【borneo fc】Vì sao du lịch đường thủy tại TPHCM chưa phát triển?
Du lịch TPHCM đưa sản phẩm mới vào vận hành đón khách quốc tế |
Du khách trải nghiệm tour du thuyền đầu tiên ngắm hoàng hôn trên sông Sài Gòn. Ảnh: TSTtourist |
Đó là thông tin được ông Bùi Hòa An, Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải (GTVT) TPHCM đưa ra tại Hội nghị chuyên đề phát triển vận tải hành khách kết hợp du lịch đường thủy do UBND TPHCM tổ chức ngày 14/12.
TPHCM có mạng lưới giao thông đường thủy khá phát triển, bao gồm 101 tuyến, tổng chiều dài 913 km, từ tài nguyên phong phú và đa dạng. Thời gian qua TPHCM cũng đã hình thành nhiều tuyến vận tải hành khách kết hợp du lịch.
Tuy vậy, các sản phẩm du lịch còn hạn chế, chưa phong phú so với các địa phương và quốc gia có cùng tiềm năng. Điều này được thể hiện trong 11 tháng năm 2022, TPHCM đón 3,2 triệu lượt khách quốc tế, 27,9 triệu khách nội địa nhưng chỉ có 342.800 lượt khách du lịch trải nghiệm các sản phẩm đường thủy. Nếu tính tỷ lệ, con số này chỉ chiếm 1,14% trên tổng lượng khách du lịch đến thành phố.
Đánh giá về những nguyên nhân khiến phát triển giao thông, du lịch đường thủy chưa tương xứng với tiềm năng, ông Bùi Hòa An cho rằng, về quy hoạch, kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1829, cảng thủy nội địa hành khách khu vực TPHCM chỉ quy hoạch ở phạm vi khu vực, chưa xác định rõ quy hoạch vị trí, tuyến sông, quy mô, cỡ tàu, công suất cụ thể của các cảng thủy nội địa hành khách.
Hiện thành phố có 411 vị trí bến thủy nội địa, Sở GTVT TPHCM đã nhiều lần đề nghị cập nhật vào quy hoạch từng quận, huyện nhưng đã 3 năm chưa nhận được văn bản phản hồi của các quận, huyện, thành phố Thủ Đức. Điều này dẫn đến tình trạng có những bến tồn tại từ rất lâu, hoạt động thực tế đáp ứng yêu cầu địa phương nhưng do chưa có trong quy hoạch nên tạm thời phải đóng cửa. Các bến đang có phép lại trở thành không phép…
Ngoài ra, việc di chuyển trên các sông, kênh rạch bị hạn chế rất nhiều bởi rác, lục bình. Mỗi năm, UBND TPHCM cho phép Sở GTVT tổ chức vớt lục bình trên 5 tuyến sông, sản lượng trung bình vớt được 30 tấn/ngày nhưng trong đó chỉ khoảng 30% là lục bình, còn lại rác. Người dân vứt cả nệm, salon, tủ... xuống bờ sông gây ô nhiễm kênh rạch nghiêm trọng.
Bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trưởng phòng Phát triển sản phẩm du lịch, Sở Du lịch TPHCM chia sẻ, do những hạn chế về quy hoạch, quy định nên thành phố chưa có các dịch vụ vui chơi giải trí trên mặt nước. Các dịch vụ chèo thuyền sup, chèo kayak trên sông rất được ưa chuộng nhưng vì vướng các quy chuẩn an toàn nên chưa phát triển được. Các sản phẩm trên bến dưới thuyền cũng chưa đủ sức khai thác do điều kiện môi trường trên các dòng kênh, rạch không đáp ứng được. Do đó, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải, mùi hôi trên sông là việc cần ưu tiên giải quyết để tạo cơ sở cho các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư sản phẩm đa dạng, hấp dẫn.
