【bdkq anha】Éo le chuyện giao con

Thời gian qua,bdkq anha số vụ việc ly hôn có xu hướng gia tăng mà nguyên nhân chính là do mâu thuẫn gia đình không thể dung hòa. Nhưng đằng sau chuyện gia đình tan vỡ là những nỗi đau và bao hệ lụy dành cho con trẻ, đặc biệt là nhiều câu chuyện éo le về quyền nuôi con.

Tòa xét xử một vụ án hôn nhân - gia đình.

Giao con cho cha hay mẹ ?

Chia sẻ với phóng viên Báo Hậu Giang, vừa qua anh Nguyễn Văn H., ngụ xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, bày tỏ buồn bã về câu chuyện của gia đình mình. Anh H. cho biết, năm 2020, sau nhiều năm chung sống, anh và vợ là chị T. do mâu thuẫn không thể hàn gắn nên cả hai quyết định ly hôn.

Khi ra tòa, vợ chồng anh thuận tình ly hôn và chị T. đồng ý giao hai con là bé V. (13 tuổi) và bé D. (4 tuổi) cho anh nuôi dưỡng. Tòa án nhân dân huyện Vị Thủy đã công nhận và ra quyết định về việc thuận tình ly hôn giữa anh H. và chị T.         

Bẵng đi một thời gian, chị T. rời quê lên Bình Dương làm việc, đến tháng 5-2022, chị T. cùng một người đàn ông đến nhà anh H. đề nghị gặp cháu D. để dẫn về bên ngoại chơi ít hôm. Vì tin tưởng, gia đình anh H. đồng ý, tuy nhiên, sau đó chị T. cho biết, sẽ giữ cháu D. ở lại và không giao cháu cho anh H. tiếp tục nuôi dưỡng.

Bức xúc trước việc làm của chị T., anh H. nhờ các cơ quan chức năng can thiệp, tuy nhiên, nhiều cơ quan cũng lắc đầu bởi sự việc khá éo le.

“Bản thân tôi nuôi cháu D. từ lúc mới lọt lòng, giờ đây con bé chuẩn bị vào lớp 1 thì xảy ra sự việc như trên, gia đình cũng không biết phải giải quyết ra sao”, anh H. bày tỏ.

Trước đó, một trường hợp tương tự cũng xảy ra tại xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, chị L. và chồng là anh Trần Văn Đ. kết hôn vào năm 2017. Trong quá trình hôn nhân, hai anh chị có một con chung là cháu Trần T.V. Tuy nhiên đến năm 2019, cuộc sống vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn trầm trọng nên chị L. bỏ về nhà cha mẹ đẻ và yêu cầu ly hôn.

Tháng 6-2020, Tòa án nhân dân huyện Vị Thủy xét xử tranh chấp ly hôn, xét thấy chị L. và anh Đ. mâu thuẫn hôn nhân không thể hàn gắn, đồng thời, giữa hai người có một con chung là cháu V. (sinh năm 2018) còn nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên Hội đồng xét xử chấp nhận việc ly hôn và giao cháu V. cho chị L. chăm sóc.

Thế nhưng anh Đ. và gia đình kiên quyết không chấp nhận phán quyết của tòa; khi chị L. đến nhận con thì phía gia đình anh Đ. đưa cháu V. rời khỏi địa phương. Vì vậy, chị L. đã làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự huyện Vị Thủy giúp chị được quyền nuôi con sau khi ly hôn theo quyết định của tòa.

Mặc dù vậy, khi chấp hành viên đến nhà giải thích cho anh Đ. là nếu anh muốn nuôi con thì sau này có thể làm đơn yêu cầu tòa thay đổi quyền nuôi con. Việc cố ý bắt con, tách cháu V. ra khỏi mẹ là phạm luật. Nhưng anh Đ. kiên quyết từ chối với lý do: “Tôi là cha, con tôi tôi có quyền nuôi”.

Luật cho phép, nhưng khó lòng cưỡng chế

Điều 120, Luật Thi hành án dân sự năm 2008 về cưỡng chế giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, đã quy định: Chấp hành viên ra quyết định buộc giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định. Trước khi cưỡng chế giao người chưa thành niên, thì cần phối hợp với chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội tại địa phương, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án.

Trường hợp người phải thi hành án hoặc người đang trông giữ người chưa thành niên không giao người chưa thành niên cho người được giao nuôi dưỡng thì chấp hành viên ra quyết định phạt tiền, ấn định thời hạn phải tiến hành giao con. Hết thời hạn đã ấn định mà người đó không thực hiện thì có thể tiến hành cưỡng chế buộc giao người chưa thành niên hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự về tội không chấp hành án.

Với quy định trên, rõ ràng nếu như anh Đ., chị T. không tự nguyện thì cơ quan thi hành án có quyền cưỡng chế để giao con cho người được thi hành án. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành các bản án ly hôn luôn là khó khăn đối với công tác thi hành án. Bởi việc cưỡng chế giao một đứa trẻ, không phải là vật vô tri vô giác, nhất là khi chúng đã chịu nhiều thiệt thòi khi cha mẹ ly hôn.

Theo chia sẻ của một chấp hành viên Chi cục THADS huyện Vị Thủy, cơ quan thi hành án vẫn sẽ ưu tiên giải pháp động viên các đương sự theo hướng phải biết đặt lợi ích của con mình lên trên hết, tránh va chạm với nhau làm căng thẳng thêm tình hình, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý của các em… Bởi suy cho cùng, người thiệt thòi nhất trong vụ việc này chính là những đứa trẻ.

Còn theo ông Nguyễn Hoàng Mạnh, Phó Chủ tịch Hội Luật gia tỉnh, trên thực tế, về mặt pháp lý, nếu sau khi vận động, thuyết phục mà các bên vẫn không chịu giao đứa trẻ theo quy định thì cơ quan thi hành án có thể xử phạt vi phạm hành chính hoặc cao hơn là đề nghị xử lý hình sự về tội không chấp hành án, tuy vậy, xét về tình thì rất khó cho cơ quan thi hành án tiến hành xử lý những trường hợp này.

Tuy nhiên, cũng theo ông Mạnh, phương án khả dĩ nhất là nếu người trực tiếp được giao con không đảm bảo được cuộc sống tốt về vật chất và tinh thần cho đứa trẻ, thì người không được giao quyền nuôi con có thể yêu cầu tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, từ đó, không gây khó cho cơ quan chức năng và tránh được vi phạm pháp luật khi giữ đứa trẻ trái phép.

Bài, ảnh: B.B

Cúp C2
上一篇:Cảnh sát cơ động hành quân bộ tới khắc phục hậu quả trận lũ ống Lào Cai
下一篇:HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM