发布时间:2025-01-11 07:41:17 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá
Bình Dương,ùngnổgiaodịchonlineNgânhàngchạyđuatăngtiệníchgiảmphíbxh vdqg nga Long An tạm dừng giao dịch trực tiếp thủ tục hành chính để phòng dịch | |
Ngân hàng gia tăng khuyến mại giao dịch trực tuyến | |
Cá nhân nên sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử để phòng tránh dịch Covid-19 |
Hầu hết ngân hàng đều miễn, giảm phí cho các giao dịch trực tuyến. Ảnh: H.Dịu |
Đi theo nhu cầu “mùa Covid-19”
Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, người dân trên cả nước đã và đang ngày càng hiểu được tầm quan trọng và lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt. Đặc biệt, trước tác động của đại dịch Covid-19, để hạn chế tiếp xúc và thuận tiện trong mua sắm trực tuyến, thanh toán điện tử ngày càng “nở rộ”.
Dữ liệu thống kê của Vụ Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) cho thấy, các kênh thanh toán online có tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc trong các tháng đầu năm. Nếu so với cùng kỳ 3 tháng đầu năm 2020, giao dịch qua kênh Internet tăng tương ứng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng và 103% về giá trị; giao dịch qua kênh QR code đạt mức tăng tương ứng tới 83% về số lượng và 146% về giá trị. |
Chị Phương Dung, sinh sống tại quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, trước tình hình dịch bệnh, chị thường xuyên mua và đặt đồ tại các cửa hàng, trang thương mại điện tử hơn. Để tiện trong thanh toán và giao dịch, chị Dung luôn sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến hoặc chuyển khoản cho người bán hàng. Chị Dung chia sẻ, các trang thương mại điện tử đều đã có kết nối với các ngân hàng hoặc ví điện tử, ngoài ra, người dùng còn có thể sử dụng phương thức quét mã QR code để thanh toán, rất nhanh chóng mà còn được hoàn tiền nếu có áp dụng chương trình khuyến mãi.
Nắm bắt được nhu cầu mua sắm online tăng cao, các ngân hàng đã thiết kế đa dạng các hình thức thanh toán không tiền mặt song hành cùng các chương trình khuyến mại. Đặc biệt, nhiều ngân hàng còn áp dụng chính sách “0 đồng” cho các giao dịch online. Chẳng hạn, mới đây nhất, “ông lớn” Agribank đã thực hiện chính sách miễn phí chuyển tiền trong nước, áp dụng đồng loạt tại 2.300 chi nhánh, phòng giao dịch trên toàn quốc và cả các kênh ngân hàng điện tử của Agribank. Dự kiến có khoảng 18 triệu khách hàng của Agribank được áp dụng chính sách, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Trước đó, 3 “ông lớn” là Vietcombank, VietinBank, BIDV cũng đã triển khai chính sách miễn phí giao dịch hoặc phí 0 đồng khi khách hàng đăng ký gói dịch vụ. Đơn cử, VietinBank cung cấp 3 gói tài khoản "0 phí" (zero fee) gồm Smart, Basic và Plus. Khi tham gia các gói tài khoản thanh toán, khách hàng sẽ được hưởng ưu đãi miễn các loại phí dịch vụ, gồm: miễn phí duy trì tài khoản; miễn phí duy trì VietinBank iPay Mobile; miễn phí duy trì dịch vụ biến động thông tin tài khoản qua OTT/SMS; miễn phí giao dịch chuyển khoản trong/ngoài hệ thống trên iPay với hạn mức giao dịch lên tới 15 tỷ đồng/ngày.
Với các ngân hàng thương mại tư nhân, việc áp dụng miễn phí giao dịch đã được thực hiện từ lâu, như một cách để tăng sức cạnh tranh giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch bệnh, các ngân hàng này vẫn tiếp tục đưa ra nhiều chính sách ưu đãi hơn nữa. MSB mới đây đã ra mắt gói tài khoản MSB Siêu miễn phí – miễn gần 50 loại phí bao gồm: phí chuyển khoản, phí rút tiền ATM nội ngoại mạng, phí sử dụng dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking, phí phát hành thẻ, phí thường niên thẻ, phí nộp tiền vào tài khoản khác tỉnh/thành phố… Ngoài ra, để hạn chế giao dịch tại quầy, nhiều ngân hàng còn áp dụng chính sách miễn phí các dịch vụ nạp - rút tiền, chuyển khoản... tại các cây ATM, ngân hàng trực tuyến live bank...
Lợi cho ngân hàng
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngay từ thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát khuyến cáo mọi người nên rửa tay sạch thường xuyên hơn và nên ngừng giao dịch bằng tiền mặt nếu có thể vì tiền giấy có thể là một nguồn lây nhiễm Covid-19. Vì thế, Covid-19 có thể là “chất xúc tác” để các ngân hàng thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ trên ngân hàng điện tử nhiều hơn.
Mới đây, nhằm tăng cường phòng, chống và tháo gỡ khó khăn do tác động của dịch Covid-19, NHNN tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thực hiện cắt giảm tối đa các loại chi phí nhằm tạo nguồn lực tài chính hỗ trợ khách hàng, người dân, doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc giảm các loại phí giao dịch để thu hút khách hàng trong thanh toán không dùng tiền mặt với các ngân hàng chỉ được lợi, không có hại. TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, các ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng sẽ có thêm nguồn thanh khoản dồi dào từ tiền gửi không kỳ hạn, đây lại là nguồn vốn giá rẻ khi lãi suất tiền gửi không kỳ hạn chỉ từ 0,1-1%/năm. Trong khi phí dịch vụ đóng góp vào lợi nhuận của ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Chính vì hiểu được những vấn đề này, các ngân hàng vẫn đang tiếp tục “chạy đua” trong thu hút khách hàng. Dự báo, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, giúp các dịch vụ ngân hàng điện tử ngày càng trở nên “đắt khách”. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, các ngân hàng phải liên tục đầu tư tăng cường về công nghệ, bảo mật, đào tạo đội ngũ nhân viên để tránh những việc lộ, lọt, đánh cắp thông tin như một số vụ việc đã từng xảy ra.
相关文章
随便看看