设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Năng suất lao động của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới? 正文

【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Năng suất lao động của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?

来源:Empire777 编辑:Cúp C2 时间:2025-01-25 19:08:33

nang suat lao dong cua viet nam dang o dau tren ban do the gioi

PGS.TS. Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) phát biểu tại Đối thoại chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam”.

Năng suất thấp

Tại buổi đối thoại chính sách "Tăng năng suất lao động cho Việt Nam” do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), với sự hỗ trợ của Viện Konrad – Adenauer Stiftung (KAS) tổ chức ngày 26/9 tại Hà Nội, một số chuyên gia đánh giá: Mặc dù duy trì được tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tương đối cao, năng suất lao động của Việt Nam vẫn ở mức thấp khi so sánh với năng suất lao động bình quân của các nhóm nước phân chia theo thu thập. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong năng suất lao động là nguyên nhân làm giảm sút tăng trưởng GDP của Việt Nam từ sau năm 2005 đến năm 2013.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR), năm 2017, năng suất lao động của Việt Nam gấp 2 lần năng suất trung bình của nhóm nước thu nhập thấp, bằng hơn 50% nhóm các nước thu nhập trung bình thấp và bằng 18,3% nhóm các nước trung bình cao. Năng suất lao động bình quân của Việt Nam tăng từ 38,64 triệu đồng/lao động năm 2006 lên mức 60,73 triệu đồng/lao động năm 2017.

Phát biểu tại buổi đối thoại, PGS. TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng suy giảm sớm trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta vẫn ở mức rất thấp.

Trong giai đoạn nghiên cứu (2008 – 2016), các ngành kinh tế vẫn duy trì năng suất lao động ở mức cao là khai khoáng, sản xuất và phân phối điện, khí, nước nóng; hoạt động tài chính ngân hàng và bảo hiểm; hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản và cung cấp nước.

Năng suất lao động của Việt Nam thấp nhất khi so sánh với các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, Thái Lan, Philippines, Malaysia và Campuchia, xếp liền sau Campuchia ở 3 ngành: Công nghiệp chế biến, chế tạo; xây dựng; vận tải, kho bãi, truyền thông...

Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có năng suất lao động cao hơn nhiều quốc gia trong ba nhóm ngành: Khai mỏ và khai khoáng; Tài chính; Bất động sản và dịch vụ văn phòng, dịch vụ cộng đồng, xã hội, cá nhân.

Cũng theo Viện trưởng VEPR, có dấu hiệu cho thấy tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam đã và đang chuyển dần từ phụ thuộc vào cường độ vốn sang năng suất các nhân tố tổng hợp bao gồm cả lao động và vốn. Trong giai đoạn 2008-2016, năng suất lao động đã tăng trưởng thêm 0,225 lần (22,5%). Đồng thời, hiệu ứng nội ngành và hiệu ứng dịch chuyển làm tăng năng suất lao động, trong khi hiệu ứng tương tác làm giảm tăng trưởng năng suất lao động.

Đáng chú ý, TS Lê Văn Hùng, Viện Kinh tế Việt Nam (VIE) phân tích, mặc dù khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) giữ vai trò quan trọng đóng góp vào tăng trưởng năng suất lao động của Việt Nam, nhưng phần lớn là do lao động dịch chuyển từ khu vực nội địa năng suất lao động thấp (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) sang khu vực FDI với năng suất lao động tuyệt đối cao hơn. Trong khi đó, đóng góp từ tăng trưởng năng suất lao động của chính khu vực FDI (đã trừ phần đóng góp dịch chuyển) chiếm tỷ lệ nhỏ hơn rất nhiều.

“Mức độ liên kết giữa khu vực FDI và khu vực nội địa hầu hết đều thấp ở tất cả các ngành, đặc biệt nhóm ngành công nghệ và kỹ năng cao. Điều đó cho thấy, khả năng tác động gián tiếp vào năng suất lao động của khu vực FDI thông qua công nghệ và kỹ năng lao động là rất thấp”, ông Hùng phân tích thêm.

Tập trung giải pháp vào ngành mũi nhọn

Đánh giá về tầm quan trọng của việc tăng năng suất lao động, ông Peter Girke, Trưởng Đại diện Viện KAS tại Việt Nam cho biết, nền kinh tế của Việt Nam đã phát triển một cách liên tục và đạt được những thành tựu lớn. Nhưng vấn đề năng suất lao động lại chưa có sự tăng trưởng tương xứng, so với nhiều quốc gia trong khu vực thì Việt Nam đang có vấn đề về năng suất lao động.

Cho ý kiến về việc làm thế nào để nâng cao năng suất lao động, theo PGS. TS Nguyễn Đức Thành, muốn phát triển nền kinh tế thì nhất thiết phải nâng cao năng suất lao động của những ngành kinh tế mũi nhọn có nhiều lợi thế để phát triển như nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Theo đó, cần có những cải cách thể chế, hành chính để tạo điều kiện cho năng suất lao động tăng.

Đồng thời, Việt Nam cần xây dựng phong trào tăng năng suất lao động giống như Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc đã từng thực hiện trong giai đoạn trước đây. Không chỉ coi năng suất là vấn đề trong doanh nghiệp mà khu vực các cơ quan nhà nước và người dân cần đổi mới tư duy, lối sinh hoạt theo hướng tích cực, từ đó năng suất làm việc sẽ được nâng lên.

Thực tế cho thấy, những nước thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…. có giai đoạn tăng trưởng rất nhanh thì việc tăng năng suất là vấn đề “lõi”. Các nước này có chương trình về thúc đẩy tốc độ phát triển năng suất và có giai đoạn năng suất lao động tăng rất mạnh.

热门文章

1.1547s , 7634.6640625 kb

Copyright © 2025 Powered by 【số liệu thống kê về union berlin gặp eintracht frankfurt】Năng suất lao động của Việt Nam đang ở đâu trên bản đồ thế giới?,Empire777  

sitemap

Top