Cuộc gặp lịch sử trong hơn 50 năm giữa Chủ tịch Cuba Raul Castro và Tổng thống Mỹ Barack Obama bên lề Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ lần thứ 7 ở Panama ngày 11-4 Thỏa thuận mở cửa lại Đại sứ quán tại Washington và La Habana được hoàn tất sau hàng loạt bức thư trao đổi giữa Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch Raul Castro. Thỏa thuận này không chỉ hiện thực hóa cam kết mà hai "cựu thù" thời Chiến tranh Lạnh đưa ra cách đây 6 tháng,àngiómớitrongquanhệMỹkết quả man city vs mu mà còn thể hiện những nỗ lực mạnh mẽ nhằm chấm dứt sự thù địch chi phối mối quan hệ song phương kể từ cuộc nổi dậy do nhà lãnh đạo kỳ cựu của Cuba Fidel Castro tiến hành nhằm lật đổ Chính phủ được Mỹ hậu thuẫn của Fulgencio Batista vào ngày 1-1-1959. Theo Tổng thống Obama, thỏa thuận này sẽ mở rộng đường giúp Mỹ kết nối dễ dàng hơn với người dân Cuba, cho phép nhiều nhà ngoại giao tới công tác và được đi lại tự do hơn tại quốc gia này. Phát biểu tại Vườn Hồng Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama nêu rõ: "Bước tiến mà chúng ta đạt được hôm nay tiếp tục phản ánh thực tế rằng chúng ta không cần phải bị ràng buộc bởi quá khứ. Khi điều gì đó đã lỗi thời, chúng ta có thể và chúng ta sẽ thay đổi". Mặc dù thừa nhận rằng giữa hai nước vẫn còn nhiều bất đồng, song ông Obama nhấn mạnh: "Chính sách cô lập (Cuba) hoàn toàn vô dụng trong suốt 50 năm qua. Nó cản trở Mỹ tham gia xây dựng tương lai với Cuba và thậm chí còn khiến cuộc sống của người dân Cuba trở nên tồi tệ hơn". Chủ tịch Cuba Raul Castro cũng đã hoan nghênh mối quan hệ ngoại giao với Mỹ mà ông cho là sẽ góp phần củng cố các nguyên tắc về bình đẳng chủ quyền cũng như không can dự vào công việc nội bộ của Cuba. Trong bức thư gửi Tổng thống Obama: "Cuba được khích lệ bởi những mục tiêu và ý định tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau cũng như quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi giữa người dân và Chính phủ hai nước". Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết ông sẽ tới La Habana để tham dự lễ thượng cờ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ sắp tới, nơi hiện đang hoạt động dưới tư cách một trụ sở đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Cuba. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, ông Kerry sẽ là Ngoại trưởng Mỹ đầu tiên trong 60 năm qua tới thăm Cuba. Tuy nhiên, có một thực tế là dù quan hệ ngoại giao được khôi phục hoàn toàn, Mỹ và Cuba sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề song phương phức tạp, có thể sẽ cần đến nhiều năm để giải quyết. Một tuyên bố của chính quyền Cuba lưu ý rằng Mỹ cần phải chấm dứt các kênh phát thanh và truyền hình có nội dung "phản động và chống đối Cuba", những chương trình mà Washington cho là nhằm thúc đẩy dân chủ tại quốc gia này. Chính quyền Cuba nhấn mạnh để quan hệ song phương được bình thường hóa toàn diện, Mỹ phải bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế và trao trả căn cứ quân sự tại Vịnh Guantanamo mà họ sử dụng từ năm 1903, để bảo đảm quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Cuba. Trong khi đó, tại một cuộc họp báo tại Lầu Năm Góc, trước câu hỏi liệu ông có nghĩ tới khả năng Mỹ từ bỏ căn cứ quân sự này hay không, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter cho biết "hiện chưa có bất kỳ dự định hay kế hoạch nào liên quan đến căn cứ hải quân Vịnh Guantanamo tại Cuba". Trong khi đó, Quốc hội Mỹ do phe Cộng hòa kiểm soát, cho tới nay vẫn khước từ đề xuất dỡ bỏ lệnh cấm vận áp đặt tại Cuba suốt 53 năm qua của Tổng thống Obama, thuộc đảng Dân chủ. Rõ ràng, nếu các thủ tục pháp lý là rất khó khăn thì việc dỡ bỏ lệnh cấm vận có thể được coi là một cuộc chiến khốc liệt. Nhưng dẫu sao, sau một chuỗi các sự kiện từ việc hai nước nhất trí bình thường hóa quan hệ, tiến tới việc Mỹ nới lỏng các hạn chế về đi lại và thương mại đối với Cuba, đưa Cuba ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ cho khủng bố và lãnh đạo hai nước lần đầu tiên gặp nhau chính thức trong vòng nửa thế kỷ qua, việc hai nước tuyên bố kế hoạch khôi phục quan hệ ngoại giao đã cho thấy quan hệ giữa Mỹ và Cuba đã có thêm những làn gió mới, hứa hẹn thúc đẩy tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Mỹ - Cuba. |