Cuộc chiến tranh ở Syria được dự báo gần như chắc chắn sẽ kết thúc ở Idlib, tỉnh biên giới tây bắc giáp với Thổ Nhĩ Kỳ, nơi còn khoảng 2,5 triệu thường dân mắc kẹt.
"Mãnh Hổ" đã áp sát Idlib
Sau khi giành lại quyền kiểm soát tỉnh Daraa ở vùng tây nam khỏi tay các lực lượng đối lập, quân chính phủ Syria với sự hậu thuẫn của lực lượng Nga từ vài tháng qua đã chuẩn bị cho chiến dịch then chốt, giải phóng Idlib, thành trì quan trọng cuối cùng của các lực lượng chống chính phủ.
Các chiến dịch quanh Idlib đã được tiến hành từ tháng 2 năm nay, kết quả là quân đội chính phủ đã giành lại được Đông Ghouta ở ngoại ô thủ đô Damascus và tỉnh Daraa ở miền nam. Theo các nguồn tin Nga, trận chiến tiếp theo tại Idlib được lên kế hoạch vào tháng 9.
Những ngày này, truyền thông nhà nước và các tờ báo ủng hộ chính phủ Syria đều đưa tin về những cuộc huy động quân quan trọng áp sát Idlib, trong đó có lực lượng tinh nhuệ Mãnh Hổ (Tiger Forces) và Sư đoàn 4.
Theo nguồn tin quân sự, lực lượng Mãnh Hổ đã rời miền nam di chuyển lên căn cứ Abu Dhuhour ở vùng ngoại ô phía tây nam Idlib hôm 27/8 vừa qua. Lực lượng này mang theo một số lượng lớn xe tăng, xe bọc thép BMP và Shilkas. Trang Masdarnews cũng cho biết, một đoàn xe lớn chở các lính tinh nhuệ thuộc lực lượng Mãnh Hổ đã di chuyển từ miền nam Syria hướng về tỉnh Idlib.
Tàu chiến Nga cấp tập vào Địa Trung Hải
Trong khi đó, Nga cũng đang cấp tập huy động lực lượng hải quân ở Địa Trung Hải trước thềm trận chiến quyết định ở Idlib. Ít nhất 10 tàu chiến mặt nước và hai tàu ngầm Nga mới được triển khai ở Đông Địa Trung Hải trong cuộc huy động hải quân lớn nhất kể từ khi Nga can thiệp quân sự vào Syria năm 2015.
Theo truyền thông Nga, hầu hết tàu chiến Nga được trang bị tên lửa tầm xa Kalibr, có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu mặt đất hỗ trợ cuộc tấn công của lực lượng chính phủ Syria ở Idlib. Cuộc động binh hải quân này cũng được cho có thể nhằm ngăn chặn khả năng Mỹ và đồng minh can thiệp vào Syria theo sau một vụ tấn công vũ khí hóa học được dàn dựng ở Idlib.
Hình ảnh do hãng tin Reuters ghi nhận cho thấy hôm 25/8, tàu khu trục Đô đốc Grigorovich và Đô đốc Essen của Nga đã đi qua eo biển Bosphorus (Thổ Nhĩ Kỳ) hướng vào Địa Trung Hải. Trước đó chỉ một ngày, tàu khu trục Pytlivy và tàu đổ bộ Nikolai Filchenkov cũng xuất hiện trong những tấm hình khi đang đi qua eo biển Thổ Nhĩ Kỳ nối Biển Đen với Địa Trung Hải. Tàu tên lửa Vishny Volochek thì đã đi qua vùng biển này từ đầu tháng 8.
Bản đồ Syria dưới sự kiểm soát của các bên (cập nhật đến ngày 8/8/2018):
Màu đỏ: lực lượng chính phủ Syria; màu đen IS; màu vàng: lực lượng Kurd; màu xanh bạc hà: phiến quân; màu xanh ngọc: lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và phiến quân; sọc ngang: lãnh thổ bị Israel chiếm đóng ở cao nguyên Golan. Ảnh: Al Jazeera.
Động thái tăng cường hải quân ở Địa Trung Hải của Nga diễn ra sau khi Mỹ, Pháp, Anh tuần trước đã ra tuyên bố chung nhân tưởng niệm 5 năm xảy ra vụ tấn công khí độc chết chóc ở Đông Ghouta (năm 2013), cảnh báo rằng họ sẵn sàng hành động trong trường hợp vũ khí hóa học lại được sử dụng. Vài ngày sau, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố họ có bằng chứng cho thấy các lực lượng “thánh chiến” ở Idlib đang âm mưu dàn dựng một vụ tấn công vũ khí hóa học để phục vụ phương Tây lấy cớ tấn công lực lượng chính phủ Syria.
Cuộc động binh nói trên cũng diễn ra trong bối cảnh Moskva đang chuẩn bị tổ chức cuộc tập trận lớn nhất trong vòng 4 thập niên qua vào tháng 9 tới. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu, cuộc tập trận East-2018 sẽ diễn ra ở quân khu trung tâm và miền Đông Nga, với sự tham gia của 300.000 quân và trên 1.000 máy bay chiến đấu cùng hai hạm đội hải quân. Đây là cuộc tập trận lớn nhất kể từ cuộc tập trận West-81 thời Liên Xô cũ vào năm 1981.
Mỹ "buông xuôi" hay can thiệp?
Câu hỏi đặt ra lúc này là liệu Mỹ sẽ can thiệp để hỗ trợ thành trì cuối cùng lực lượng nổi dậy, hay "buông xuôi" đứng nhìn chính phủ của Tổng thống Assad giành lại hầu hết quyền kiểm soát đất nước.
Theo các nguồn tin thân cận với chính quyền Mỹ, Washington hiện đang nỗ lực tìm cách gây sức ép đòi Moskva giúp kiềm chế ảnh hưởng của Iran trước lo ngại một chiến thắng cuối cùng của Tổng thống Assad sẽ cho phép Tehran tự do vận chuyển vũ khí và hàng hậu cần qua Địa Trung Hải, đe dọa Israel và các đồng minh khác của Mỹ.
Trong cuộc họp kéo dài 5 tiếng tại Geneva trong tuần trước, Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ John Bolton đã gây sức ép với người đồng cấp Nga Nikolay Patrushev về vấn đề này. Tuy vậy, dường như giới chức Mỹ đã chấp nhận “buông xuôi” trước cuộc tử chiến tại Idlib. Một nguồn tin thân cận với Nhà Trắng giấu tên nói với tờ Al-Monitor rằng, đội ngũ của Tổng thống Trump đã chấp nhận viễn cảnh lực lượng chính quyền Assad sẽ giành lại Idlib và Mỹ còn rất ít dư địa – cũng như quyết tâm - để ngăn chặn.
“Tôi không coi đây là đèn vàng. Đó là đèn đỏ. Nhưng không phải là ranh giới đỏ.” - ông Alexander Bick, từng là Giám đốc Ủy ban An ninh quốc gia về Syria dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama nhận định - “Mỹ từng phản đối chiếm lại Aleppo, nhưng chúng ta đã không cử không lực đến để ngăn chặn. Liệu Mỹ có sử dụng lực lượng quân sự hoặc tiến hành những bước đi nhằm ngăn chặn một cuộc tấn công của chính quyền (Damascus) tại Idlib hay không. Tôi nghĩ điều này ít khả năng”.
Thành phố Idlib đổ nát do chiến sự. Ảnh: Reuters.
Phe “diều hâu” với Syria ở Quốc hội Mỹ cũng tỏ ra thận trọng. Khi được hỏi liệu Mỹ về cơ bản có buông xuôi để chính quyền Assad giành lại Idlib, giống như với Aleppo 2 năm trước hay không, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham trả lời Al-Monitor: “Có vẻ như vậy, nhưng đó sẽ là điều tệ hại”.
Trong khi đó, cùng với lời cảnh báo tấn công Syria để đáp trả một vụ tấn công vũ khí hóa học của Damascus, Lầu Năm góc cũng được cho là đang huy động mạnh mẽ lực lượng ở Trung Đông, bao gồm các đội tàu chiến mang theo tên lửa hành trình Tomahawk sẵn sàng chờ lệnh trên Địa Trung Hải.
Nguy cơ khủng hoảng nhân đạo
Việc giành lại Idlib sẽ đánh dấu giai đoạn then chốt cuối cùng trong nỗ lực của Tổng thống Assad thiết lập lại quyền kiểm soát trên hầu khắp đất nước sau 7 năm kể từ khi các cuộc nổi dậy của lực lượng đối lập bùng phát năm 2011. Tuy nhiên, tấn công một tỉnh đang là nơi cư trú của khoảng 2,5 triệu thường dân, sẽ khó khăn hơn nhiều so với những trận chiến trước đó cũng như đặt ra nguy cơ lớn về một thảm họa nhân đạo.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/8 cho biết họ đang liên hệ với các nhóm phiến quân ở Idlib để thảo luận khả năng ra hàng có thương lượng, giúp bảo vệ thường dân.
Nếu liên quân Nga – Syria giành lại được thủ phủ Idlib và vùng lân cận, thường dân có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi họ phải tuyệt vọng vượt qua biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, vốn đã đóng kể từ năm 2015.
顶: 19281踩: 4828
【kết quả lượt đi cúp c2 châu âu】Idlib chờ trận đánh kết thúc nội chiến Syria, Địa Trung Hải dậy sóng tàu Nga, Mỹ
人参与 | 时间:2025-01-10 11:22:25
相关文章
- Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- Việt Nam, France boost cooperation in public services, administrative modernisation
- Top legislator’s Mongolia visit to lift bilateral ties to new height: ambassador
- PM urges swift action to fix legal shortcomings
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Việt Nam, Mongolia issue joint statement on establishing comprehensive partnership
- Việt Nam’s top leader meets with Mongolian PM
- Việt Nam's top leader meets with President of French National Assembly
- Điều hành xuất khẩu gạo: Cần tăng cường sự phối hợp và trách nhiệm
- Top leader starts participation in Francophonie Summit, official visit to France
评论专区