Ngoài ra, tại hội nghị, các chuyên gia, doanh nghiệp cũng đã đề xuất một số giải pháp để khai thác hiệu quả tiềm năng vận tải đường thủy, đưa du lịch đường sông trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của thành phố. Đại diện Công ty TNHH Công nghệ xanh DP đề xuất, xây dựng các tuyến tàu sông liên tỉnh trong khu vực miền Đông và Tây Nam Bộ. Theo kết quả khảo sát thực tế hiện trạng các tuyến sông kênh có thể tổ chức mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy có đến 80% người dân được hỏi sẽ sử dụng tuyến buýt đường thủy liên tỉnh này.
Đối với các tuyến sông kênh nội thị sau khi được cải tạo kè bờ và môi trường nước cần thiết phải nghiên cứu phát triển theo mô hình mô hình du lịch thưởng trên sông Thị Nghè kết hợp với các dịch vụ tiện ích nhằm phục vụ các đối tượng cư dân hiện sinh sống trên địa bàn thành phố. Đối với tuyến sông Sài Gòn cần phát triển hơn nữa loại hình du lịch thưởng ngoạn và ngắm cảnh…
Theo dự thảo Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch đường thuỷ TPHCM giai đoạn 2022 – 2025, mục tiêu đến năm 2025, sản phẩm du lịch đường thủy được khai thác trên tất cả các tuyến sông Sài Gòn (Nhà Bè, Soài Rạp, Lòng Tàu), liên kết Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, Long An, Bến Tre và các tuyến kênh nội đô với ít nhất là 10 chương trình du lịch đường thủy; khai thác các chương trình du lịch kết nối từ các Cảng biển với các tuyến đường sông. Số lượng khách du lịch đường thủy đến thành phố năm 2022 và 2023 đạt khoảng 500 ngàn lượt khách/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Doanh thu du lịch đường thủy năm 2022 và 2023 đạt 300 tỷ đồng/năm và tăng khoảng 10% trong những năm tiếp theo. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch đường thủy trở thành một trong các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch tạo sự khác biệt của Thành phố, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của Thành phố. Phấn đấu, tổng số phương tiện vận chuyển đường thủy đến năm 2025 đạt 200 ca nô, 500 tàu, thuyền và du thuyền các loại. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Ray Tomlinson
- ·Thương mại điện tử Trung Quốc cạnh tranh bằng giao hàng miễn phí, siêu tốc
- ·Bình Định ứng dụng phần mềm Quản lý thiên tai để sơ tán dân mùa mưa bão
- ·Samsung Việt Nam khởi động chương trình “Chung dòng máu Việt 2022”
- ·Ngừng miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng gửi qua chuyển phát nhanh
- ·Chủ động tận dụng ưu đãi của doanh nghiệp Việt Nam trong CPTPP
- ·Nestlé Việt Nam được bình chọn là Doanh nghiệp Bền vững nhất Việt Nam 2 năm liên tiếp
- ·Bình Thuận diễn tập thực chiến nâng cao năng lực đảm bảo an toàn thông tin
- ·Nhận định, soi kèo Fortis Limited vs Abahani Limited Dhaka, 15h45 ngày 3/1: 3 điểm xa nhà
- ·Ông Lê Vũ Phong giữ chức Phó Tổng biên tập Tạp chí Đầu tư Tài chính
- ·Ngành Tài chính: Thành công lớn khi vượt thu trong bối cảnh hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế
- ·Chớp thời cơ từ thị trường xuất khẩu mới
- ·70% cơ quan báo chí Việt Nam sẽ đưa nội dung lên các nền tảng số
- ·Doanh nghiệp Cà Mau số hoá hoạt động sản xuất kinh doanh
- ·Đề nghị xử lý hình sự đối với vi phạm sim rác
- ·Mỹ cấm đầu tư vào công nghệ cao Trung Quốc
- ·Quảng Yên: Thí điểm mô hình “Xã, phường chuyển đổi số”
- ·Đẩy mạnh cấp đổi GPLX trực tuyến, Bình Định nằm top đầu tỷ lệ nộp hồ sơ
- ·Nga ra mắt mẫu máy bay chiến đấu Su
- ·Quảng Ngãi tổ chức tập huấn Tổ công nghệ số cộng đồng