当前位置:首页 > Thể thao

【giao hữu quốc tế u19】Vai trò, vị thế Việt Nam

Đánh giá về công tác đối ngoại nhiệm kỳ 2016-2020,òvịthếViệgiao hữu quốc tế u19 Dự thảo Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối tác. Chủ động tham gia xây dựng các nguyên tắc, chuẩn mực trong các thể chế đa phương khu vực và toàn cầu; xử lý đúng đắn, hiệu quả quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác khác.

Đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân được triển khai đồng bộ và toàn diện. Tiếp tục hoàn thiện và thực thi có hiệu quả cơ chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại; tăng cường công tác bảo hộ công dân và công tác người Việt Nam ở nước ngoài. Hội nhập quốc tế tiếp tục được triển khai chủ động, tích cực, tạo không gian quan hệ rộng mở, tranh thủ được sự hợp tác, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế. Vị thế, uy tín, vai trò của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới ngày càng được nâng cao”.

Phóng viên TTXVN thực hiện loạt 5 bài viết: "Vai trò, vị thế Việt Nam - Nhìn từ nhiệm kỳ Đại hội XII", trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc:

Bài 1: Đưa các quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu, hiệu quả

Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ định hướng hoạt động đối ngoại: “Nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại, tiếp tục đưa các mối quan hệ hợp tác đi vào chiều sâu...”

Từ chủ trương “muốn là bạn” đến “sẵn sàng là bạn”, “là bạn, là đối tác tin cậy”, “là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế”, Đảng từng bước chuyển sang định hướng đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế... Thứ tự ưu tiên trong quan hệ với các đối tác là các nước láng giềng, các đối tác lớn, đối tác quan trọng, trong đó nhấn mạnh yêu cầu phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với Lào, Campuchia và Trung Quốc; thúc đẩy quan hệ với các đối tác phát triển, có tiềm lực lớn, phục vụ thiết thực cho mục tiêu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thắt chặt quan hệ với các nước láng giềng, khu vực

Trong nhiệm kỳ Đại hội XII, thực hiện quan điểm “chú trọng phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị truyền thống với các nước láng giềng”, quan hệ đoàn kết, hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thiết thực. Quan hệ Việt Nam - Campuchia được tăng cường trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục được củng cố, phát triển lành mạnh, ổn định.

Trải qua những thăng trầm của lịch sử, quan hệ Việt Nam – Lào đã được tôi luyện, thử thách và không ngừng đơm hoa kết trái, trở thành mối quan hệ “hữu nghị vĩ đại” của hai dân tộc. Trong cuộc điện đàm mới đây, nhân chúc mừng thành công Đại hội Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Thongloun Sisoulith cùng khẳng định việc không ngừng củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện Việt Nam – Lào, coi đây là vấn đề chiến lược, có ý nghĩa sống còn, có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước, góp phần tích cực vào hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. Hai nhà lãnh đạo khẳng định, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, hai bên cũng sẽ làm hết sức mình cùng nhau bảo vệ, giữ gìn, vun đắp mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào ngày càng phát triển, mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững và truyền tiếp cho thế hệ mai sau.

Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, văn hóa, giáo dục, giao lưu nhân dân được mở rộng, mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xây dựng và phát triển ở mỗi nước. Năm 2020, nhờ sự phối hợp chặt chẽ và chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ hai nước, nhiều dự án hợp tác trọng điểm giữa Việt Nam và Lào đã có những bước tiến căn bản như: Cảng Vũng Áng, sân bay Noong-khang, các dự án kết nối đường bộ, đường sắt và đặc biệt là công trình Nhà Quốc hội Lào...

Với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài,” trong 5 năm qua, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Campuchia không ngừng được củng cố. Chuỗi hoạt động kỷ niệm chung 40 năm ngày hai dân tộc sát cánh bên nhau chống lại chế độ diệt chủng Khmer Đỏ và Tổng kết về công tác phân giới, cắm mốc biên giới đất liền, ký 2 văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả (84%) công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền giữa hai nước, là hai điểm nhấn quan trọng trên chặng đường phát triển của mối quan hệ hợp tác “không thể tách rời” Việt Nam - Campuchia.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương của Việt Nam đã hỗ trợ các trang thiết bị y tế nhằm chia sẻ những khó khăn của Campuchia, đồng thời tiếp tục duy trì thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, phối hợp chặt chẽ trong các cơ chế đa phương, trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Kim ngạch thương mại song phương năm 2019 đạt 5,27 tỷ USD, vượt mục tiêu 5 tỷ USD dự kiến cho năm 2020. Nói về mối quan hệ Việt Nam - Campuchia, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định “Việt Nam mãi mãi là người bạn láng giềng thủy chung, trước sau như một của Campuchia”; còn Thủ tướng Campuchia Hun Sen bày tỏ mong muốn “Mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Campuchia mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững”.

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc mặc dù có những lúc thăng trầm, nhưng hữu nghị và hợp tác luôn là dòng chảy chính. 5 năm qua, hai bên đã tiến hành nhiều hoạt động trao đổi bằng nhiều hình thức linh hoạt, đạt kết quả tốt, góp phần tăng cường quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Thành công của Năm APEC 2017 cho thấy vai trò của Việt Nam là một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, đồng thời cho thấy những đóng góp của Việt Nam góp phần thúc đẩy hòa bình, hợp tác và thịnh vượng của khu vực. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN 

分享到: