【werder bremen đấu với hoffenheim】Các địa phương gấp rút phân loại đối tượng, chuẩn bị chi trả hỗ trợ

作者:World Cup 来源:Cúp C1 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 06:13:38 评论数:

phát gạo

Người dân nghèo đang mong chờ gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Ảnh: TL

Cấp phát theo phương thức cuốn chiếu

Tại Thái Nguyên,ácđịaphươnggấprútphânloạiđốitượngchuẩnbịchitrảhỗtrợwerder bremen đấu với hoffenheim để kịp thời triển khai gói hỗ trợ của Chính phủ, Sở LĐ-TB&XH đã tiến hành thống kê và xây dựng phương án hỗ trợ cho các đối tượng chính sách người có công với cách mạng; hộ nghèo; hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội thuộc nhóm đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 chuẩn bị trợ cấp theo hướng dẫn của trung ương. Dự kiến 20.779 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, 14.355 hộ nghèo, 21.295 hộ cận nghèo và 33.921 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

Tại Quảng Ngãi, tỉnh này cũng đang gấp rút rà soát đối tượng với mong muốn đưa gói hỗ trợ sớm nhất tới đối tượng chịu ảnh hưởng. Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi đã yêu cầu doanh nghiệp, khu công nghiệp rà soát đối tượng. Theo thống kê, toàn tỉnh Quảng Ngãi có gần 28.000 hộ nghèo với hơn 80.000 khẩu và 26.000 hộ cận nghèo với khoảng 80.000 khẩu. Riêng đối tượng bảo trợ là 73.000 đối tượng; người có công là 44.000 người. Số liệu lao động có hợp đồng và lao động tự do chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 sẽ được báo cáo trong tuần này.

Tại Đà Nẵng, thành phố cùng đang tiến hành rà soát tất cả những đối tượng thuộc diện được nhận hỗ trợ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng do đại dịch Covid-19 với tinh thần không bỏ sót ai, tránh tình trạng trục lợi. Theo đó, đối với nhóm người có công, bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo, nếu ngày 15/4, Chính phủ ban hành quyết định hướng dẫn cụ thể thì chậm nhất là ngày 20/4 có thể triển khai hỗ trợ đến các đối tượng này.

Tại tỉnh Thừa Thiên-Huế, Chủ tịch UBND tỉnh vừa ban hành công văn về việc rà soát, giải quyết chi trả hỗ trợ đối với các đối tượng ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Tại công văn, Chủ tịch UBND Thừa Thiên –Huế yêu cầu việc rà soát, thống kê, lập danh sách đối tượng hỗ trợ phải tiến hành gấp rút, cấp phát theo phương thức cuốn chiếu. Theo đó, UBND cấp xã chịu trách nhiệm ra quyết định phê duyệt danh của địa phương mình, UBND cấp huyện chịu trách nhiệm ra quyết định phê duyệt danh sách của địa phương mình, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh chịu trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh báo cáo Chính phủ việc hỗ trợ.

Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế chỉ đạo, trước mắt phải làm nhanh và ưu tiên cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Nếu trường hợp nào thuộc đối tượng trùng nhiều gói chính sách thì chi trả gói chính sách thấp nhất trước, sau khi xác định cụ thể sẽ bổ sung thêm theo quy định để người dân được tiếp cận gói hỗ trợ một cách sớm nhất. Các đối tượng hộ nghèo, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội sẽ được cấp phát tại nhà. Ngoài các mức hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xem xét cân đối, phân bổ các nguồn hỗ trợ ngoài xã hội hợp lý, phù hợp từng đối tượng để giảm bớt gánh nặng ngân sách.

Sẽ thành lập Ban giám sát chi trả

Theo phản ánh của các địa phương, các địa phương gặp một số khó khăn là do đang trong thời gian cách ly xã hội nên số người tiến hành khảo sát không được nhiều khiến cho tiến độ không được nhanh. Trong khi đó, các lao động mất việc còn chưa rõ sẽ thuộc nhóm nào trong khi do đang thời gian cách ly nên không thể tổ chức tập huấn được. Lao động tự do di chuyển liên tục nên không xác định được.

Được biết, Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến về quy định việc thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19. Theo đó, Bộ quy định rõ đối tượng được nhận hỗ trợ, điều kiện được nhận hỗ trợ, hồ sơ, trình tự hỗ trợ. Người lao động tự do có đủ điều kiện, trực tiếp kê khai theo mẫu gửi UBND cấp xã nơi cư trú hợp pháp. UBND cấp xã phổ biến, công khai danh sách người lao động được hỗ trợ và chi trả trực tiếp cho người lao động.

Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, triển khai công tác chi trả cho minh bạch và hạn chế tối đa vi phạm, trục lợi là yêu cầu cấp bách. Quá trình triển khai cần thường xuyên kiểm tra, xử lý ở mức nghiêm minh nhất các vi phạm theo quy định.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cũng đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Chính phủ trực tiếp giám sát ở các cấp. Sau khi nhận được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, từ trung ương tới địa phương sẽ lập Ban giám sát do người đứng đầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm Trưởng ban với sự tham gia của các Hội: Cựu chiến binh, Nông dân, Đoàn đại biểu Quốc hội và thành viên một số ngành tại địa phương triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng.

Trao đổi với báo chí về việc thống kê chi trả cho nhóm lao động tự do, ông Bùi Sỹ Lợi- Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc xác định cho đúng người lao động tự do, không có hợp đồng lao động tại địa phương làm các công việc linh hoạt theo yêu cầu của thị trường lao động, đòi hỏi sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Trường hợp người lao động đi làm tự do tại các khu công nghiệp, đô thị nếu không có đăng ký tạm trú thì phải khai báo ở địa phương có xác nhận của thôn, bản, khu phố.

Nếu người lao động làm việc nơi khác có đăng ký tạm trú, nộp thuế môn bài thì chính quyền nơi đó hoặc nơi nộp thuế có trách nhiệm lập danh sách. Vấn đề cuối cùng là tránh tình trạng khai trùng cùng một đối tượng. Vì thế rất cần sự liên thông trên địa bàn và sự giám sát của nhân dân./.

Bùi Tư