【nhan dinh newcastle】Những lễ hội tiêu biểu của các vùng, miền ở nước ta
Lễ hội cổ truyền ở nước ta rất đa dạng,ữnglễhộitiecircubiểucủacaacutecvugravengmiềnởnướnhan dinh newcastle phong phú và trải rộng khắp đất nước. Tại mỗi vùng miền, lễ hội tuy mang một nét tiêu biểu và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng tâm linh cần được suy tôn, như: Những vị anh hùng chống ngoại xâm, những người có công trong việc dạy dỗ hay truyền nghề hoặc những người có nhiều công lao đóng góp cho việc chống thiên tai, diệt trừ ác thú, giàu lòng cứu nhân độ thế… Chính vì thế, lễ hội truyền thống là dịp để con người giao lưu cộng cảm, trao truyền những đạo lý, tình cảm, mỹ tục và những khát vọng cao đẹp. Đồng thời, những lễ hội truyền thống cũng là dịp mang lại cho con người sự thanh thản nơi tâm linh, gạt bỏ hay quên đi những lo toan thường nhật để về với cội nguồn, về với thiên nhiên. Và mặc dù lễ hội truyền thống ở nước ta diễn ra trong cả bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, nhưng mùa Xuân vẫn là mùa diễn ra nhiều lễ hội nhất. Nhân dịp này, chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc về những lễ hội tiêu biểu và đặc sắc của một số vùng miền ở nước ta đã, đang và sắp diễn ra.
Những lệ hội tiêu biểu ở vùng Tây Bắc và Việt Bắc:
* Lễ hội Lồng Tồng:Là một lễ hội truyền thống đặc trưng của cộng đồng người Tày. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào tháng Giêng, tháng Hai âm lịch theo từng địa phương, mang ý nghĩa cầu phúc, cầu mùa màng bội thu, cuộc sống bình yên, no ấm. Trong lễ hội thường diễn ra các trò chơi dân gian cổ truyền, như: Ném còn, bịt mắt bắt dê, hát lượn….
Lễ hội Lồng Tồng - Ảnh: Internet
* Lễ hội cầu an bản Mường:Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái ở Mai Châu, Thuận Châu, Mộc Châu và đồng bào dân tộc Mường. Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng rất quan trọng đối với cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc. Lễ hội được tổ chức vào cuối tháng Giêng, đầu tháng Hai âm lịch hằng năm. Lễ hội này được gắn với tục giết trâu và tạ thần linh được thể hiện qua hình tượng thủy thần, thuồng luồng… Nội dung của lễ hội có nhiều hoạt động liên quan đến đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh, mùa màng, sức khỏe và sự làm ăn của cả cộng đồng trong năm diễn ra lễ hội. Chính vì thế mà lễ hội này được tổ chức rất trọng thể, thu hút đông đảo nhân dân trong vùng.
* Lễ hội hoa ban:Đây là lễ hội của đồng bào dân tộc Thái và lễ hội này còn có tên gọi khác là hội Xên bản, Xên mường. Lễ hội thường được tổ chức vào tháng Hai âm lịch, khi hoa ban nở trắng núi rừng Tây Bắc. Hội hoa ban là ngày hội của tình yêu đôi lứa; ngày hội của hạnh phúc gia đình; hội cầu mùa, no ấm nơi bản mường, đồng thời cũng là dịp thi tài, vui chơi, hát giao duyên trong những đêm trăng sáng….
Vùng châu thổ Bắc Bộ:
* Lễ hội Chùa Hương:Lễ hội này kéo dài từ ngày mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch (chính hội là ngày 15 tháng Hai). Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Tây (nay là Hà Nội). Đây cũng là lệ hội có thời gian mở hội dài nhất so với các lễ hội khác ở nước ta. Theo tâm thức của người Việt xưa, Hương Sơn được coi là là cõi Phật và Chùa Hương là nơi thờ Phật Bà Quan Am. Khác với các lễ hội khác, lễ hội Chùa Hương là một lễ hội độc đáo. Phần lễ ở Chùa Hương là lễ Phật, phần hội ở Chùa Hương là sự có mặt của du khách hành hương về đất Phật. Trong dịp lễ hội, hàng chục vạn người đến viếng thăm cảnh núi non, hang động và cầu may, cầu phúc tại các ngôi chùa…* Lễ hội đền Hùng:Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, là nơi hằng năm diễn ra lễ hội mang tính chất quốc gia để suy tôn các vua Hùng đã có công dựng nước. Lễ hội đền Hùng kéo dài từ ngày mùng 8 đến 11 tháng Ba âm lịch. Việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (mùng 10 tháng Ba). Lễ vật dâng cúng là “lễ tam sinh” (gồm: một con lợn, một con dê, một con bò), bánh chưng, bánh dày và mâm xôi to nhiều màu. Sau khi một hồi trống vang lên, các vị chức sắc vào tế lễ dưới sự điều khiển của chủ lễ. Tiếp theo đó là các vị bô lão của các làng, xã sở tại quanh đền Hùng vào tế lễ. Sau cùng là nhân dân và du khách hành hương vào tế lễ trong các đền thờ tưởng niệm các vua Hùng. Sau phần lễ là đến phần hội. Ở lễ hội đền Hùng năm nào cũng tổ chức cuộc thi kiệu của các làng xung quanh. Mỗi năm, đám rước kiệu có ba cỗ kiệu đi liền nhau. Cỗ kiệu đi đầu bày hương hoa, đèn, nhang, trầu cau, chỏe nước và bầu rượu. Cỗ kiệu thứ hai có đặt hương án, bài vị của thánh, có lộng và quạt với nhiều màu sắc trang hoàng tôn nghiêm. Cỗ thứ ba rước bánh chưng và bánh dày, một cái thủ lợn luộc để nguyên.
Trong lễ hội đền Hùng có tiến hành nghi lễ hát thờ (tục gọi là hát Xoan), đây là một lễ thức rất quan trọng và độc đáo. Dân gian truyền rằng xưa kia hát Xoan gọi là hát Xuân và điệu múa hát Xoan có từ thời Hùng Vương và được lưu truyền rộng rãi trong dân cư của các làng, xã quanh vùng. Ở đền Hạ có hát ca trù (gọi là hát nhà tơ, hát ả đào). Xung quanh khu vực dưới chân núi Hùng là các trò diễn và trò chơi dân gian cổ truyền được nhiều người tham dự, như: trò chơi ném côn, chơi đu, đấu vật, chọi gà, đánh cờ người… Ngày nay, giỗ tổ Hùng Vương được coi là ngày lễ lớn của dân tộc, ngày toán dân hướng về cội nguồn.
* Lễ hội Gióng:Lễ hội diễn ra tại làng Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất ở đồng bằng bắc Bộ. Chính hội vào ngày 9 tháng Tư âm lịch hằng năm (ngày ông Gióng thắng giặc An) để tưởng niệm và nhớ ơn người anh hùng làng Gióng đã có công đánh giặc cứu nước. Công việc chuẩn bị cho lễ hội được bắt đầu từ ngày 1-3 đến ngày 5-4 âm lịch, với các việc tập dợt chuẩn bị cho ngày chính hội. Ngày 9-4 có lễ rước từ đền Mẫu đến đền Thượng. Múa hát thờ, hội trận (diễn lại trận đánh thắng giặc An). Cuối cùng là việc khao quân và đêm đến có hát chèo. Ngày 10-4 là ngày vãn hội, làm lễ duyệt quân, lễ tạ ơn Thánh Gióng.
* Lễ hội gò Đống Đa:Lễ hội gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội diễn ra hằng năm vào ngày mùng 5 Tết Nguyên đán. Đây là lễ hội chiến thắng được tổ chức để tưởng nhớ tới công tích lẫy lừng của vua Quang Trung - người anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lễ hội thường được tổ chức từ sáng sớm ngày mùng 5 Tết, sau những hội trống, chiêng báo hiệu bắt đầu cuộc rước thần chiến thắng, tượng trưng biểu dương khí thế quân Tây Sơn, từ đình làng Khương Thượng về gò Đống Đa. Tham gia cuộc rước có thanh niên các làng: Khương Thương, Thịnh Hào… ăn mặc theo lễ phục hội, đi sau là cơ, biểu, lộng kiệu… và cuối đoàn rước là hình tượng “con rồng lửa” kết bằng rơm. Chùa Đống Quang đối diện với gò Đống Đa là nơi diễn ra lễ cầu siêu, dâng hương tưởng nhớ công ơn của những anh hùng, nghĩa sĩ đã hết lòng vì dân, vì nước. Sau phần nghi lễ là các trò chơi dân gian vui khỏe, đua tài, đua trí như: Múa rồng, múa lân, đấu vật, chơi cờ, chọi gà…
Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung bộ
* Lễ hội cầu Ngư:Đây là lễ hội của nhân dân làng Thái Dương hạ, thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm, để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công (biệt danh của Trương Thiều), người gốc Thanh Hoá có công dạy cho dân nghèo đánh cá và buôn bán ghe mành. Thường cứ ba năm một lần, làng tổ chức đại lễ rất linh đình, có tổ chức các trò mô tả những sinh hoạt của nghề đánh cá, trong đó có “bủa lưới” mang ý nghĩa trình nghề, khắc họa đậm nét ghi lễ dân gian của cư dân vùng ven biển.* Lễ hội Lam Kinh:Lễ hội Lam Kinh diễn ra tại khu di tích Lam Kinh thuộc địa bàn xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Đây cũng là quê hương của vị anh hùng dân tộc Lê Lợi và nhiều danh tướng nổi tiếng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, như: Lê Lai, Lê Thạch, Lê Khôi. Đặc biệt, Lam Kinh còn là khu di tích có quy mô lớn về các đời vua, hoàng tộc của nhà hậu Lê và các danh tướng đương thời.
Lễ hội Lam Kinh - Ảnh: Internet |
* Lễ hội Dinh Thầy - Thím:Lễ hội Dinh Thầy - Thím đã từ lâu trở thành một nét văn hóa đặc sắc riêng có của bình Thuận. Hằng năm, cứ vào ngày 14 đến 16 tháng 9 âm lịch, tại khu di tích lịch sử - văn hóa Dinh Thầy - Thím ở xã tân Tiến, thị xã Lagi, tỉnh Bình Thuận lại diễn ra lễ hội lớn nhân ngày giỗ của Thầy - Thím. Vào dịp lễ hội, rất đông người dân địa phương và du khách đến Dinh để cầu nguyện sức khỏe, hạnh phúc cho gia đình và cho công việc làm ăn của mình được thuận lợi. Tại lễ hội, ngoài các nghi lễ xưa vẫn được bảo tồn, thì trong phần hội có rất nhiều trò chơi dân gian thu hút đông đảo du khách cùng tham gia, như: Chèo Bả Trạo, diễn xướng tích Thầy, biểu diễn võ thuật, thi lắc thúng, gánh cá đi bộ, kéo co, múa lân, múa rồng… đã tạo nên không khí lễ hội vô cùng sôi động.
* Lễ hội Katê:Đây là lễ hội lớn nhất, đông vui nhất ở vùng Ninh Thuận và Bình Thuận, nơi có đông đồng bào dân tộc Chăm sinh sống. Lễ hội Katê (còn gọi là lễ tưởng niệm đấng cha) diễn ra tại tháp Pôklông Garai (Ninh Thuận), hoặc các tháp Chàm khác vào ngày 1-7 Chăm lịch (khoảng từ 25-9 đến 5-10 Dương lịch) hằng năm. Lễ hội tưởng niệm các vị anh hùng dân tộc, tổ tiên, ông bà cùng các vị thần linh và vua Pôklông Garai, vua Prôme. Trong những ngày diễn ra lễ hội, nhân dân ở các vùng lân cận cùng nhau tụ tập lên tháp làm lễ. Nghi lễ được tiến hành đơn giản. Sau khi các thầy coi về đạo giáo, thầy cúng làm lễ cúng tế ở ngoài sân xong thì vào tháp, chứng kiến bà bóng và thầy cúng tắm rửa và thay áo cho vua Pôklông Garai (tượng đá), đọc kinh và hát những bài hát dân ca. Kết thúc nghi lễ bằng điệu múa thiêng liêng của bà bóng trong tháp. Bên ngoài là chương trình ca nhạc đặc sắc do người Chăm biểu diễn.
Những lễ hội tiêu biểu ở vùng Tây nguyên và Nam bộ
* Lễ cơm mới:Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên, trong các thần (Yang) được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần nước, thần núi, thần rừng, thần cây. Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta lại tổ chức lẽ ăn cơm mới, vừa là để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết qủa của một quá trình vất vả. Ở người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong (NhuRhe) là lễ hội lớn nhất trong năm ở trong buôn và lễ hội này thường kéo dài 7 ngày. Trong khi đó, lễ ăn cơm mới (Samơk) của người Bana diễn ra trong ba ngày, khi bắt đầu thu hoạch và tiếp đến có lễ Sơmắh Kek cho đến khi gặt lúa đại trà. Và cuối cùng là lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng).
* Hội đua voi:Hội đua voi được tổ chức hằng năm vào tháng Ba âm lịch, thường diễn ra ở Buôn Đôn hoặc ở nhưng cánh rừng thưa nằm ven dòng sông Sêvepốc (ở Đắk Lắk). Trước khi vào cuộc đua, một tiếng tù và vút lên, theo lệnh điều khiển của người trong ban tổ chức hội, từng tốp voi được nhưng người quản tượng điều khiển đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát thì những chú voi thi nhau phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiến hò reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng.
