会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【số liệu thống kê về real valladolid gặp espanyol】Vàm Lũng ngày mới!

【số liệu thống kê về real valladolid gặp espanyol】Vàm Lũng ngày mới

时间:2025-01-11 02:35:55 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:522次

Báo Cà MauCách đây 54 năm, vào ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ mang mật danh “Phương Ðông I” do Thuyền trưởng Lê Văn Một và đồng chí Bông Văn Dĩa, chở theo hơn 30 tấn vũ khí, xuất phát từ Hải Phòng. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, tàu đã cập bến Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Cách đây 54 năm, vào ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ mang mật danh “Phương Ðông I” do Thuyền trưởng Lê Văn Một và đồng chí Bông Văn Dĩa chở theo hơn 30 tấn vũ khí, xuất phát từ Hải Phòng. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, tàu đã cập bến Vàm Lũng thuộc ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.

Với vị trí là bến cuối cùng của đường Hồ Chí Minh trên biển, địa bàn hiểm trở với những cánh rừng dày đặc ven biển và nhiều kinh rạch chằng chịt, Vàm Lũng đã bảo vệ an toàn cho chiến sĩ cách mạng và những con tàu trong suốt 10 năm đạn bom ác liệt. Từ năm 1962-1972, tại bến Vàm Lũng có 76 chuyến tàu cập bến thành công, cung cấp hàng ngàn tấn vũ khí, đạn dược phục vụ cho chiến trường miền Nam. Ghi nhận những chiến tích của quân, dân địa phương, năm 2011, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao quyết định công nhận Khu Di tích du lịch văn hoá "Vàm Lũng - đường Hồ Chí Minh trên biển".

Một thời máu lửa

Vàm Lũng ngày trước còn hoang sơ, bao quanh bởi sông ngòi, kinh rạch, giữa là rừng, sau lưng là biển cả. Nghe tin bộ đội chọn Vàm Lũng làm nơi tiếp nhận và cất giấu vũ khí, 680 gia đình sống bên bờ sông Tân Ân bỏ nhà, vào các bìa rừng, cặp sông rạch để che chòi sinh sống, một mặt vừa canh chừng người lạ mặt, bọn bán nước len lỏi vào rừng sâu, mặt khác tiện bề tiếp tế lương thực cho cán bộ, chiến sĩ cách mạng.

Tuổi trẻ Ðồn Biên phòng Rạch Gốc và thanh niên địa phương tham gia làm GTNT.

Ông Huỳnh Văn Tuôi, tên thường gọi là Sáu Tuôi (nguyên là Trưởng Ðoàn Văn công Gió Thu) có thời gian dài sinh sống ở Khu Căn cứ Vàm Lũng, nhớ lại, nhiều ngôi nhà bị đốt, vô số dân thường ở khu rừng ấy bị giặc thẳng tay sát hại, thế nhưng đồng bào ta không nửa lời khai báo để đảm bảo an toàn cho khu căn cứ tập kết vũ khí đánh giặc. Sự đồng lòng, đoàn kết, đùm bọc giữa quân và dân góp phần giữ vững thành trì Khu Căn cứ Vàm Lũng và cũng góp phần cùng với Nhân dân cả nước đánh thắng kẻ thù xâm lược.

Sau ngày miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, các hộ dân năm xưa trở lại bờ sông Tân Ân (nay là thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển) sinh sống. Những hộ nào chưa có đất thì được Nhà nước cấp đất, đất ít thì được chia thêm, cùng nhau xây dựng lại nhà cửa, tạo dựng cuộc sống mới. Ðối với gia đình ông Sáu Tuôi, sau 11 lần di dời nhà do bị giặc đốt và để phục vụ mục đích của cách mạng, gia đình ông cũng về được với mảnh đất cha ông để lại, nay thuộc Khóm 3, thị trấn Rạch Gốc.

Ðến nay, gia đình ông Sáu Tuôi phần lớn hộ dân Tân Ân năm xưa giờ đây có cuộc sống ổn định. Một phần nhờ sự cần cù, siêng năng lao động của Nhân dân trong vùng; một phần nhờ biết tận dụng lợi thế mà thiên nhiên đã ưu ái cho vùng đất này, đó là đánh bắt, khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, khai thác tiềm năng du lịch, dịch vụ và trồng rừng.

Hiện nay, đường Hồ Chí Minh đã chạy qua địa bàn, nối liền Ðất Mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống giao thông của huyện Ngọc Hiển nói chung, thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân nói riêng. Số nhà cơ bản, bán cơ bản và các dịch vụ thay nhau mọc lên; đường giao thông được bê-tông hoá, Nhân dân đi lại dễ dàng; điện, nước đảm bảo phục vụ Nhân dân trong sinh hoạt; trẻ em đều được đến trường đúng độ tuổi và được vui chơi giải trí.

Phát huy truyền thống anh hùng

Song hành với các chính sách đầu tư nhằm tạo đà cho thị trấn Rạch Gốc và xã Tân Ân từng bước chuyển mình, thời gian qua, Ðảng bộ, chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm những gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Ðó cũng là một trong những phần việc thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với những người đã hy sinh xương máu để giành lại độc lập, tự do cho đất nước.

Tháp tùng cùng cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng Rạch Gốc và Ðoàn Thanh niên xã Tân Ân đến thăm gia đình bà Ba Ưa, ngụ ấp Dinh Hạn, xã Tân Ân, con gái thứ 3 của Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân Bông Văn Dĩa, chúng tôi được bà chia sẻ, gia đình được các cấp quan tâm xây dựng một gian thờ Anh hùng Bông Văn Dĩa và trưng bày các hiện vật trên đoàn tàu không số năm xưa. Vào các ngày lễ, Tết, Ðồn Biên phòng Rạch Gốc và các đơn vị trên địa bàn đều đến thăm hỏi, động viên gia đình, có phần quà, bó hương gọi là lòng thành kính tưởng nhớ những người có công.

Ngoài Khu Di tích Vàm Lũng, trên địa bàn còn có Khu Di tích Gốc Me, nơi đây từ trước năm 1940 thầy giáo Phan Ngọc Hiển đã đứng ra tổ chức dạy học xoá mù chữ, rồi thành lập Hội Tương tế, giúp nhau trong cuộc sống, thành lập Hội Bóng đá để rèn luyện thể lực. Các hoạt động đó nhằm đánh lừa tai mắt của địch và cũng tại đây, thầy giáo Hiển, người cộng sản kiên trung đã hun đúc được lý tưởng cộng sản cho người dân xứ biển, nung nấu tinh thần đấu tranh khởi nghĩa Hòn Khoai vào ngày 13/12/1940. Hiện nay, gốc me được địa phương gọi là "Gốc me truyền thống". Vì vậy, nơi đây cũng là địa điểm để các thế hệ trẻ lực lượng vũ trang và địa phương tổ chức sinh hoạt giáo dục truyền thống.

Trung tá Nguyễn Văn Việt, Chính trị viên Ðồn Biên phòng Rạch Gốc, cho biết, thị trấn Rạch Gốc được tách ra từ xã Tân Ân cũ, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội có thuận lợi hơn xã Tân Ân. Hiện nay, Rạch Gốc có đường ô-tô về tới trung tâm; hệ thống giao thông nông thôn nối liền 10/10 khóm và nhiều công trình dân sinh khác phục vụ sự phát triển kinh tế của địa phương theo cơ cấu ngư - nông - lâm nghiệp và dịch vụ. Còn đối với Tân Ân, hiện vẫn còn nhiều khó khăn do hệ thống giao thông cách trở, số dân tái định cư nhiều, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư xây dựng đúng mức. Cùng với phát triển kinh tế, xã hội, hệ thống chính trị của xã Tân Ân được huyện Ngọc Hiển quan tâm củng cố, kiện toàn, nâng cao cả về chất lượng và số lượng. Hiện nay, xã Tân Ân, thị trấn Rạch Gốc đang kêu gọi đầu tư xây dựng cơ bản từ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; phát huy hiệu quả các dự án đầu tư công, chính sách chăm lo cho các gia đình chính sách, đối tượng nghèo.

Riêng Ðồn Biên phòng Rạch Gốc đã vận động, đóng góp xây cất hàng chục căn nhà cho gia đình chính sách. Vào các dịp lễ, Tết đều tổ chức thăm hỏi, tặng quà, khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hàng trăm lượt người dân và đối tượng chính sách trên địa bàn. Ðồng thời, bám nắm địa bàn, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới biển.

Chiến tranh đã lùi về quá khứ, Vàm Lũng ngày nay thay da đổi thịt từng ngày, đời sống Nhân dân ngày càng no ấm. Sống trong hoà bình, Nhân dân ở đây đang chung tay xây dựng quê hương ngày thêm giàu mạnh. Sự chuyển mình mạnh mẽ ấy cũng đòi hỏi Ðảng bộ, Nhân dân ở vùng đất anh hùng này nỗ lực phấn đấu nhiều hơn trong thời hội nhập, xứng đáng là trung tâm đầu não kinh tế - xã hội của huyện Ngọc Hiển./.

Bài và ảnh: Lê Khoa

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
  • Chồng phát hiện vợ bị cắt cổ trong phòng trọ ở Sài Gòn
  • Xét xử vụ nổ súng khiến 16 người thương vong ở Đắk Nông
  • Bắt nghi phạm giết cụ bà cho vào bao tải ở Vĩnh Phúc
  • Thời tiết Hà Nội 25/8: Nắng nóng oi bức xen kẽ mưa giông
  • Vai trò em trai ông Đinh La Thăng trong vụ Trịnh Xuân Thanh tham ô
  • Xét xử vụ án Đinh La Thăng: Nỗi ân hận, lời xin lỗi và lời hứa của ông Thăng
  • Tin pháp luật số 4: ‘Phi công’ cứa cổ người tình và thầy giáo 'yêu râu xanh'
推荐内容
  • Bé 8 tháng tuổi được cho vào thùng thả xuống tầng 1 trong vụ cháy chung cư mini
  • Ghen tuông, đoạt mạng vợ trước mắt 2 con thơ
  • Người phụ nữ bị giết trong vườn cây bệnh viện là tài xế xe ôm
  • Vụ bà nội giết cháu ở Thanh Hóa: Khởi tố bà nội tội giết người
  • Email của thành phố Hà Nội bị tin tặc lợi dụng
  • Xử Trịnh Xuân Thanh: 'Ai cũng chối tội, bị cáo giúp sức cho ai?'