【ti so va ti le 2in1】Xuất khẩu gỗ vào EU: Phải chứng minh tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu
作者:Cúp C1 来源:Cúp C1 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 21:54:22 评论数:
Nguyên liệu đầu vào không đáp ứng tính hợp pháp
Phát biểu tại Hội thảo Thương mại gỗ và sản phẩm gỗ Việt Nam – Châu Âu (EU),ấtkhẩugỗvàoEUPhảichứngminhtínhhợpphápcủagỗnguyênliệti so va ti le 2in1 do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Tổ chức Vifores tổ chức mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, các rủi ro liên quan đến nguồn nguyên liệu này hình thành khi nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào được sử dụng trong các sản phẩm xuất khẩu không đáp ứng được các yêu cầu về tính hợp pháp của gỗ trong khuôn khổ của Quy định Gỗ của EU (EUTR).
“Đến nay, vẫn còn khoảng 30% số hộ gia đình được nhận đất vẫn chưa được nhận giấy chứng nhận sử dụng đất. Nhiều công ty lâm nghiệp cũng ở tình trạng tương tự. Thiếu giấy chứng nhận sử dụng đất đồng nghĩa với việc thiếu cơ sở pháp lý chứng nhận tính hợp pháp của hộ và công ty đối với nguồn gỗ rừng trồng của mình. tình trạng tranh chấp đất rừng vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Ngoài ra, gỗ trồng trên đất tranh chấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu về tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu”, ông Quyền dẫn chứng.
Ông Tô Xuân Phúc, đại diện Tổ chức Forest Trends cũng cho rằng: "Tình trạng pháp lý đối với một số nguồn gỗ cao su không rõ ràng, bởi một số diện tích cao su trước đây được trồng trên diện tích đất rừng tự nhiên chuyển đổi. Cho đến nay, hiện chưa có thông tin chính xác về lượng gỗ cao su có nguồn gốc từ rừng chuyển đổi được sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm xuất khẩu”.
Còn theo ông Huỳnh Văn Hạnh, đại diện Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp.Hồ Chí Minh, điều đáng lưu ý là, “hiện vẫn tồn tại một số lượng các mặt hàng đồ gỗ (HS 94), đặc biệt là bàn và ghế, và một số sản phẩm gỗ (HS 44) khi xuất khẩu chưa được kê khai về chủng loại và nguồn gốc gỗ. Một số lượng nhỏ sản phẩm bàn và ghế vẫn sử dụng gỗ chò và gỗ dầu là gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên. Bên cạnh đó, mặc dù với lượng rất nhỏ, một số gỗ tròn và xẻ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên vẫn được xuất khẩu sang EU. Hiện chưa rõ đây là gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước hay từ nhập khẩu”, ông Hạnh quan ngại.
Ông Nguyễn Tôn Quyền nhấn mạnh, các rủi ro về nguồn gỗ nguyên liệu có liên quan trực tiếp đến sự sống còn của ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
Giảm thiểu rủi ro để hội nhập
Do EU là thị trường lớn thứ 4 của Việt Nam trong thương mại các mặt hàng đồ gỗ (HS 94) và sản phẩm gỗ (HS 44), và là đối tác lớn thứ 2 của Việt Nam về các mặt hàng gỗ, việc duy trì hình ảnh của ngành chế biến xuất khẩu là điều tối quan trọng cho Việt Nam.
Vì vậy, các đại biểu cho rằng, muốn duy trì hình ảnh của ngành chế biến xuất khẩu gỗ vào EU nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung, các doanh nghiệp (DN) phải có những thay đổi tích cực, trong đó trước tiên phải đảm báo tính hợp pháp của nguồn gỗ nguyên liệu.
Ông Quyền nhấn mạnh: “Giảm thiểu và loại bỏ rủi ro, trong đó bao gồm cả các rủi ro có liên quan đến nguồn gỗ nguyên liệu đầu vào là cơ chế hiệu quả nhằm biến hội nhập thành cơ hội cho DN”.
Để giảm thiểu và loại bỏ rủi về nguồn nguyên liệu gỗ, theo Trần Lê Huy, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ - Lâm sản Bình Định thì cần phải có sự cam kết mạnh mẽ không phải chỉ từ chính bản thân DN, mà còn đòi hỏi các hiệp hội gỗ có vai trò mạnh mẽ hơn trong việc nắm bắt thực trạng của DN, cung cấp thông tin cho DN dựa trên thực trạng của DN và thị trường. Trên cơ sở đó, đưa ra những kiến nghị cho các cơ quan quản lý cũng như các DN, nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình theo hướng phù hợp với các chính sách quốc gia và thị trường quốc tế.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cần nắm bắt sát thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của DN, về thị trường đầu ra sản phẩm bao gồm cả thị trường xuất khẩu, từ đó đưa ra các biện pháp và chính sách nhằm hỗ trợ tích cực các DN tham gia hội nhập./.
Phúc Nguyên