Nhiều giải pháp quyết liệt,ựánđườngvànhđaiTPHồChíMinhCácđịaphươngquyếttâmkhởicôngvàothákèo 0,25 đồng bộ
Với tổng mức đầu tư hơn 75.000 tỷ đồng, Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh có tổng chiều dài hơn 76km, đi qua 4 tỉnh, thành gồm: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Quy mô kỹ thuật là cao tốc đô thị, mặt cắt ngang 4 làn xe với tốc độ 100 km/giờ. Dự kiến đưa vào khai thác từ năm 2026. Qua khảo sát dự án xây dựng đường vành đai 3, các địa phương cơ bản hoàn thành công tác phê duyệt và bàn giao ranh giới giải phóng mặt bằng phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư.
Chính quyền TP. Hồ Chí Minh cũng phối hợp với các địa phương tham mưu trình Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn ngân sách trung ương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 cho dự án. Về phía TP. Hồ Chí Minh, hiện đã thành lập Ban chỉ đạo, Ban chỉ huy, Hội đồng cố vấn dự án vành đai 3. Ngoài ra, UBND TP. Hồ Chí Minh và UBND tỉnh Long An đã phê duyệt các dự án thành phần cơ bản đáp ứng theo tiến độ yêu cầu của Chính phủ. Các dự án thành phần bồi thường, bố trí tái định cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, Bình Dương đã được phê duyệt.
Cắm mốc lộ giới đường vành đai 3 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: Sơn Nam |
Các tỉnh, thành phố cũng đã thống nhất khung tiêu chuẩn và các giải pháp kỹ thuật chính của thiết kế cơ sở để áp dụng chung cho các dự án thành phần; phối hợp tổ chức khảo sát, lập hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng cập nhật vào dự án thành phần trước khi phê duyệt dự án.
Theo Sở Giao thông vận tải Đồng Nai, bằng nhiều giải pháp quyết liệt, đến đầu tháng 2/2023, công tác bàn giao mặt bằng cho dự án thành phần 1A cho chủ đầu tư đoạn tuyến hơn 1 km, đạt gần 20% tổng diện tích mặt bằng cần bàn giao.
Tại Long An, theo ông Trần Văn Tươi - Chủ tịch UBND huyện Bến Lức (nơi thực hiện Dự án đường vành đai 3), huyện đã thẩm định xong giá đất, trình UBND tỉnh phê duyệt hệ số điều chỉnh và chính sách bồi thường trong tháng 2/2023. Hiện UBND huyện Bến Lức đã ban hành 319 thông báo thu hồi đất cho các trường hợp bị ảnh hưởng và đã kê biên, kiểm đếm được 380 hộ (tăng 61 hộ so với ban đầu), diện tích 43,33ha.
Đại diện UBND tỉnh Вình Dương cũng cho biết, vừa ban hành quyết định giao kế hoạch đầυ tư công năm 2023 từ vốn ngân sách trung ương (đợt 2). Theo đó, việc phân bổ đầu tư công năm 2023 từ vốn ngân sách trung ương đã được Τhủ tướng Chính phủ giao (tại Quyết định số 1513) cho dự án thành phần 6 (bao gồm bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) đường vành đai 3 đoạn qua tỉnh Вình Dương do Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh làm chủ đầu tư, với số vốn là 2.100 tỷ đồng để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho khoảng 1.600 hộ dân bị ảnh hưởng trong Dự án đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh. Hiện công tác phân định cắm mốc lộ giới đã được các địa phương, các ngành chức năng của tỉnh Bình Dương đã hoàn tất và triển khai các bước tiếp theo, đền bù, hỗ trợ tái định cư, giải phóng mặt bằng cho dự án.
Không lùi kế hoạch khởi công
Một động thái thể hiện sự quyết tâm cao, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi vừa ký văn bản khẩn, yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 3 trên địa bàn thành phố. Văn bản chỉ đạo cũng nêu rõ người đứng đầu và cấp phó được giao phụ trách sẽ bị phê bình, xử lý trách nhiệm nếu để xảy ra việc chậm phối hợp hay không tham gia ý kiến góp ý đối với lĩnh vực phụ trách. Chủ tịch thành phố yêu cầu, các đơn vị phải cử cán bộ, công chức tham gia xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án, đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng công việc.
Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý, yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan dự án đường vành đai 3 không đùn đẩy công việc thuộc thẩm quyền quản lý lên cơ quan cấp trên hoặc cơ quan khác.
Khách quan trong việc lựa chọn nhà thầu Liên quan vấn đề lựa chọn nhà thầu để chuẩn bị cho công tác khởi công vào tháng 6/2023, Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, đây là dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, do đó, cần phải khẩn trương, kỹ lưỡng và có quy trình, tiêu chí lựa chọn. “Cần phải khách quan và trong sáng trong việc lựa chọn. Nếu không trong sáng mà cố tình làm sai, chúng ta sẽ đánh mất đi vinh dự được đóng góp cho công trình trọng điểm này và mất luôn cả danh dự, sự nghiệp" - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh. |
Cũng với quyết tâm cao, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được trong đợt khảo sát triển khai tiến độ đường vành đai 3 ngay sau Tết Nguyên đán đã cùng các ngành chức năng hạ quyết tâm đường vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh qua Long An phải khởi công vào đúng thời điểm giữa năm 2023. Ông Được cũng đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các địa phương liên quan tiếp tục thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng để tiến tới khởi công các dự án theo kế hoạch. UBND tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh Long An phối hợp tốt với các địa phương như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai để bảo đảm khởi công dự án theo đúng kế hoạch, không thể lùi tiến độ.
Về phía tỉnh Đồng Nai, tại cuộc họp về tiến độ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh vào đầu tháng 2, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Hoàng đã yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan ngay sau khi hoàn chỉnh hồ sơ và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư phải sớm thực hiện việc chi trả tiền đền bù, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng tái định cư cho dân.
Ngay sau Tết Nguyên đán, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi cùng đại diện các đơn vị liên quan đã đi kiểm tra đôn đốc tiến độ triển khai công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư dự án xây dựng đường vành đai 3 trên địa bàn TP. Thuận An; kiểm tra, khảo sát khu tái định cư Bình Đức, phường Lái Thiêu… Động thái này thể hiện nỗ lực quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị dành cho công tác giải ngân đầu tư công năm 2023.