当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【2 of cups ngược】Nông thôn Long Mỹ đổi thay

Từ một địa phương gặp không ít khó khăn trong sản xuất nông nghiệp do thường chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn hàng năm và đất đai bị nhiễm phèn. Tuy nhiên,ỹđổ2 of cups ngược tranh thủ mọi nguồn lực, ngành chức năng huyện Long Mỹ đã thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm để góp phần làm đổi thay về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.  

Nhiều vùng đất phèn mặn, đất ven lang bãi bồi của huyện Long Mỹ đang được thay thế bằng những vùng lúa oằn bông. 

Chú trọng công tác tuyên truyền

Từ khi mới bắt tay vào thực hiện chương trình xây dựng NTM (cuối năm 2010), Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Long Mỹ xác định đây là chương trình mới, nguồn lực đầu tư lớn nếu muốn thành công thì cần phải có sự chung tay góp sức của người dân. Tuy nhiên, để người dân hiểu hết được mục đích, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM muốn hướng đến thì không có giải pháp trọng tâm nào khác là đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức. Ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết: Thời gian qua, huyện tập trung triển khai các kế hoạch, chương trình xây dựng NTM với nhiều hình thức. Trong đó, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân luôn được địa phương quan tâm. Bởi, công tác vận động, tuyên truyền là cách làm tốt nhất để tạo sự đồng thuận trong xây dựng NTM. Nếu một vài lần người dân chưa nhận thức được ý nghĩa và trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, nhưng vận động nhiều lần, giải thích rõ tường tận, nhất là về những vấn đề bà con còn vướng mắc thì chắc chắn sẽ thành công. Muốn làm được điều đó thì trước mắt tập trung đến cuộc sống của người dân, dân ấm no thì mình vận động xây dựng hạ tầng, giao thông sẽ dễ dàng hơn.

Từ nhận thức trên, huyện Long Mỹ đã chỉ đạo các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền về xây dựng NTM qua nhiều hình thức như: tổ chức tuyên truyền lồng ghép qua các buổi họp chi bộ, họp dân; tuyên truyền bằng nhiều pano, áp phích trên các tuyến đường nông thôn hay những điểm công cộng và trường học; cũng như đến từng nhà để nói rõ về 16 nội dung, phần việc mà người dân cần phải làm trong xây dựng NTM. Qua những cách làm trên đã góp phần tuyên truyền sâu rộng từ trong nội bộ Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện, xã, ấp đến quần chúng nhân dân; từ đó giúp cán bộ, đảng viên và người dân nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm trong công cuộc xây dựng xã NTM. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng NTM huyện Long Mỹ, chỉ tính riêng từ đầu năm 2020 đến nay, địa phương đã tổ chức được 8 cuộc tuyên truyền, với 245 lượt người dân tham dự; đồng thời thực hiện tuyên truyền trực quan bằng việc cắm 2 pano và trên các đài truyền thanh từ huyện đến xã cũng thường xuyên phát nhiều tin, bài về xây dựng NTM.

Bà Nguyễn Thị Út, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Đông, huyện Long Mỹ, thông tin: “Cán bộ ở xã, ấp triển khai công tác xây dựng NTM rất linh động bằng việc tuyên truyền đa dạng, dưới mọi hình thức về nội dung xây dựng NTM cho bà con được nắm và hiểu rõ. Đặc biệt, nếu hoàn cảnh gia đình nào khó khăn trong sản xuất thì cán bộ ấp lập danh sách để xã xem xét hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội nhằm phát triển sản xuất. Nhờ đó, nhiều hoàn cảnh được thoát nghèo và có đóng góp tích cực cho công tác xây dựng NTM ở địa phương”.

Về Long Mỹ hôm nay sẽ không còn nhìn thấy những con đường lầy lội mà thay vào đó là những con đường bê tông rộng rãi, khang trang nên xe luôn tấp nập ngược xuôi. Hai bên đường người dân trồng nhiều loại hoa làm hàng rào được cắt tỉa bằng phẳng trông rất đẹp mắt, tạo cảnh quan thông thoáng. Hầu như gia đình nào cũng có xây dựng hố rác riêng, không còn hình ảnh người dân thiếu ý thức vứt xuống sông, kênh, rạch như trước. Long Mỹ hôm nay đã có bước tiến dài về xây dựng NTM.

Ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND huyện Long Mỹ, cho biết thêm: Xác định việc xây dựng cơ sở hạ tầng là yếu tố then chốt, là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, do đó huyện tập trung thực hiện để sớm hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM trên địa bàn. Ngoài nguồn vốn được trên hỗ trợ thì địa phương còn đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là việc vận động người dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, ngày công lao động để nhiều công trình cầu, lộ nông thôn, nhà văn hóa ấp, trường học được đầu tư thuận tiện và hoàn thành đúng kế hoạch, qua đây tạo ra bộ mặt mới cho các vùng nông thôn Long Mỹ hôm nay.

Đến nay, huyện Long Mỹ có 4/7 xã đạt các tiêu chí về giao thông, thủy lợi trong xây dựng NTM. Có thể thấy, khi các công trình thủy lợi và hệ thống kênh mương phục vụ sản xuất được đầu tư nâng cấp, cải tạo đã góp phần ngăn mặn hiệu quả và đảm bảo cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân được thuận lợi. Mặt khác, 100% xã trên địa bàn huyện được phủ lưới cấp điện từ nguồn điện quốc gia, các tuyến điện trung thế 3 pha được đầu tư đến trung tâm các xã và các trục lộ giao thông quan trọng. Hiện cơ sở vật chất dạy và học tiếp tục được đầu tư, nâng cấp sửa chữa kịp thời đáp ứng nhu cầu thực tế; chất lượng giảng dạy được nâng lên. Đến thời điểm hiện tại, toàn huyện có 28/41 trường học được công nhận đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 68,29%.

