【nhận định trận manchester】Kinh tế châu Á trước “làn sóng” thuế quan toàn cầu mới

作者:World Cup 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 05:06:18 评论数:
Tiền đề để Việt Nam trở thành “con hổ kinh tế châu Á” Chính sách thuế quan của Mỹ có thể gây áp lực lên nhiều nền kinh tế châu Á
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho các nền kinh tế châu Á.
Căng thẳng thương mại Mỹ-Trung mang đến cơ hội cho các nền kinh tế châu Á.

Cụ thể, Mỹ đã hoàn tất việc xem xét lại thuế quan theo Mục 301 của Đạo luật Thương mại Mỹ năm 1974, tăng thuế đối với một loạt sản phẩm của Trung Quốc. Canada cũng công bố mức thuế 100% đối với xe điện (EV), cùng với mức thuế 25% đối với các sản phẩm thép và nhôm của Trung Quốc, trong khi Liên minh châu Âu (EU) bỏ phiếu ủng hộ mức thuế lên tới 45% đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc.

Việc Mỹ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ làm giảm chi tiêu thực tế của các hộ gia đình Mỹ và Trung Quốc, đồng thời làm giảm nhu cầu đối với hàng hóa cuối cùng do nước ngoài sản xuất. Thiệt hại đối với các ngành công nghiệp của Trung Quốc sẽ tác động đến chuỗi cung ứng toàn cầu, làm suy yếu nhu cầu đối với hàng hóa trung gian được sản xuất tại các nước thứ ba.

Hiệu ứng lan tỏa này sẽ rõ rệt hơn ở các quốc gia có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Nghiên cứu cho thấy ngành thiết bị điện và quang học của Hàn Quốc và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) sẽ thu hẹp đáng kể do có mối liên kết đầu vào-đầu ra chặt chẽ với công nghiệp Trung Quốc. Mặc dù hậu quả tiêu cực là rõ ràng, nhưng việc Mỹ tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc cũng mang đến cơ hội cho các quốc gia châu Á khác. Năm 2012, Mỹ đã công bố áp thuế chống bán phá giá đối với máy giặt nhập khẩu từ Mexico và Hàn Quốc. Để đối phó, Samsung và LG đã chuyển cơ sở xuất khẩu từ Hàn Quốc sang Trung Quốc. Năm 2016, khi Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, các công ty này đã chuyển cơ sở xuất khẩu sang Đông Nam Á.

Ngoài việc tái phân bổ sản xuất trong các mạng lưới hiện có hoặc các sản phẩm cụ thể, chuỗi cung ứng sản xuất tại châu Á đang được tối ưu hóa lại. Bằng chứng cụ thể là sự gia tăng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Malaysia, với vốn đầu tư được phê duyệt từ năm 2021-2024 đã tăng gấp đôi so với giai đoạn 2015-2017.

Đông Nam Á đang có tiềm năng trở thành trọng tâm trong quá trình tối ưu hóa lại này, khi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung leo thang. Trong cuộc khảo sát năm 2023 của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC), Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc, trở thành quốc gia triển vọng thứ hai cho hoạt động kinh doanh ở nước ngoài của các công ty Nhật Bản. Trong số các công ty lựa chọn Việt Nam, 22,2% cho rằng lý do lựa chọn của họ là "đa dạng hóa rủi ro". 20,6% những người ủng hộ Philippines - quốc gia được xếp hạng triển vọng thứ 8 - cũng nhấn mạnh yếu tố tương tự.

Theo khảo sát của JBIC, các công ty luôn xếp hạng "thực tiễn chính trị và pháp lý ổn định" là một trong những yếu tố hàng đầu - cùng với chất lượng sản phẩm, năng lực của nhà cung cấp và các mối quan hệ hiện có - khi lựa chọn nhà cung cấp. Việc tăng cường các điều kiện này không chỉ mang lại lợi ích cho nền kinh tế của các quốc gia mà còn hỗ trợ hoạt động hiệu quả của chuỗi cung ứng toàn cầu.