* Lễ hội đâm trâu:Đây là một lễ hội khá phổ biến của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây nguyên và ở phía Bắc của vùng Đông Nam bộ. Lễ đâm trâu thường diễn ra vào những lúc nông nhàn, mọi người nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một mùa rẫy mới, vào khoảng tháng Ba hoặc tháng Tư âm lịch. Đối với đồng bào các dân tộc ở tây Nguyên, con trâu là biểu tượng cho sự thịnh vượng và sức mạnh trong cộng đồng. Vì vậy, con trâu thường được sử dụng làm vật tế thần linh. Đầu trâu là lễ tế quan trọng nhất trong tất cả các buổi tế lễ của người dân Tây nguyên. Sau các nghi thức cúng thần linh, con trâu được dắt ra cột ở gốc cây nêu giữa sân, người già, trẻ em và trai gái trong bản cùng nhau nhảy múa trong tiếng nhạc của cồng, chiêng. Sau đó, một đội đâm trâu gồm những chàng trai trẻ, khỏe được trang bị giáo, mác và nghi thức đâm trâu diễn ra. Thịt trâu được người dân trong buôn, sóc chia nhau ăn mừng.
* Lễ hội dinh Cô:Dinh Cô là một khu đền có kiến trúc khá hoành tráng, với những nét kiến trúc truyền thống, nằm bên bờ biển Long Hải, thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dinh Cô là nơi thờ một cô gái giàu lòng nhân ái, nhưng đã bị nạn sau một lần đi biển. Hằng năm, lễ hội dinh Cô được ngư dân vùng Long Hải tổ chức rất long trọng theo nghi thức cổ truền. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày, từ 10 đến 12 tháng Hai âm lịch. Các vị cao niên mặc lễ phục trang nghiêm là những người chủ lễ với những lời cầu nguyện cho gió thuận, mưa hòa, quốc thái dân an và sau đó là lễ nghinh Cô ngoài biển với những thuyền hoa lộng lẫy.
* Lễ hội bà Chúa Xứ:Đây là lễ hội dân gian lớn nhất ở nam Bộ. Lễ hội được tổ chức hằng năm và bắt đầu từ đêm ngày 23 đến 27 tháng Tư âm lịch tại miếu Bà Chúa xứ ở núi Sam, tỉnh An Giang. Trong những ngày lễ còn diễn ra các hoạt động văn hóa như múa bóng, hát bội… Từ đêm ngày 23, mọi người đã tập trung về miếu để xem nghi thức tắm bà. Tượng bà được đưa xuống và dùng nước mưa pha với nước hoa để tắm. Lễ vía bà hằng năm thu hút rất đông du khách thập phương, vừa để tham dự lễ hội dân gian, vừa để xin cầu tài, cầu lộc, đồng thời còn để du ngoạn, chiêm ngưỡng cảnh trí thiên nhiên tươi đẹp ở núi Sam và các di tích lịch sử, như: Lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa tây An…
* Lễ hội Ok Om Bok:Lễ hội Ok Om Bok (còn có tên khác là lễ cúng Trăng. Vì lễ được tổ chức vào đúng hôm trăng rằm và được bắt đầu từ khi trăng lên) của đồng bào dân tộc Khơ me Nam bộ sinh sống ở các tỉnh: Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long… Xuất phát từ tín ngưỡng dân gian cho rằng mặt trăng là thần bảo vệ mùa màng, nên người Khơ me cứ đến rằm tháng 10 âm lịch hằng năm là tổ chức lễ hội Ok Om Bok để tỏ lòng biết ơn Mặt Trăng - vị thần đã phù hộ cho mưa thuận, gió hòa và được mùa bội thu… cũng theo phong tục của đồng bào Khơ me, tiếp theo đêm lễ cúng Trăng, sáng hôm sau là hội đua nge ngo. Đây là sinh hoạt văn hóa, thể thao thu hút hàng chục vạn người tham gia hưởng ứng. Nge ngo, tiếng Khơ me là “tuk ngo”, một loại thuyền độc mộc lớn khoét từ thân cây gỗ tốt, hình thoi, dài, mũi và lái đều cong và được trang trí màu sắc sặc sỡ, do thanh niên từ các phum, sóc tham gia đua tài.
Minh Nhật (Sưu tầm và giới thiệu)
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/457f298626.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。