【keonha cai5】Tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ trong triển khai thuế tối thiểu toàn cầu
Hướng tới thực thi có hiệu quả thuế tối thiểu toàn cầu tại Việt Nam Đảm bảo chính sách ưu đãi đầu tư trước tác động của thuế tối thiểu toàn cầu Nghị định áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu: Phải đảm bảo tạo môi trường pháp lý rõ ràng và minh bạch |
Quy định thuế TTTC giúp các DN tuân thủ tốt các quy định thuế mới đồng thời bảo vệ quyền lợi của quốc gia. Ảnh: ST |
Minh bạch trong hệ thống quản lý thuế
Theo ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, mục đích của việc xây dựng Nghị định là để phù hợp với quy tắc thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) thuộc Trụ cột 2 và các hướng dẫn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD); đảm bảo không vi phạm các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; tạo khuôn khổ pháp lý rõ ràng, đồng bộ, thể hiện sự tiến bộ và minh bạch trong hệ thống quản lý thuế và môi trường đầu tư kinh doanh tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế, giúp các DN tuân thủ tốt các quy định thuế mới, đồng thời bảo vệ quyền lợi của quốc gia.
Theo rà soát của Tổng cục Thuế, hiện có 619 tập đoàn đa quốc gia (với khoảng 1.017 công ty thành viên tại Việt Nam) có doanh thu hợp nhất trong năm 2021 đạt khoảng 750 triệu EUR trở lên. Theo số liệu quyết toán thuế TNDN năm 2022, Tổng cục Thuế tính toán sơ bộ có khoảng 122 tập đoàn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam chịu ảnh hưởng của thuế TTTC nếu thuế TTTC được áp dụng từ năm 2024. Nếu các quốc gia khác đều áp dụng thuế TTTC từ năm 2024 và nếu Việt Nam quy định chi tiết việc áp dụng quy định thuế TTTC, Việt Nam có quyền thu toàn bộ phần thuế bổ sung ước tính khoảng trên 14.600 tỷ đồng. |
Tại Hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Nghị định vừa được Tổng cục Thuế tổ chức, bà Hoàng Thị Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính, tiền tệ (Bộ KH&ĐT) nhận định, việc thực thi thuế TTTC đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia và có thể đối mặt với các thách thức pháp lý và kỹ thuật trong quá trình triển khai. Tuy nhiên, đây là một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng một hệ thống thuế công bằng và bền vững hơn trên phạm vi toàn cầu nhằm hạn chế việc các quốc gia cạnh tranh với nhau bằng cách giảm thuế suất để thu hút đầu tư từ các tập đoàn quốc tế, đồng thời đảm bảo rằng các tập đoàn lớn đóng góp công bằng vào ngân sách quốc gia, hỗ trợ các dịch vụ công cộng và hạ tầng.
Theo dự thảo, Nghị định có hai chính sách trọng tâm gồm: quy định chi tiết việc áp dụng thuế TNDN bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (QDMTT) và quy định chi tiết việc áp dụng Tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (IIR). Trong đó, đối với việc áp dụng QDMTT, dự thảo Nghị định đề xuất 2 giải pháp: một là, quy định chi tiết việc áp dụng QDMTT; hai là, giữ nguyên quy định hiện hành, không quy định chi tiết việc áp dụng QDMTT.
Tuy nhiên, đối với giải pháp 2, cơ quan soạn thảo cho biết, nếu Việt Nam không áp dụng thuế TTTC thì số thu NSNN về thuế TNDN không bị ảnh hưởng, các tập đoàn sẽ nộp phần thuế TNDN bổ sung về quốc gia của công ty mẹ tối cao hoặc quốc gia có công ty thành viên khác của tập đoàn. Do đó, Việt Nam sẽ không có nguồn thu làm cơ sở cho các giải pháp hỗ trợ nhằm thu hút các nhà đầu tư, gây ra khó khăn trong việc giữ chân các nhà đầu tư hiện tại, ảnh hưởng đến tính hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Việt Nam, có thể dẫn đến việc chuyển dịch đầu tư từ Việt Nam sang quốc gia khác. Do đó, Bộ Tài chính đề xuất thực hiện giải pháp 1.
Theo đó, Chương I (quy định về QDMTT) bao gồm 2 điều quy định những vấn đề chung liên quan đến xác định thuế bổ sung theo QDMTT, đảm bảo phù hợp thẩm quyền giao Chính phủ hướng dẫn tại Nghị quyết số 107/2023/QH15. Các nội dung liên quan đến tính toán các chỉ tiêu để xác định số thuế phải nộp bổ sung theo QDMTT được thể hiện tại Mục II Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định.
