【lịch bóng đá hn】Hải quan TPHCM phối hợp hãng tàu xử lý hàng tồn đọng

 人参与 | 时间:2025-01-26 23:03:19
Hải quan TPHCM đối thoại với hơn 50 hãng tàu,ảiquanTPHCMphốihợphãngtàuxửlýhàngtồnđọlịch bóng đá hn đại lý hãng tàu
Hải quan TPHCM xử lý hơn 280 tỷ đồng nợ thuế
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Xử lý nhanh hàng tồn đọng tại cảng biển
Với lưu lượng hàng hóa XNK lớn, hàng tồn tại Cát Lái cũng tăng theo. 	Ảnh T. H
Với lưu lượng hàng hóa XNK lớn, hàng tồn tại Cát Lái cũng tăng theo. Ảnh T. H

Kiến nghị xử lý nhanh hàng tồn đọng

Tại hội nghị, một số hãng tàu kiến nghị, nếu cơ quan Hải quan đã có quyết định xác lập sở hữu toàn dân đối với các container hàng tồn đọng, cơ quan Hải quan xem xét giải quyết nhanh để hãng tàu lấy lại vỏ container.

Trả lời vấn đề này, Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp cho biết, mặc dù Cục Hải quan TPHCM đã rất tích cực trong việc xử lý hàng hóa tồn đọng, tuy nhiên, việc xử lý hàng hóa tồn đọng không chỉ có cơ quan Hải quan mà liên quan đến nhiều đơn vị khác, quy trình xử lý, bán đấu giá... phải qua nhiều khâu. “Bên cạnh đó, có những lô hàng qua nhiều lần đấu giá vẫn chưa tìm được người mua, phải làm thủ tục hạ giá bán... mất nhiều thời gian xử lý”- ông Nghiệp phân tích. Hiện nay, cơ quan Hải quan gặp khó khăn trong việc kho bãi lưu giữ tang vật, đặc biệt các lô hàng tồn đọng có số lượng lớn. Cục Hải quan TPHCM ghi nhận ý kiến của hãng tàu và sẽ có phương án xử lý, trả vỏ container sớm cho hãng tàu.

“Đối với hàng thực phẩm, khi hãng tàu bỏ chi phí tiêu hủy, nhưng phải đợi hàng hết hạn sử dụng mới được tiêu hủy, khiến doanh nghiệp tốn rất nhiều chi phí cho việc cắm điện cho container hàng lạnh”- đại diện một hãng tàu phản ánh. Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp giải đáp, doanh nghiệp hiểu như vậy chưa đúng, không có quy định phải chờ thực phẩm hết hạn sử dụng mới được tiêu hủy. Nếu hãng tàu đề nghị tiêu hủy thì thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định và phải chịu chi phí tiêu hủy.

Một số câu hỏi của doanh nghiệp về việc tái xuất hàng hóa về cảng xuất hàng ban đầu hoặc đi nước thứ ba. Trường hợp được phép tái xuất, có giới hạn loại mặt hàng được tái xuất không hay tất cả các mặt hàng đều được tái xuất. Cục Hải quan TPHCM cho biết, việc xuất trả hàng hóa được thực hiện theo Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ: “Trường hợp hàng hóa (trừ ma túy, vũ khí, tài liệu phản động, hóa chất độc bảng I theo công ước cấm vũ khí hóa học) chưa làm thủ tục nhập khẩu hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng chưa hoàn thành thủ tục hải quan, đang nằm trong khu vực giám sát hải quan nhưng do gửi nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận hoặc bị từ chối nhận, nếu người vận tải hoặc chủ hàng có văn bản đề nghị được tái xuất (trong đó nêu rõ lý do nhầm lẫn, thất lạc hoặc từ chối nhận) hoặc hàng hóa buộc tái xuất theo Quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi hàng hóa đang được lưu giữ tổ chức giám sát hàng hóa cho đến khi thực xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam ngay tại cửa khẩu nhập.”

Ngoài ra, một số hãng tàu nêu câu hỏi, người vận chuyển yêu cầu tái xuất hoặc tiêu hủy hàng hóa, hãng tàu tìm mọi cách nhưng không thể liên lạc với người nhận hàng để lấy công văn từ chối nhận hàng. Trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Giải đáp vướng mắc này, Cục Hải quan TPHCM hướng dẫn, việc từ chối nhận hàng thực hiện theo quy định tại Điều 95, 96 Thông tư 38/2015/BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính. Nếu chủ hàng không thực hiện từ chối hàng, cơ quan Hải quan xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Điều 58- Luật Hải quan và Thông tư 203/2014/TT-BTC. Nếu người gửi hàng đề nghị xuất trả thì thực hiện theo quy định tại Khoản 4, Điều 48 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Nếu người gửi hàng đề nghị tiêu hủy thì thực hiện thủ tục tiêu hủy theo quy định và phải chịu chi phí tiêu hủy.

Giảm áp lực xử lý hàng tồn đọng

Theo Cục Hải quan TPHCM, hiện nay hàng tồn đọng được đơn vị phối hợp xử lý định kỳ. Đối với hàng quá 90 ngày nhập khẩu về cảng, cơ quan Hải quan sẽ thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng tìm chủ sở hữu. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo lần đầu, nếu chủ hàng hóa, người vận chuyển đến nhận hàng sẽ được giải quyết làm thủ tục hải quan và bị phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan và phải chịu các chi phí phát sinh do việc chậm nhận hàng. Quá thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông báo, nếu các tổ chức, cá nhân không đến làm thủ tục hải quan nhận hàng, cơ quan Hải quan sẽ xử lý hàng hóa tồn đọng theo quy định tại Thông tư 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính.

Theo Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Nguyễn Hữu Nghiệp, để xử lý hàng hóa tồn đọng các hãng tàu, đại lý hãng tàu lưu ý nghiên cứu và thực hiện theo quy định tại Nghị định 169/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định việc lưu giữ và thực hiện giám định, xác định giá trị hàng hóa để bán đấu giá hàng hóa bị lưu giữ do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam. “Trong nhiều năm qua, các hãng tàu ít quan tâm áp dụng Nghị định 169/2016/NĐ-CP nên việc xử lý hàng tồn đọng do các doanh nghiệp vận chuyển chưa hiệu quả, vừa tạo áp lực cho cơ quan quản lý, vừa gây khó cho các doanh nghiệp trong việc phải lưu container trong thời gian dài”- Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Nghiệp nhận định và cho rằng, nếu hãng tàu làm tốt theo quy định này, cơ quan Hải quan sẽ giảm áp lực về xử lý hàng hóa tồn đọng tại cảng biển.

顶: 9踩: 762