Phấn khởi trước quê hương đổi mới, ông Nguyễn Văn Năm (56 tuổi), ngụ xã Thuận Hòa, bộc bạch: “Nhờ xây dựng NTM mà đời sống của người dân địa phương được phát triển rất rõ nét. Hiện tại, hầu như nhà nào cũng trang bị phương tiện xe gắn máy để đi lại và giao thương hàng hóa. Ngày xưa muốn mua bán gì là phải đợi đò để đi ra chợ rất mất thời gian. Bây giờ, khi hệ thống hạ tầng thương mại nông thôn từng bước được đầu tư đồng bộ nên đã phục vụ ngày càng tốt nhu cầu trao đổi, giao thương hàng hóa trên địa bàn nông thôn. Tôi rất vui mừng vì quê hương mình đã thay đổi”.

Giao thông nông thôn và cảnh quan môi trường tại các vùng quê huyện Long Mỹ hôm nay trở nên khang trang, sạch đẹp.

Chăm lo đời sống người dân

Với quyết tâm đưa đời sống người dân ngày càng phát triển nhằm đạt mục tiêu cốt lõi của chương trình xây dựng NTM muốn hướng đến, thời gian qua, ngành chức năng huyện Long Mỹ đã đẩy mạnh thực hiện nhiều chương trình, đề án và chính sách hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất. Riêng ngành nông nghiệp huyện, tranh thủ nguồn kinh phí sự nghiệp nông nghiệp được phân bổ hàng năm, đơn vị tiến hành hỗ trợ cây, con giống cho người dân thực hiện một số mô hình phát triển sản xuất như: mô hình trồng bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, khóm, ổi, nuôi cá đồng, tưới nước tiết kiệm... Nhờ sự hỗ trợ trên, nhiều vùng đất bị nhiễm phèn mặn, vườn tạp, đất ven lang bãi bồi ngày nào giờ được thay thế bằng những vườn bưởi da xanh ruột hồng, vườn mãng cầu xiêm… và bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Vừa bán xong hơn 500kg bưởi da xanh ruột hồng cho thương lái, ông Trần Thanh Bình, ở ấp 7, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, thông tin: “Trước đây, 7 công đất của gia đình là vườn tạp nên nguồn thu nhập hàng năm rất bấp bênh. Sau khi được chính quyền địa phương vận động nên tôi chuyển sang trồng bưởi da xanh ruột hồng được gần 4 năm nay. Nhờ áp dụng kỹ thuật cho trái rải vụ nên tháng nào tôi cũng có bưởi để bán, với số lượng từ 500-700kg, giá bán dao động từ 30.000-60.000 đồng/kg (tùy theo thời điểm). Như vậy, bình quân mỗi tháng gia đình có nguồn thu nhập hơn 3 triệu đồng. Từ khi bưởi bắt đầu cho thu hoạch, cuộc sống gia đình tôi được ổn định hơn rất nhiều”.    

Một khi đời sống của người dân được ổn định thì công tác triển khai xây dựng NTM rất thuận lợi, người dân rất đồng lòng và cùng chung tay với chính quyền địa phương thực hiện được nhiều phần việc. Điều đáng mừng là đến thời điểm hiện tại, huyện Long Mỹ đã có 4/7 xã đạt tiêu chí về thu nhập và hộ nghèo. “Muốn dân đồng thuận và làm theo thì người cán bộ cần đi sâu, đi sát để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Dân là cái gốc, một khi gốc vững chắc thì đó là tiền đề để phát triển một địa phương vững mạnh”, ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, nêu quan điểm.

Song song đó, công tác giảm nghèo và an sinh xã hội cũng được các cấp, các ngành của huyện Long Mỹ đặc biệt quan tâm. Bà Nguyễn Hồng Tiên, ở xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, tâm tình: “Trước đây tôi là hộ nghèo của xã, nhưng từ khi được địa phương quan tâm hỗ trợ vay vốn chính sách để phát triển kinh tế thì nay tôi đã thoát nghèo. Hiện tôi đã trả được số tiền đã vay và còn có dư để tiếp tục phát triển sản xuất nhằm lo cái ăn, cái mặt cho gia đình. Tôi thật sự biết ơn các cấp lãnh đạo của huyện Long Mỹ luôn quan tâm, chăm lo đến đời sống của người nghèo”.

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân cũng luôn được huyện Long Mỹ chú trọng khi nhiều trạm y tế xã được đầu tư hoàn thiện hệ thống trang thiết bị phục vụ khám chữa bệnh cho người dân địa phương; đồng thời, các ngành các cấp còn tích cực vận động người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế. Đáng chú ý là mạng lưới nước sạch nông thôn trên địa bàn huyện Long Mỹ đến nay gần như đã phủ khắp. Điều kiện vệ sinh nông thôn từng bước được cải thiện, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Về cơ bản, huyện Long Mỹ đã giải quyết được tình trạng thiếu nước sinh hoạt ở nông thôn. Đến nay, tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh trên địa bàn huyện đạt 97,57%, trong đó tỷ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt 80,76%.

Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho hay: Trong thời gian tới, huyện Long Mỹ tiếp tục quan tâm quy hoạch xây dựng NTM trên địa bàn các xã, xây dựng đề án sản xuất, đề án cơ giới hóa, ưu tiên đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, hỗ trợ trực tiếp cho nông dân phát triển sản xuất, góp phần tăng thu nhập ở vùng khó khăn. Song song đó, địa phương tiếp tục thực hiện lồng ghép và sử dụng hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như: nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, việc làm và dạy nghề, giảm nghèo và phát triển bền vững, y tế, giáo dục, văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu… gắn với chương trình xây dựng NTM.

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

分享到: