Áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão,ỉđạoQuốcgiaphòngchốngthiêntaikiểmtracôngtácứngphóápthấpnhiệtđớitạiĐàNẵbóng đá kết quả vô địch quốc gia đức Đà Nẵng tiếp tục cho học sinh nghỉ học ngày 18/10 Đà Nẵng: Mưa lớn, làng rau chìm trong nước, giá rau xanh tăng |
Chiều 17/10, đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp – Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai dẫn đầu đã đến kiểm tra công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới và mưa lũ tại TP. Đà Nẵng.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp kiểm tra công tác ứng phó với áp thấp nhiệt đới tại Cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang |
Tại Cảng cá và Âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà), ông Hồ Sỹ Hậu – Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng TP. Đà Nẵng cho biết, âu thuyền Thọ Quang hiện có khoảng 1.000 tàu đang neo đậu tránh trú mưa lớn, trong đó, tàu ngoại tỉnh chiếm 1/3. Hiện thời tiết chưa đến mức nguy hiểm nên số tàu vào tránh trú chưa nhiều.
Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị, Thành phố Đà Nẵng theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, sớm và kịp thời có giải pháp để phòng tránh thiệt hại, đảm bảo an toàn cho ngư dân. Trong thời tiết xấu, cần nhanh chóng đưa ra lệnh cấm biển, khuyến cáo người dân tránh đi vào vùng biển nguy hiểm.
Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tăng cường kêu gọi tàu thuyền vào bờ hoặc thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm; duy trì liên lạc với các tàu thuyền trên biển, kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền, không được chủ quan với áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên thành bão ở gần bờ.
Liên quan đến tình hình ngập úng tại thành phố, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng chống thiên tai đề nghị TP. Đà Nẵng đưa ra được những giải pháp căn cơ, lâu dài, hiệu quả để phòng, chống ngập úng, đảm bảo an toàn cho người dân; không để năm nào người dân cũng phải chạy lụt.
Mưa lớn trong đêm 16/10 và ngày 17/10 khiến nhiều điểm trên địa bàn TP. Đà Nẵng lại ngập cục bộ |
Theo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự Thành phố Đà Nẵng, từ ngày 16/10 – nay, thành phố có mưa vừa, mưa to, có nơi rất to. Tổng lượng mưa từ 13h ngày 16/10 đến 13h ngày 17/10 phổ biến 100-200mm.
Về thiệt hại, sau đợt mưa từ ngày 13 – 15/10, chiều tối 15/10, hơn 6.800 người dân đi sơ tán đều đã về nhà. Tuy nhiên, đến tối ngày 16/10, trên địa bàn tiếp tục mưa lớn, khiến một số nơi ngập úng trở lại. Tại đường Mẹ Suốt (phường Hòa Khánh Nam) – nơi trũng thấp và thường xuyên ngập sâu nhất TP. Đà Nẵng, trong ngày 17/10, phường Hòa Khánh Nam (quận Liên Chiểu) đã phải sơ tán 1.025 người (1.000 người sơ tán tại chỗ, 25 người sơ tán tập trung) đến nơi an toàn.
Đến chiều 17/10, trên địa bàn thành phố còn 2 điểm lớn bị ngập. Gồm 1 điểm tại phường Hòa Khánh Nam (đường mẹ Suốt, các tổ 27,36,37,42,46 ngập từ 0,5 – 1 m); 1 điểm ngập tại phường Hòa Thọ Đông (tại kiệt 38 Nguyễn Nhàn, dự án Đông Nam nút giao thông Hòa Cầm; đường Thăng Long đoạn dưới gầm Cầu Đỏ, quận Cẩm Lệ).
Dự báo, từ tối 17/10 đến hết ngày 18/10, trên địa bàn thành phố tiếp tục có mưa vừa đến mưa to, có nơi mưa rất to và dông. Tổng lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm.
Sau mưa lớn, thành phố Đà Nẵng đang có nguy cơ đối mặt với một đợt lũ do mực nước các sông Vu Gia, sông Cẩm Lệ đang lên.
Liên quan đến áp thấp nhiệt đới trên biển Đông, hồi 13 giờ ngày 17/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 110,6 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 160km về phía Tây Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ khoảng 5km/h.