当前位置:首页 > Cúp C2 > 【kết quả wolfsburg】Quy chế tuyển sinh năm 2011 và những điểm mới cần quan tâm

【kết quả wolfsburg】Quy chế tuyển sinh năm 2011 và những điểm mới cần quan tâm

2025-01-10 00:32:22 [Cúp C1] 来源:Empire777

LTS:Ngày 28-2-2011,ếtuyểnsinhnămvagravenhữngđiểmmớicầkết quả wolfsburg Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT) vừa ban hành Thông tư số 11/2011/TT-BGD-ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 03/2010/TT-BGDĐT ngày 11 tháng 2 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT. Theo nội dung của thông tư này, kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng có nhiều quy định mới. Nhằm giúp cho đông đảo thí sinh và các bậc phụ huynh trong và ngoài tỉnh nắm bắt những nội dung cần thiết, dưới đây chúng tôi xin tóm tắt và giới thiệu cùng bạn đọc về những điểm trong thông tư này.

* Lịch thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011

Theo thông báo chính thức của Bộ GD-ĐT, thời gian tuyển sinh * đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) năm 2011 sẽ được thực hiện trong 3 đợt. Cụ thể như sau: Đợt I: Ngày 4-7 và 5-7-2011 thi đại học khối A và V. Thí sinh thi khối V, sau khi dự thi môn Toán, Lý, thi tiếp năng khiếu Vẽ đến ngày 8-7-2011. Đợt II: Ngày 9-7 và 10-7-2011 thi đại học khối B, C, D và các khối năng khiếu. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa (Khối H, N thi Văn theo đề thi khối C; Khối M thi Văn, Toán theo đề thi khối D; Khối T thi Sinh, Toán theo đề thi khối B; Khối R thi Văn, Sử theo đề thi khối C), thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 14-7-2011. Đợt III: Ngày 15-7 và 16-7-2011 thi cao đẳng tất cả các khối thi. Thí sinh thi khối năng khiếu, sau khi dự thi các môn văn hóa, thi tiếp các môn năng khiếu đến ngày 20-7-2011.

Ảnh minh họa (Internet)


* Miễn thi đại học, cao đẳng cho thí sinh khuyết tật

Đây là một trong những sửa đổi mới nhất của Bộ GD-ĐT trong hoạt động tuyển sinh năm nay vừa được Bộ công bố, dựa trên đề xuất của nhiều trường đại học, cao đẳng. Theo đó, với thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày, hiệu trưởng các trường sẽ căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông, tình trạng sức khỏe họ và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học. Cũng theo Bộ GD-ĐT, việc tổ chức thi cho các em khuyết tật rất phức tạp vì phải bố trí một phòng thi riêng, đội ngũ giám thị phức tạp lên tới 4, 5 người. Với những thí sinh này, ý chí của các em đã rất đáng khâm phục. Vì vậy, việc có một chính sách ưu tiên sẽ động viên, khuyến khích các em vươn lên mạnh mẽ hơn trong cuộc sống, giúp các em có được nghề nghiệp trong tương lai là rất cần thiết.

* Người nước ngoài không phải thi tuyển ĐH, CĐ tại Việt Nam

Theo quy định tại thông tư nói trên, kể từ 14-4-2011 (ngày thông tư này có hiệu lực thi hành), thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, thì: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm trong học bạ), tình trạng sức khỏe, yêu cầu của ngành đào tạo, kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.

1. Bổ sung điểm d và điểm đ vào khoản 3, Điều 7 như sau:

“d) Thí sinh là người khuyết tật không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét quyết định cho vào học.

đ) Thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập trung học phổ thông của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường để xem xét quyết định cho vào học.”

* Siết chặt các hình thức kỷ luật

Theo quy chế mới quy định trong thông tư số 11/2011/TT-BGD-ĐT, Bộ GD-ĐT sẽ cảnh cáo hoặc có hình thức kỷ luật cao hơn đối với Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh và những người khác liên quan vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường; Thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định; Hạ điểm trúng tuyển các nguyện vọng trái quy định; Tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số. Theo Bộ GD-ĐT, những vi phạm này đang diễn ra phổ biến hiện nay (nhất là việc gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường dẫn đến tình trạng một thí sinh nhận được cả chục giấy mời học), vì vậy cần phải được xử lý nghiêm khắc. Cũng theo quy chế này, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học; không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.

Về trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi cũng được sửa đổi, theo đó, trước khi làm bài thi phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp và phải yêu cầu cả hai cán bộ coi thi ký và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.

