số 2477/QĐ-UBND ngày 26/8/2015 của UBND TP. Cần Thơ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.
Theo UBND TP. Cần Thơ, tính đến ngày 31/12/2019, tổng nguồn vốn hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ là trên 1.765 tỷ đồng, trong đó tổng vốn chủ sở hữu hơn 862 tỷ đồng (ngân sách cấp 502 tỷ đồng, tích lũy qua các năm 360 tỷ đồng), vốn vay 902 tỷ đồng gồm vay Ngân hàngThế giới (WB) 342,9 tỷ đồng, vay Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) 139,7 tỷ đồng và vay ngân hàng thương mại 420 tỷ đồng.
Hiện Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đang tập trung thực hiện nhiệm vụ cấp tín dụng cho 42 doanh nghiệptrong các lĩnh vực xây dựng hạ tầng khu đô thị mới, tái định cư; xây dựng chợ, trung tâm thương mại, giáo dục, y tế, giao thông công cộng. Sau hơn 10 năm hoạt động, vốn hạn mức tín dụng cam kết là 1.828,12 tỷ đồng, giải ngân vốn vay được 1.303,57 tỷ đồng, nguồn vốn hỗ trợ của Quỹ đã góp phần đầu tư hơn 2.376 tỷ đồng cho phát triển hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn TP. Cần Thơ, mà không phải dùng ngân sách thành phố.
Đến nay, một số dự án do Quỹ đầu tư, hỗ trợ đã hoàn thành, đưa vào khai thác như: Khu đô thị mới Cờ Đỏ, Khu đô thị mới huyện Thới Lai, Khu công nghiệp Hưng Phú Cụm A (đã đầu tư xong cơ sở hạ tầng 30 ha), Khu đô thị mới công nghệ thông tin tập trung.
Tiêu biểu là Dự án Đầu tư xây dựng Khu dân cư và tái định cư Trung tâm Văn hóa Tây Đô (quy mô 16,6 ha) với tổng mức đầu tư gần 475 tỷ đồng, do đơn vị làm chủ đầu tư với 250 căn hộ xây dựng kiểu mẫu và hơn 400 nền căn hộ lẻ. Dự án mang tính chiến lược về văn hóa, kinh tế, xã hội, là khu đô thị mới kiểu mẫu của TP. Cần Thơ, cũng như cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tạo sự gắn kết hài hòa với cảnh quan thiên nhiên.
Song song với hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao, Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ và Công ty cổ phần Đầu tư CADIF (trực thuộc Quỹ), đã đầu tư các dự án chung cư, khu đô thị mới, chợ trên địa bàn quận Thốt Nốt, Cái Răng, huyện Cờ Đỏ và huyện Thới Lai…
Khu dân cư Hưng Phú được Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đầu tư. |
Nâng cao chất lượng quản lý, điều hành
Với vốn ngân sách được cấp ban đầu 502 tỷ đồng, đến nay, Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đã tích lũy gần 360 tỷ đồng từ phát triển vốn tích lũy được hàng năm, nâng tổng số vốn tích lũy lên đến gần 862 tỷ đồng, các năm qua đã làm nhiệm vụ nộp thuế cho ngân sách hơn 225 tỷ đồng.
Theo đánh giá của UBND TP. Cần Thơ, qua 10 năm hoạt động, Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đã cung ứng vốn cho nhiều đơn vị kinh tế trên địa bàn, góp phần hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội TP. Cần Thơ trong những năm qua, cùng với TP. Cần Thơ phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2016 - 2020.
Mới đây, Đoàn kiểm tra giám sát Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước đã đánh giá: Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đã tạo được niềm tin trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao đúng theo quy định của pháp luật, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tăng gấp đôi so với vốn ngân sách nhà nước cấp, nhiều dự án phát huy hiệu quả cao trong hoạt động.
Tuy nhiên, Kiểm toán Nhà nước cũng nhắc nhở Quỹ phải chấn chỉnh các hoạt động theo đúng chức năng của quỹ đầu tư phát triển tại Nghị định số 138/2007/NĐ-CP và Nghị định số 37/2013/NĐ-CP, nhất là nghiệp vụ ghi chép sổ sách kế toán cho phù hợp với loại hình hoạt động quỹ tài chính ngoài ngân sách... ; củng cố sự vững vàng về công tác quản lý theo quy định của pháp luật về mô hình quỹ đầu tư.
Hiện Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TP. Cần Thơ cũng kiến nghị và đề ra các biện pháp hữu hiệu để giám sát chặt chẽ nguồn vốn của Nhà nước giao cho Quỹ quản lý kinh doanh được hiệu quả và tuyệt đối an toàn. Đây đều là những giải pháp tích cực và thiết thực, tạo điều kiện thuận lợi và cơ hội mới để Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ phát huy lợi thế và nguồn lực, vừa thực thi có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị - xã hội của Thành phố giao, vừa đảm bảo nguồn vốn của đơn vị ngày một tăng trưởng bền vững theo quy định của pháp luật, góp phần phát triển TP. Cần Thơ xứng tầm là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đầu mối giao thông, giao lưu thương mại của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Bước vào năm 2020, Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ sẽ tiếp tục triển khai nhanh các dự án trọng tâm, gồm: Khu công nghiệp Hưng Phú, Khu đô thị mới và Công nghệ thông tin tại quận Cái Răng, Trung tâm đậu xe, Dự án chỉnh trang đô thị đường Phạm Ngũ Lão, quận Ninh Kiều. Công ty cổ phần Đầu tư CADIF sẽ tiếp tục thực hiện dự án xây dựng khu đô thị mới tại huyện Thới Lai, chỉnh trang đô thị thị trấn Cờ Đỏ…
Đồng thời, với mục tiêu phát triển đi liền với đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, việc trồng cây xanh giúp làm đẹp cảnh quan đường phố, công viên ở Dự án Khu dân cư và tái định cư Trung tâm văn hóa Tây Đô được Quỹ Đầu tư phát triển Cần Thơ rất quan tâm.
Quán triệt các quan điểm, chủ trương nêu trong Nghị quyết 24-NQ/TW của Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, được sự quan tâm của Đảng bộ, sự chỉ đạo, điều hành sát sao của Ban giám đốc, công tác bảo vệ môi trường của Quỹ có những bước phát triển mới và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường, giữ cân bằng sinh thái, bảo đảm chất lượng môi trường sống của người dân trong các phạm vi khu vực dự án mà Quỹ thực hiện đầu tư.
Những dự án mà đơn vị làm chủ đầu tư đều được thực hiện đánh giá, thẩm định về tác động môi trường; kiểm tra, xác nhận công trình bảo vệ môi trường trước khi đi vào hoạt động; rà soát, đánh giá, phân loại các nguồn gây ô nhiễm, tác động xấu lên môi trường theo Nghị định số 18/2015/NĐ-CP của Chính phủ.
“Ngoài nhiệm vụ chính là bảo toàn và phát triển nguồn vốn ngân sách cho địa phương, công tác bảo vệ môi trường trong từng dự án đầu tư, cho vay được Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ đặc biệt quan tâm. Mục tiêu bảo vệ môi trường không thể tách rời mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững của Thành phố trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay. Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm của Quỹ Đầu tư phát triển TP. Cần Thơ trong thời gian tới”, đại diện Quỹ cho biết.