Tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn chuẩn bị kiến thức, tâm lý cũng như sức khoẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ và nuôi dạy con tốt, góp phần bảo đảm hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.
Tư vấn, khám sức khoẻ tiền hôn nhân giúp đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn chuẩn bị kiến thức, tâm lý cũng như sức khoẻ để xây dựng gia đình hạnh phúc, sinh đẻ và nuôi dạy con tốt, góp phần bảo đảm hôn nhân bền vững và nâng cao chất lượng giống nòi.
Nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của các bạn trẻ, năm 2010, Trung tâm Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS-KHHGÐ) tỉnh triển khai mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” ở 33 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thành phố. Ðến nay, mô hình đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, giúp thay đổi cách nghĩ của một bộ phận giới trẻ về vấn đề khám sức khoẻ tiền hôn nhân, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng nạo phá thai, giảm tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
Cộng tác viên dân số Lê Hồng Nhàn (bìa phải) chuẩn bị các biện pháp tránh thai cung cấp cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mô hình đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế. Bà Chu Minh Thảo Linh, chuyên trách dân số Phường 8, TP Cà Mau, cho biết, Phường 8 là 1 trong 5 xã, phường trên địa bàn TP Cà Mau thành lập được các câu lạc bộ “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân”. Tuy nhiên, 6 năm qua, các câu lạc bộ này chỉ sinh hoạt lồng ghép vào các câu lạc bộ “Không sinh con thứ 3”, “5 không, 3 sạch”, “Sinh con 1 bề là gái”… của chi hội phụ nữ. Quan niệm lạc hậu, nhận thức chưa thấu đáo... đã trở thành rào cản khiến hiệu quả mô hình mang lại chưa thực sự cao. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại nên đối tượng là vị thành niên, thanh niên, nhất là những người sắp kết hôn đến để được tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân rất ít.
Gắn bó với công tác dân số từ năm 1997, bà Lê Hồng Nhàn, cộng tác viên dân số (Khóm 2, Phường 8, TP Cà Mau) cho hay: "Từ khi triển khai đến nay, câu lạc bộ “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” của khóm chưa tiếp nhận trường hợp trẻ vị thành niên, thanh niên nào đến để được tư vấn về sức khoẻ tiền hôn nhân. Do tâm lý e ngại, các em ít chịu chia sẻ chuyện “khó nói” với người khác nên khi sinh hoạt câu lạc bộ, các em vẫn chưa trải lòng để hỏi những vấn đề thắc mắc, ngại đến trạm để khám sức khoẻ... Vì vậy, để triển khai mô hình có hiệu quả và có sức lan toả, cần sự chung tay phối hợp của các cấp chính quyền, đoàn thể, nhà trường và gia đình trong việc tuyên truyền, vận động kết hợp với giáo dục một cách thường xuyên, liên tục và kiên trì".
Bà Phạm Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm DS-KHHGÐ huyện Cái Nước, cho biết: "Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thờ ơ với khám sức khoẻ tiền hôn nhân chính là nhận thức hạn chế của số đông các bạn trẻ. Hầu hết đối tượng vị thành niên, thanh niên, nhất là các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn, vẫn chưa nhận thức được lợi ích, vai trò của việc khám sức khoẻ trước khi lập gia đình. Tâm lý e ngại và lo lắng khi phải thực hiện một số quy trình khám nhạy cảm cũng là tâm lý chung khiến nhiều em không mấy mặn mà với việc kiểm tra sức khoẻ tiền hôn nhân. Ngoài ra, một số trường hợp còn lo sợ nếu phát hiện ra bệnh tật thì sẽ ảnh hưởng đến tình yêu, gây sứt mẻ tình cảm giữa 2 người".
Bên cạnh nhận thức chưa thông của lứa tuổi vị thành niên, thanh niên, việc triển khai mô hình “Tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân” trong thực tế vẫn còn tồn tại một số khó khăn, bất cập khác, như: cơ sở y tế của các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của khám sức khoẻ tiền hôn nhân, kinh phí hỗ trợ thực hiện mô hình hạn hẹp, buông lơi việc quản lý sau khám…
Bác sĩ Nguyễn Cao Hùng, Giám đốc Chi cục DS-KHHGÐ, nhận xét: “Lâu nay phần lớn các chương trình chăm sóc sức khoẻ sinh sản (CSSKSS)/KHHGÐ đều dành cho các cặp vợ chồng, chưa chú trọng đến vị thành niên, thanh niên chưa kết hôn nên đối tượng này chưa được trang bị kiến thức cơ bản về SKSS/KHHGÐ. Trong khi đó, quan niệm sống của thế hệ trẻ đang thay đổi nhanh chóng, tuổi kết hôn ngày càng cao, thời gian tiền hôn nhân kéo dài. Ðiều này khiến các em đứng trước các nguy cơ mang thai sớm, nạo phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục…”.
Song song với việc triển khai các hoạt động của mô hình, thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung các nguồn lực, thực hiện hiệu quả các đề án nâng cao chất lượng dân số, xây dựng và củng cố mạng lưới cung cấp thông tin, tư vấn và dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGÐ; tổ chức tuyên truyền, vận động và giáo dục về SKSS/KHHGÐ; tổ chức kiểm tra sức khoẻ, phát hiện, tư vấn về các nguy cơ sinh con bị khuyết tật, dị tật cho nam, nữ chuẩn bị kết hôn… Với các hoạt động thiết thực, hy vọng rằng, ngày càng có nhiều vị thành niên, thanh niên trên địa bàn tỉnh biết và tìm đến với mô hình tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân. Qua đó, trang bị tốt các kiến thức hữu ích về tình yêu, hôn nhân, gia đình, CSSKSS... tạo dựng cho bản thân cuộc sống hạnh phúc sau khi kết hôn./.
Bài và ảnh: Thanh Phương
顶: 5539踩: 9
【trực tiếp bóng đá c1 hôm nay】Nâng cao nhận thức sức khoẻ tiền hôn nhân
人参与 | 时间:2025-01-11 06:55:39
相关文章
- Trang web Tổng thống Putin, Điện Kremlin bị hack
- Ô tô giá rẻ bán chạy nhất của Honda có gì hay
- Thị trường khách sạn khu vực Châu Á: Nhà đầu tư nên thận trọng với phân khúc đang phát triển
- Những màn pháo hoa ảo diệu nhất sau 4 đêm DIFF 2017
- Trong năm 2024 trung bình mỗi tháng có 6.348 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động
- Kỹ thuật nuôi ếch thịt nhàn tênh lại 'lãi ròng'
- Suzuki Swift 2017 giá chỉ 294 triệu đồng có ưu, nhược điểm gì
- Siêu âm thai nhi bị dị tật, bác sĩ đã quyết định làm một việc chưa từng có trong tiền lệ y học
- Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- Xổ số Vietlott: Hôm nay ‘nổ’ Jackpot, người trúng sẽ lĩnh hơn 30 tỷ
评论专区