当前位置:首页 > World Cup

【kqbd cup c3】Sẽ có trung tâm phá dỡ tàu biển tại miền Bắc và miền Trung

tàu cũ

Ảnh TL minh họa

Phá dỡ tàu gắn với tăng trưởng xanh

TheẽcótrungtâmphádỡtàubiểntạimiềnBắcvàmiềkqbd cup c3o Dự thảo quyết định Quy hoạch chi tiết cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Bộ Giao thông vận tải (GTVT), sẽ tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ và nguồn lao động sẵn có của các doanh nghiệp tại khu vực miền Bắc và miền Trung để phát triển lĩnh vực phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, từng bước đáp ứng nhu cầu thép phế liệu phục vụ ngành thép trong nước.

Đồng thời, vị trí, quy mô các cơ sở phá dỡ tàu được quy hoạch phải có quy mô công suất, cỡ tàu phù hợp với điều kiện tự nhiên, luồng lạch, giao thông kết nối đường biển, đường thủy, đường bộ với các nhà máy luyện thép, thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái sử dụng.

Bên cạnh đó, Dự thảo cũng đưa ra việc lựa chọn công nghệ phá dỡ tàu phải tiên tiến, phù hợp với cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh nghiệm của ngành công nghiệp tàu thủy trong nước để xây dựng lĩnh vực phá dỡ tàu với lộ trình phù hợp, gắn với tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thí điểm tại 4 cơ sở phá dỡ tàu thuận lợi nhất

Dự thảo cũng đưa ra lộ trình thực hiện. Trong đó, giai đoạn từ năm 2015 - 2017 sẽ nghiên cứu thực hiện thí điểm tại 4 cơ sở phá dỡ tàu có điều kiện thuận lợi nhất là Bến Rừng (trên cơ sở tận dụng năng lực các nhà máy đóng tàu Phà Rừng, Nam Triệu), An Hồng (trên cơ sở tận dụng năng lực nhà máy đóng tàu Bạch Đằng) và Phương Nam (trên cơ sở tận dụng năng lực Xí nghiệp cơ khí Quang Trung), Bến Thủy (trên cơ sở tận dụng năng lực nhà máy đóng tàu Bến Thủy) để đánh giá hiệu quả kinh tế và mức độ ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng.

Tiếp đó, giai đoạn từ năm 2018 – 2020 sẽ cho phép các doanh nghiệp phá dỡ tàu đầu tư mở rộng tại 4 cơ sở đã thực hiện trong giai đoạn năm 2015 đến năm 2017 dựa trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phá dỡ tàu biển và các cơ sở khác nằm trong quy hoạch với quy mô công suất phù hợp theo quy hoạch đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành về bảo vệ môi trường.

Đến năm 2020, các cơ sở phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng có khả năng phá dỡ được tất cả các loại tàu thông dụng có trọng tải đến 100.000 tấn với công nghệ phá dỡ tiên tiến, phù hợp với cơ sở hạ tầng, thiết bị, kinh nghiệm của ngành công nghiệp tàu thủy trong nước, đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam về yêu cầu bảo vệ môi trường.

Tổng năng lực phá dỡ toàn ngành đạt 1,5 triệu tấn/năm với lượng thép phế liệu thu hồi sau phá dỡ đạt 238.731 tấn/năm, đáp ứng 8% nhu cầu thép phế nhập khẩu phục vụ ngành thép trong nước.

Đến năm 2030 sẽ định hướng hình thành trung tâm phá dỡ tàu tập trung tại 2 khu vực: Miền Bắc tại Hải Phòng (Khu công nghiệp Bến Rừng, cụm công nghiệp Tân Trào, Quang Phục) và tại Nam Định (Khu công nghiệp Xuân Trường, khu công nghiệp Thịnh Long).

Còn miền Trung tại Dung Quất - Chu Lai với công nghệ tiên tiến (hiện đại, đồng bộ, khép kín, tiết kiệm năng lượng, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững) với công suất phá dỡ toàn ngành dự kiến đạt 3 triệu tấn/năm với lượng thép phế liệu thu hồi 472.719 tấn/năm, đáp ứng 15,8% nhu cầu lượng thép phế liệu nhập khẩu phục vụ ngành thép trong nước./.

Trí Dũng

分享到: