(CMO) Với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp (DN), đầu tháng 8 vừa qua, UBND tỉnh Cà Mau tổ chức buổi toạ đàm, đối thoại DN để lắng nghe, chia sẻ và cùng với DN tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và bức xúc trong quá trình thực hiện đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi đối thoại DN do UBND tỉnh tổ chức, Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cà Mau Tô Tần Hoài cho biết, đơn vị bị khủng hoảng nghiêm trọng về việc tiêu thụ đầu vỏ tôm, lượng tôm nguyên liệu thu mua rất nhiều để sản xuất kịp giao cho các hợp đồng đã ký kết nhưng đơn vị thầu thu mua đầu vỏ tôm không thu gom như hợp đồng đã ký kết. Nguyên nhân do công ty không ký hợp đồng trực tiếp với các công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine, mà ký hợp đồng với các công ty trung gian thu mua đầu vỏ tôm, sau đó công ty trung gian bán lại các công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine, bằng hình thức đấu giá (hợp đồng giá cố định theo năm). Tuy nhiên, vào các tháng giữa năm 2017, giá chitin và các sản phẩm từ đầu vỏ tôm giảm khá sâu. Do vậy, các công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine buộc phải giảm giá thu mua nên các công ty trung gian không thu mua, dẫn tới tồn đọng đầu, vỏ tôm.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú ký hợp đồng thu mua toàn bộ đầu, vỏ tôm với Công ty CP Việt Nam Food trong 45 năm. Nhằm tháo gỡ khó khăn trên, ngày 18/8, Sở Công thương tổ chức cuộc họp với đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý Khu kinh tế và UBND TP Cà Mau thống nhất kế hoạch kiểm tra và lập phương án xử lý lâu dài; trước mắt đề xuất phương án xử lý ngay lượng đầu vỏ tôm của các DN thải ra hằng ngày. Ngày 22/8/2017, Giám đốc Sở Công thương ban hành Quyết định số 114/QĐ-SCT về việc thành lập tổ công tác thu thập thông tin liên quan đến việc tồn đọng đầu vỏ tôm của các DN trên địa bàn tỉnh (gọi là tổ công tác).
"Tổ công tác có nhiệm vụ thu thập thông tin về thu mua và tiêu thụ đầu, vỏ tôm của các doanh nghiệp; xác định nguyên nhân làm tồn đọng đầu, vỏ tôm của các DN trong thời gian vừa qua", Phó giám đốc Sở Công thương Cà Mau Lưu Văn Quốc cho biết.
Qua rà soát, tổ công tác thu thập thông tin tại 10 công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu, kết quả các công ty đã có hợp đồng dài hạn với nhà sản xuất đầu, vỏ tôm. Cụ thể như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú đã ký hợp đồng, gia hạn 2 lần với Công ty Cổ phần Việt Nam FOOD thu mua toàn bộ đầu, vỏ tôm trong 45 năm theo phương thức điều chỉnh giá theo thị trường. Tại thời điểm tổ công tác tới làm việc, Công ty Cổ phần Thuỷ sản Cà Mau cũng đã ký hợp đồng với Công ty TNHH MTV Sản xuất - Thương mại - Xuất khẩu Đại Phát về thu mua đầu, vỏ tôm.
Đối với 3 công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine và công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu trong tỉnh có khả năng chế biến đầu, vỏ tôm là 7.000 tấn/tháng. Lượng đầu, vỏ tôm do các công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Cà Mau thải ra 185.000 tấn/năm (công suất tối đa). Nếu tất cả các công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu đều sản xuất theo công nghệ truyền thống là lặt vỏ, bỏ đầu thì lượng đầu, vỏ thải ra cũng chỉ là 4.625 tấn/tháng (hiện một số dây chuyền của các doanh nghiệp đã đông nguyên con, không có chất thải).
Như vậy, công suất chế biến đầu, vỏ tôm của các công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine dư khả năng chế biến hết lượng đầu, vỏ tôm của các công ty chế biến thuỷ sản xuất khẩu thải ra hằng ngày. Thực tế, các công ty sản xuất chitin, D-Glucosamine có thu mua đầu, vỏ tại các tỉnh lân cận như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.
Để quá trình sản xuất tôm xuất khẩu Cà Mau phát triển ổn định, tránh xảy ra tình trạng tồn đọng như đã xảy ra vừa qua, Sở Công thương đề nghị UBND tỉnh và các ngành hữu quan có ý kiến tới Hội Doanh nghiệp, Hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Cà Mau trước mắt khuyến khích các doanh nghiệp chế biến đầu, vỏ tôm thu mua hết lượng đầu, vỏ tôm trong tỉnh sản xuất, đảm bảo vận hành theo công suất chế biến. Song song đó, khuyến nghị các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu nên ký hợp đồng dài hạn với các doanh nghiệp chế biến đầu vỏ tôm theo phương thức điều chỉnh giá theo thị trường.
Loại hình sản xuất chế biến đầu, vỏ tôm là loại hình sản xuất khó xử lý hết mùi hôi. Hiện tại 3 doanh nghiệp chế biến đầu, vỏ tôm đã tập trung thành một cụm trong Khu Công nghiệp Hoà Trung. UBND tỉnh nên chỉ đạo và tạo điều kiện để Ban Quản lý Khu kinh tế sớm giải phóng mặt bằng cũng như đầu tư kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Hoà Trung (khu công nghiệp không có dân cư đan xen). Đồng thời, Ban Quản lý Khu kinh tế làm việc với ngành điện để lắp thêm trạm 3 pha 1.600 KVA tại Công ty Cổ phần Việt Nam FOOD giúp doanh nghiệp vận hành ổn định và tăng công suất xử lý đầu, vỏ tôm
Hồng Phượng
顶: 2927踩: 92
【số liệu thống kê về real madrid gặp getafe】Đồng hành cùng doanh nghiệp
人参与 | 时间:2025-01-25 11:46:54
相关文章
- Apple đang “gặp khó” với cảm biến dấu vân tay trên iPhone 8
- Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2021
- Nguồn mạch không ngừng tuôn chảy
- "Các đồng chí đã sẵn sàng chấp nhận rủi ro để nhận khó khăn về mình"
- Cẩn trọng với nước rửa chén giá rẻ
- Đồng Tháp: Siết chặt biên giới, chống dịch ở mức độ cao nhất
- Phó Thủ tướng: Nông thôn mới kiểu mẫu không phải cho đẹp để ngắm
- Ban Kinh tế Trung ương đóng góp tích cực vào thành tựu chung của đất nước
- Tổng Bí thư Tô Lâm thăm cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 34 và Binh đoàn 15 tại Gia Lai
- Hà Nội tập trung thực hiện 3 đột phá
评论专区