Hướng đến mục tiêu đạt chuẩn khi được rà soát đồng cấp
Theo chuyên gia thuế Thành Xuân Lý, để đảm bảo các quy định về thuế TTTC áp dụng tại Việt Nam “đạt chuẩn” khi được rà soát đồng cấp, được các nước khác chấp nhận, ngoài Nghị quyết số 107/2023/QH15 và các quy định liên quan về thuế TNDN, quản lý thuế thì cơ sở chủ yếu, không thể thiếu để xây dựng nội dung dự thảo Nghị định này là “Bộ quy định về thuế TTTC của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu” của OECD. Hiện nội dung này chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 107/2023/QH15. Chỉ khi tham chiếu đầy đủ các quy định của Bộ quy định này để xây dựng nội dung dự thảo Nghị định (bao gồm cả các Phụ lục) thì mới đảm bảo các quy định về thuế TTTC áp dụng tại Việt Nam phù hợp, thống nhất với Bộ quy định nói trên của OECD.
Cũng theo chuyên gia, tại dự thảo Nghị định, khi quy định chi tiết về QDMTT và IIR, dự thảo chỉ quy định về nguyên tắc áp dụng và xác định số thuế bổ sung, còn các nội dung chi tiết liên quan đến tính toán các chỉ tiêu để xác định số thuế bổ sung phải nộp được tách riêng tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định. Việc thiết kế dự thảo Nghị định như vậy ngoài việc đảm bảo nội dung quy định chi tiết của dự thảo Nghị định bám sát các nội dung được quy định tại Nghị quyết số 107/2023/QH15 còn đảm bảo tính phù hợp với thực tế do việc xác định, tính toán số thuế bổ sung phải nộp khá phức tạp và việc xác định, tính toán này căn cứ vào các quy định của Bộ quy định về thuế tối thiểu toàn cầu của Diễn đàn hợp tác chung về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận toàn cầu. Việc quy định tách riêng phương pháp, cách xác định các chỉ tiêu tính toán để ban hành dưới hình thực phụ lục kèm theo Nghị định cũng đã từng có tiền lệ tại Việt Nam.
Về tác động tới các điều ước quốc tế, cơ quan soạn thảo cho hay, quy định QDMTT và quy định IIR không tạo ra việc đánh thuế trùng nên sẽ không mâu thuẫn với các hiệp định thuế mà Việt Nam đã ký kết. Về giải pháp, cơ chế trao đổi thông tin hoặc phối hợp giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Nghị quyết, Nghị định, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) đã và đang phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia của OECD trong việc rà soát các văn bản của các nước về áp dụng thuế TTTC và các chuyên gia của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Viện nghiên cứu IBFD (Hà Lan) về việc áp dụng thuế TTTC của Việt Nam và các nước trên thế giới cùng với việc tham vấn, khai thác các thông tin về các tập đoàn thuộc đối tượng áp dụng của thuế TTTC.
相关文章
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2023 chỉ người có vé mời mới được vào sân
Theo Ban tổ chức (BTC), tham dự lễ hội chọi trâu năm nay có 16 trâu đến từ 6 phườ2025-01-25Soi kèo góc Puebla vs Club Leon, 10h00 ngày 17/7
- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Puebla vs Club Leon: 1/4:0, 5Nhờ lợi thế s2025-01-25Soi kèo góc Georgia vs Bồ Đào Nha, 02h00 ngày 27/6: Chấp nhận mạo hiểm
- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Georgia vs Bồ Đào Nha: 1 1/2:0, 4Ge2025-01-25Soi kèo góc Brazil vs Costa Rica, 08h00 ngày 25/6: Tin tưởng cửa dưới
- Tỷ lệ kèo, tài xỉu phạt góc Hiệp 1 Brazil vs Costa Rica: 0:2 1/4, 4Với sự kh&2025-01-25Lần đầu tiên giới khoa học xác định được khối lượng một ngôi sao
(Nguồn: NASA)Hơn 100 năm sau khi thiên tài vật lý Albert Einstein phát triển thành công thuyết tương2025-01-25Soi kèo góc Slovenia vs Đan Mạch, 23h00 ngày 16/6
Soi kèo góc hiệp 1 Slovenia vs Đan Mạch- Kèo chấp góc hiệp 1 (1 1/2:0)So2025-01-25
最新评论