Lãi suất cũng là vấn đề phụ thuộc vào quy luật thị trường. Ảnh: H.Dịu Theãisuấtchovayvẫntrongmứckiểmsoátđượunion berlin – gladbacho khảo sát, từ cuối tháng 2 đến nay, lãi suất huy động tại những kỳ hạn dài trên 12 tháng của các ngân hàng liên tục tăng nóng, thậm chí, sau một thời gian “cố thủ”, lãi suất huy động tại một số ngân hàng lớn cũng phải tăng theo.
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 3-2016 của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, lãi suất liên ngân hàng quý I-2016 cao hơn so với cùng kỳ 2015. Lãi suất huy động ngắn hạn biến động nhẹ ở kỳ hạn 6-12 tháng. Mặt bằng lãi suất huy động chủ yếu tăng mạnh ở các kỳ hạn dài trên 12 tháng (phổ biến 7-8%/năm).
Nguyên nhân thường thấy nhất của “cuộc đua” được các ngân hàng và chuyên gia ngân hàng đưa ra là do sự chuẩn bị trước những thay đổi tại dự thảo sửa đổi Thông tư 36/2014/TT-NHNN (Thông tư 36) quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, quy định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn sẽ giảm từ 60% xuống 40% .
Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, nguyên nhân còn do tín dụng trung dài hạn năm 2015 tăng trên 30% đặt ra nhu cầu cần cơ cấu lại nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng thương mại.
Từ những nguyên nhân này, Ủy ban này đưa ra dự báo, trong năm 2016, lãi suất sẽ tăng thêm khoảng 1 điểm % so với năm 2015 do lạm phát năm 2016 cao hơn năm 2015, do nhu cầu tăng vốn huy động của hệ thống tổ chức tín dụng (do vốn huy động những tháng đầu năm tăng trưởng chậm hơn tín dụng) và nhu cầu tăng vốn huy động kỳ dài hạn nhằm đáp ứng quy định của Thông tư 36 sửa đổi.
”Tuy nhiên, lãi suất cho vay sẽ vẫn trong mức kiểm soát để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, Báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định.
Dự báo này được đưa ra có vẻ như đã đúng với báo cáo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ cuối năm 2015, khi theo ông Bình, trong năm 2016, dư địa để giảm lãi suất rất khó. Vì thế, định hướng chung là ưu tiên giữ ổn định mặt bằng lãi suất, nhưng lãi suất cho vay trung và dài hạn sẽ cố gắng để hạ khoảng 0,3-05%.
Còn theo PGS.TS Đặng Ngọc Đức, Viện trưởng Viện Ngân hàng Tài chính (Đại học Kinh tế Quốc dân), lãi suất cũng là vấn đề phụ thuộc vào những quy luật của thị trường nên không thể kỳ vọng lãi suất tăng hay giảm trong những thời điểm cụ thể.
Tuy nhiên, về lãi suất cho vay, PGS.TS Đặng Ngọc Đức cho rằng mức lãi suất hiện nay đang rất hợp lý và thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận vốn ngân hàng. Vì thế, để giữ ổn định trước áp lực tăng, các ngân hàng phải rà soát lại chi phí hoạt động, cải tiến công nghệ, mô hình tổ chức… |