【fabet.vt】Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ bỏ một số thủ tục gây khó cho DN

时间:2025-01-25 22:11:35 来源:Empire777

bo thong tin va truyen thong se bo mot so thu tuc gay kho cho dn

Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) kiểm tra hàng hóa XNK. Ảnh: Q. Hùng.

Xử lý mâu thuẫn về cấp phép NK và chứng nhận hợp quy

Một trong những vấn đề bất cập trong quản lý,ộThôngtinvàTruyềnthôngsẽbỏmộtsốthủtụcgâykhófabet.vt KTCN đối với hàng hóa XNK thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT là quy định cấp Giấy phép NK, Giấy chứng nhận hợp quy đối với thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện.

Theo Tổng cục Hải quan, căn cứ quy định tại Thông tư số 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011 và Thông tư số 18/2014/TT-BTTTT ngày 26/11/2014 của Bộ TT&TT, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện NK phải có Giấy phép NK. Và để được cấp Giấy phép NK thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện, DN phải có Giấy chứng nhận hợp quy được cấp theo quy định tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT ngày 31/10/2011. Như vậy, thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện NK vừa phải chứng nhận hợp quy vừa phải cấp Giấy phép NK.

Căn cứ Điều 3 Thông tư 30/2011/TT-BTTTT, việc chứng nhận hợp quy thực hiện trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, Thông tư 18/2014/TT-BTTTT quy định việc cấp Giấy phép phải có Giấy chứng nhận hợp quy, điều này có nghĩa là Giấy chứng nhận hợp quy phải có trước khi NK. Như vậy, thời điểm chứng nhận hợp quy tại Thông tư 30/2011/TT-BTTTT mâu thuẫn với quy định tại Thông tư 18/2014/TT-BTTTT.

Chính vì những bất cập của chính sách, để thực hiện việc NK, DN phải mở tờ khai tạm nhập – tái xuất hàng hóa để xin chứng nhận hợp quy và xin Giấy phép NK, sau đó mới làm thủ tục NK. Theo phản ánh của DN, việc cấp giấy phép như trên làm phát sinh chi phí vận chuyển, lưu kho, kéo dài thời gian thông quan hàng hóa do DN phải vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu về địa điểm do Cục Viễn thông chỉ định để thực hiện việc đo kiểm, chứng nhận hợp quy và chờ cấp Giấy phép NK; sau đó lại vận chuyển về cửa khẩu để giải quyết thủ tục hải quan.

Bên cạnh đó, một trong những bất cập trong quản lý, KTCN của Bộ TT&TT là các quy định liên quan đến hoạt động in. Tại Điều 11 Nghị định 60/2014/NĐ-CP quy định các điều kiện hoạt động của cơ sở in, trong đó có điều kiện là người đứng đầu cơ sở in phải “có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ TT&TT cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in”. Quy định này không phù hợp thực tế, gây khó khăn cho các ngành sản xuất dệt may, vật liệu xây dựng… Tổng cục Hải quan cho rằng cần sửa đổi quy định trên theo hướng điều kiện này không áp dụng cho trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá NK thiết bị in để in trang trí trên bề mặt sản phẩm.

Bộ TT&TT khẳng định sẽ sửa

Tại cuộc làm việc của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ với Bộ TT&TT, nhiều nội dung cải cách công tác KTCN của bộ này đã được nêu ra. Trong đó, đáng chú ý nhất là các giải pháp để sửa quy định về giấy phép NK đối với thiết bị phát, thu-phát sóng vô tuyến điện. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, đây là nhiệm vụ Bộ TT&TT chậm tiến độ, tuy nhiên với hướng xử lý của bộ này trong thời gian tới sẽ tháo gỡ vướng mắc cho DN.

Lãnh đạo Bộ TT&TT khẳng định đang tích cực triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể như bãi bỏ quy định cấp giấy phép NK đối với thiết bị phát, thu - phát sóng vô tuyến điện, thay vào đó sẽ áp dụng hậu kiểm, hay nói cách khác là không thực hiện tiền kiểm chất lượng sản phẩm hàng hóa khi NK.

Bộ cũng đang dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 60/2014/NĐ-CP về hoạt động in, bám sát yêu cầu của Chính phủ, như bãi bỏ 9 quy định về hoạt động hợp tác chế bản, in và gia công sau in, quy định về cấp giấy phép NK với máy móc gia công sau in... Đồng thời, Bộ cũng đề nghị bãi bỏ thêm 6 nội dung như quy định đối tượng được NK thiết bị in, về đối tượng sử dụng máy photocopy… để bảo đảm quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân.

Ngoài sửa các nội dung về KTCN trong phạm vi quản lý, Bộ TT&TT cũng kiến nghị với Tổ công tác của Thủ tướng nhiều nội dung liên quan đến chồng chéo trong quản lý với Bộ Công Thương. Theo Bộ TT&TT, Nghị định số 187/2013/NĐ-CP và Nghị định số 71/2007/NĐ-CP ngày 3/5/2007 chưa thống nhất về quản lý nhà nước đối với mặt hàng điện tử gia dụng dẫn đến các Thông tư hướng dẫn của Bộ TT&TT và Bộ Công Thương có sự chồng lấn do mục tiêu quản lý nhà nước của hai Bộ khác nhau. Do có nhiều đầu mối cơ quan nhà nước quản lý trong cùng một lĩnh vực điện tử đã hạn chế hiệu quả công tác quản lý nhà nước, gây ra sự lúng túng cho tổ chức, cá nhân khi thực hiện hoạt động XK, NK sản phẩm điện tử. Do đó, Bộ TT&TT đề nghị Tổ công tác nghiên cứu và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

Bên cạnh đó, Bộ TT&TT cho rằng, việc chồng chéo trong quản lý nhà nước một số mặt hàng điện tử giữa bộ này và Bộ Công Thương, đặc biệt là sản phẩm điện tử chuyên ngành lĩnh vực thông tin và truyền thông như điện thoại đã gây khó khăn cho DN trong quá trình hoạt động, sản xuất kinh doanh; hạn chế hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với ngành công nghiệp điện tử và ảnh hưởng đến môi trường đầu tư. Vướng mắc này đã tồn tại ở Nghị định số 187/2013/NĐ-CP khi không phân định rõ ràng Danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của các bộ. Do đó, Bộ TT&TT đề nghị Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo để giải quyết vướng mắc, bất cập này trong văn bản hướng dẫn triển khai, thi hành Luật Quản lý ngoại thương. Theo đó, dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Quản lý ngoại thương cần phân định rõ ràng, cụ thể các danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của từng bộ ngành, tránh sự chồng chéo gây khó khăn vướng mắc trong quá trình thực thi.

Về công nhận, thừa nhận kết quả KTCN về chất lượng, an toàn thuộc lĩnh vực thông tin và truyền thông, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư số 42/2014/TT-BTTTT ngày 30/12/2014 về việc thừa nhận phòng thử nghiệm theo các thoả thuận thừa nhận lẫn nhau về đánh giá phù hợp đối với sản phẩm, hàng hóa lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin, trong đó quy định phạm vi thừa nhận và thừa nhận kết quả đo kiểm các sản phẩm, hàng hóa lĩnh vực viễn thông và công nghệ thông tin. Đến nay, Bộ đã công nhận được 84 phòng thử nghiệm, trong đó Hoa Kỳ được công nhận 52 phòng thử nghiệm, Hàn Quốc là 28, Canada là 2 và Singapore 2.

推荐内容