* Quy định mới về thi trắc nghiệm

Quy chế mới cũng bổ sung nhiều quy định liên quan đến thi trắc nghiệm. Theo đó, ngoài trách nhiệm được quy định, cán bộ coi thi phải thực hiện các công việc: Nhận túi đề thi, phiếu trả lời trắc nghiệm (TLTN), hồ sơ thi liên quan mang về phòng thi; ký tên vào giấy nháp và phiếu TLTN. Phát phiếu TLTN và giấy nháp, hướng dẫn thí sinh điền vào các mục từ 1 đến 9 trên phiếu TLTN. Phát đề thi cho thí sinh sao cho 2 thí sinh ngồi cạnh nhau (theo cả hàng ngang và hàng dọc) không có cùng mã đề thi. Khi phát đề thi, yêu cầu thí sinh để đề thi dưới phiếu TLTN và không được xem đề thi. Khi thí sinh cuối cùng nhận được đề thi thì cho phép thí sinh lật đề thi lên và ghi, tô mã đề thi vào phiếu TLTN, ghi mã đề thi vào hai phiếu thu bài thi. Kiểm tra việc ghi và tô mã đề thi vào phiếu TLTN của thí sinh (so sánh mã đề thi đã ghi, tô trên phiếu TLTN và ghi trên phiếu thu bài thi với mã đề thi ghi trên tờ đề thi của thí sinh). Không cho thí sinh ra khỏi phòng thi và không thu phiếu TLTN trước khi hết giờ làm bài.

Ngoài ra, xử lý kết quả chấm và làm biên bản chấm thi môn trắc nghiệm và việc phúc khảo bài thi trắc nghiệm cũng được bổ sung. Đáng chú ý, thí sinh được đề nghị phúc khảo bài thi trắc nghiệm của mình sau khi làm các thủ tục theo quy chế. Tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm (nằm trong Ban phúc khảo) có thành phần tương tự như tổ xử lý bài trắc nghiệm. Điểm chấm lại của tổ phúc khảo bài thi trắc nghiệm là điểm thi chính thức của thí sinh trong kỳ thi.

* Chậm nhất 20-8 phải công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1

Chậm nhất là ngày 20-8-2011, các trường công bố điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1). Với đợt 2 (NV2), các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT từ ngày 25-8-2011 đến 17.00 giờ ngày 15-9-2011. Đợt 3, từ ngày 20-9-2011 đến 17.00 giờ ngày 10-10-2011. Điểm sàn ĐH, CĐ cho các khối thi A, B, C, D (điểm sàn là điểm không nhân hệ số) sẽ được Bộ GD-ĐT xác định và công bố trước ngày 10-8-2011.Mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ ĐKXT đợt 2 không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 1. Mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ ĐKXT đợt 3 không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt 2. Nguyên tắc xét tuyển là lấy từ điểm cao trở xuống cho đủ chỉ tiêu. Chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các nhóm đối tượng là 1,0 điểm và giữa các khu vực là 0,5 điểm.

Những thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT, có kết quả thi từ điểm sàn đại học (hoặc cao đẳng) trở lên, nếu không trúng tuyển đợt 1, thì nộp hồ sơ ĐKXT (đợt 2 hoặc đợt 3) qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường vào ngành cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của một trường đại học (hoặc cao đẳng) còn chỉ tiêu xét tuyển. Thí sinh dự thi ĐH theo đề thi chung chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn ĐH trở lên; vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH hoặc trường cao đẳng thuộc các đại học) khi có tổng điểm 3 môn thi từ điểm sàn CĐ trở lên (không có môn nào bị điểm 0). Thí sinh dự thi cao đẳng theo đề thi chung, chỉ được tham gia xét tuyển vào các trường CĐ (hoặc hệ CĐ của trường ĐH; trường CĐ thuộc các ĐH) khi có tổng điểm 3 môn thi từ mức điểm tối thiểu theo quy định trở lên (không có môn nào bị điểm 0).

* Thí sinh được rút lại hồ sơ đăng ký xét tuyển

Việc đăng ký xét tuyển (ĐKXT) có một số thay đổi: những thí sinh (TS) dự thi ĐH có kết quả thi từ điểm sàn ĐH (hoặc CĐ) trở lên, nếu không trúng tuyển đợt 1 thì nộp hồ sơ ĐKXT đợt 2 hoặc đợt 3 qua đường bưu điện chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường vào ngành cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của một trường ĐH (hoặc CĐ) còn chỉ tiêu xét tuyển. Thời gian xét tuyển của đợt 2 và đợt 3 được kéo dài thêm 5 ngày so với những năm trước. Năm 2011, Bộ yêu cầu trong thời hạn quy định, hằng ngày các trường nhận hồ sơ ĐKXT của TS và công bố công khai thông tin về hồ sơ ĐKXT nguyện vọng 2 và 3 của TS trên trang web của trường. Đặc biệt, năm nay Bộ cho phép sau khi nộp hồ sơ ĐKXT vào trường, nếu có nguyện vọng thì được rút hồ sơ để nộp vào trường khác.

Bộ GD-ĐT chính thức yêu cầu các trường phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho TS có nguyện vọng học NV1 tại các trường không tổ chức thi được dự thi (thi nhờ). TS có hộ khẩu thường trú tại tỉnh (thành phố) được chỉ định dự thi tại cụm thi TP Vinh, Quy Nhơn hoặc Cần Thơ nhưng tốt nghiệp THPT tại các tỉnh (thành phố) khác, TS tự do không bắt buộc phải dự thi tại cụm thi được chỉ định theo hộ khẩu thường trú.

NV

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读