【truc bóng đá hôm nay】Triển vọng tăng trưởng đằng sau những con số đẹp

作者:Thể thao 来源:La liga 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-11 10:11:57 评论数:

Nền kinh tế tăng trưởng tốt cả về sức cầu nội địa và xuất khẩu ròng.

Nền kinh tế tăng trưởng tốt cả về sức cầu nội địa và xuất khẩu ròng.

Tuy nhiên,ểnvọngtăngtrưởngđằngsaunhữngconsốđẹtruc bóng đá hôm nay đằng sau những con số này vẫn tiềm ẩn những quan ngại làm chúng ta lo lắng về triển vọng 2019. Đây là nhận định của chuyên gia kinh tế, giảng viên Đại học Fulbright Nguyễn Xuân Thành, trong cuộc trả lời phỏng vấn TBTCVN.

PV: Thưa ông, ông đánh giá thế nào về những số liệu kết quả kinh tế vĩ mô năm 2018 mới được công bố?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Năm 2018, chúng ta đã có những chỉ số vĩ mô rất tốt so với 10 năm trở lại đây, gần như không chỉ số nào diễn biến theo hướng tiêu cực. GDP tăng trưởng cao nhất 10 năm, lạm phát giữ được ở mức thấp hơn khá nhiều so với chỉ tiêu 4%, cho dù có nhiều áp lực từ giá dầu, giá hàng hoá… Tăng trưởng đến từ cả công nghiệp chế biến chế tạo và dịch vụ, nông nghiệp tăng cao hơn hẳn so với năm 2017. Sức cầu của nền kinh tế tăng trưởng tốt cả về sức cầu nội địa và xuất khẩu ròng. Đó là những con số đẹp mà chúng ta được nghe từ các báo cáo của cơ quan quản lý nhà nước. Tuy nhiên, đằng sau những con số này vẫn tiềm ẩn những quan ngại làm chúng ta lo lắng về triển vọng 2019.

Về phía sản xuất, các doanh nghiệp (DN) FDI vẫn tăng trưởng mạnh, nhưng tăng trưởng của Samsung, các DN lắp ráp điện tử chậm hẳn lại. Đổi lại, một số ngành mà chúng ta thực hiện chính sách tăng cường thay thế nhập khẩu tăng trưởng cao, nhờ đó sản xuất trong nước gia tăng thay thế nhập khẩu như xe hơi, chế biến dược phẩm. Điều này cũng có thể tốt cho năm 2018 nhưng xu hướng những ngành tăng trưởng mạnh lại là những ngành thay thế nhập khẩu thì không hẳn là tín hiệu tích cực.

Ông Nguyễn Xuân Thành
Ông Nguyễn Xuân Thành


Về phía tổng cầu, sức mua tăng mạnh là xu hướng tích cực cho kinh tế Việt Nam khi tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Trong trung hạn, đây là động lực tăng trưởng mạnh nhất về tiêu dùng trong nước và gia đình. Tuy nhiên về đầu tư, dù tỷ lệ đầu tư toàn xã hội trên GDP vẫn đạt 34% nhưng nhìn vào cả 3 khu vực đều có trục trặc. Môi trường đầu tư không được cải thiện nhiều. Đầu tư dài hạn không tăng trưởng tốt, ngoại trừ việc tăng đầu tư của các tập đoàn tư nhân lớn từ tín dụng ngân hàng. Năm 2018, vốn đăng ký FDI giảm so với năm 2017 dù giải ngân vẫn tốt nhờ vốn đăng ký những năm trước. Tuy nhiên vốn đăng ký năm nay giảm có thể kéo vốn giải ngân năm sau thấp, dù chúng ta hy vọng chiến tranh thương mại sẽ kéo thêm vốn FDI từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Điều quan trọng ở đây là môi trường đầu tư phải thực sự được cải thiện thì mới thúc đẩy được vốn đầu tư từ các DN vừa và nhỏ. Một vấn đề nữa của năm 2018 là giải ngân vốn đầu tư công rất chậm. Dù kinh tế không hẳn dựa vào đầu tư công nhưng nếu tiền ngân sách không được giải ngân hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng năm 2019 và cả những năm sau.

PV: Thông thường các năm chúng ta có mức tăng trưởng thấp vào đầu năm và cao dần vào cuối năm. Tuy nhiên, xu hướng năm nay ngược lại, cao ở đầu năm và thấp hơn vào cuối năm. Điều này liệu có ảnh hưởng đến đà tăng trưởng của năm 2019 hay không, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Thành:Điều này xảy ra vì nền kinh tế của chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều từ chu kỳ sản xuất của DN. Trước đây, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước vì chu kỳ sản xuất của DN Việt Nam là thường chậm vào quý I, vào dịp Tết, sang quý II, quý III trở lại sản xuất bình thường. Đến quý IV thì gấp rút sản xuất hàng cuối năm, giải ngân nhiều, đẩy mạnh đầu tư, nên quý IV tăng trưởng cao nhất. Tuy nhiên, hiện nay kinh tế bị ảnh hưởng bởi chu kỳ sản xuất, chu kỳ công nghệ của các DN FDI, nhất là DN lắp ráp điện tử, điện thoại di động. Khi họ đưa ra mẫu điện thoại mới, đơn hàng mới thì sản xuất quý đó tăng trưởng cao. Do đó, năm 2018, quý I đạt mức tăng trưởng mạnh nhờ sản xuất của các DN FDI, đến quý II chậm lại, quý III tăng trưởng tốt hơn một chút và hy vọng quý IV cũng tương tự. Nếu như vậy, mức tăng trưởng cả năm khoảng 7%. Còn nếu quý IV tăng trưởng chậm hơn quý III thì tăng trưởng cả năm chỉ 6,9%.

PV: Theo dự báo, năm tới hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng chậm lại. Theo ông, điều này có tác động đến kinh tế Việt Nam như thế nào?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam, nhưng lại là thị trường có tốc độ tăng trưởng cao gần nhất, cùng với Hàn Quốc. Sự suy giảm của hai thị trường này có thể khiến xuất khẩu của chúng ta chậm hơn. Mặc dù, chúng ta có thể có một số lợi ích từ chiến tranh thương mại khi một số ngành hàng của Trung Quốc xuất sang Mỹ chịu thuế cao hơn, khiến một số mặt hàng tương tự của Việt Nam có thể hưởng lợi. Tuy nhiên, nhìn tổng quát thì tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam có thể chậm lại. Chính vì vậy, để có tăng trưởng tốt trong năm 2019 thì, như tôi đã nêu ở trên, sức cầu trong nước và đặc biệt là đầu tư phải được cải thiện.

Ảnh minh họa

PV: Năm qua, hầu như chúng ta không có dự án đầu tư hạ tầng giao thông lớn nào được triển khai. Tuy nhiên, ở một số địa phương đã có những dự án được thực hiện bằng huy động nguồn lực xã hội. Ông đánh giá thế nào về vai trò của chính quyền địa phương trong việc huy động đầu tư tư nhân, trong bối cảnh đầu tư công nói chung đang có những khó khăn?

Ông Nguyễn Xuân Thành: Giai đoạn trước, chúng ta đã triển khai đầu tư rất lớn mà hiệu quả không cao, vẫn chưa tạo được cơ sở hạ tầng hoàn thiện, nền kinh tế vẫn thiếu những hạ tầng giao thông mang tính kết nối. Việc phát huy vai trò chủ động của địa phương, thu hút khu vực tư nhân vào đầu tư cơ sở hạ tầng là cần thiết.

Tuy nhiên, bối cảnh hiện nay là chúng ta đang siết chặt việc quản lý đầu tư công để tránh tham nhũng, lãng phí, nên bắt buộc về mặt luật pháp, quản lý đầu tư phải được thực hiện rất chặt chẽ. Chính vì vậy, tôi thấy sự rụt rè của cơ quan quản lý trong việc phê duyệt các dự án đầu tư, ở cả tư nhân và khu vực FDI. Tuy vậy, việc quản lý chặt chẽ cũng làm giảm tính chủ động, đổi mới, chẳng hạn tự làm hay bắt tay tư nhân thì dễ bị vướng những vi phạm. Vì thế, điều này phụ thuộc rất lớn vào vai trò của lãnh đạo địa phương. Nhìn những ngành, những địa phương đã thành công thì chúng ta thấy vai trò cá nhân của lãnh đạo là rất quan trọng. Họ vừa phải tạo được niềm tin của nhà đầu tư, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng quá trình đấu thầu, ký kết, thực hiện đúng quy định.

PV: Xin cảm ơn ông!

H.Y (ghi)

最近更新