您的当前位置:首页 > Cúp C2 > 【nhan dinh bong da ha lan】Đẩy mạnh thu ngân sách bù đắp thiếu hụt vốn đầu tư công trung hạn 正文

【nhan dinh bong da ha lan】Đẩy mạnh thu ngân sách bù đắp thiếu hụt vốn đầu tư công trung hạn

时间:2025-01-10 20:56:40 来源:网络整理 编辑:Cúp C2

核心提示

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạnBổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho NHNN và 5 địa ph nhan dinh bong da ha lan

day manh thu ngan sach bu dap thieu hut von dau tu cong trung hanĐiều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn
day manh thu ngan sach bu dap thieu hut von dau tu cong trung hanBổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn cho NHNN và 5 địa phương
day manh thu ngan sach bu dap thieu hut von dau tu cong trung hanNghị quyết điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020
day manh thu ngan sach bu dap thieu hut von dau tu cong trung han
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về việc phân bổ,Đẩymạnhthungânsáchbùđắpthiếuhụtvốnđầutưcôngtrunghạnhan dinh bong da ha lan sử dụng nguồn dự phòng Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Trong phiên họp Quốc hội sáng nay, 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình về việc phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách Trung ương (NSTW) trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; bổ sung danh mục dự án mới từ nguồn điều chỉnh nội bộ và dự phòng 10% tại bộ, ngành, địa phương và một số nội dung liên quan đến việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 71/2018/QH14 ngày 12/11/2018 của Quốc hội về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương liên quan triển khai, tổng hợp phương án phân bổ nguồn dự phòng chung vốn NSTW trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn vốn NSTW trong nước (bao gồm trái phiếu Chính phủ) giai đoạn 2016-2020 cho các dự án mới từ điều chỉnh nội bộ và nguồn dự phòng 10% tại bộ, ngành và địa phương và một số nội dung liên quan đến việc giao kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Chính phủ cũng đã có các tờ trình số 110/TTr-CP và số 111/TTr-CP ngày 29/3/2019, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về những nội dung nêu trên, đồng thời, có báo cáo số 178/BC-CP ngày 7/5/2019 về việc tiếp thu, giải trình một số ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, về xác định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn: Trên cơ sở đánh giá giữa kỳ Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 đã được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, tổng số vốn kế hoạch đầu tư nguồn NSTW được giao hằng năm trong cả giai đoạn để thực hiện và giải ngân ước đạt 964,95 nghìn tỷ đồng, bằng 86,16% tổng số vốn NSTW dự kiến trong kế hoạch trung hạn (1,12 triệu tỷ đồng, bao gồm cả dự phòng chung).

Để giải quyết phần thiếu hụt (155,05 nghìn tỷ đồng), Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thu ngân sách, chủ động rà soát, sắp xếp, điều chỉnh hợp lý kế hoạch trung hạn, hằng năm và tiến độ thực hiện các dự án của đơn vị mình; ưu tiên bổ sung cho đầu tư từ các nguồn dự phòng NSTW hằng năm, tăng thu, tiết kiệm chi (nếu có)... để thực hiện.

Trong trường hợp không bù đắp đủ, phần còn lại sẽ được tiếp tục cân đối trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm quá trình đầu tư công được liên tục. Đồng thời, Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát kế hoạch đầu tư nguồn NSTW năm 2019 và năm 2020, điều chuyển vốn kế hoạch giữa các dự án, xây dựng phương án phân bổ hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tạo nguồn để thực hiện các dự án sử dụng nguồn dự phòng chung khi đủ thủ tục đầu tư theo quy định.

Liên quan đến nội dung cân đối giữa việc tăng kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn ODA lên 60 nghìn tỷ đồng và giảm tương ứng kế hoạch đầu tư trung hạn nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP), Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Theo báo cáo đánh giá giữa kỳ, tổng số vốn TPCP ước thực hiện của cả giai đoạn 5 năm đạt khoảng 196,76 nghìn tỷ đồng. Theo đó, số vốn TPCP dự kiến không thực hiện hết của kế hoạch trung hạn là khoảng 63,24 nghìn tỷ đồng, cao hơn số vốn ODA đã được Quốc hội cho phép bổ sung tại Nghị quyết số 71/2018/QH14.

Bên cạnh việc điều chỉnh ngay từ khâu lập kế hoạch vốn hàng năm giữa 2 nguồn vốn này, Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, nhất là các đơn vị sử dụng nhiều vốn TPCP triển khai rà soát khả năng thực hiện và giải ngân của các dự án lớn để có sự điều chỉnh phù hợp. Như vậy, việc đảm bảo đủ vốn ODA theo kế hoạch là khả thi và không ảnh hưởng đến việc sử dụng nguồn dự phòng chung của kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020.

“Căn cứ yêu cầu thực tế của nền kinh tế, việc phân bổ dự phòng chung tại thời điểm hiện nay là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý quan trọng về vốn để các bộ, ngành, địa phương thực hiện các thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, phê duyệt quyết định chủ trương đầu tư các dự án mới, phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh các dự án đã có trong danh mục kế hoạch trung hạn, khắc phục tình trạng “con gà, quả trứng”. Nếu không có bước phân bổ này, các dự án sẽ bị tắc do chưa đủ thủ tục đầu tư theo quy định và không thể triển khai được ngay cả khi có vốn”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói.

Về một số nội dung báo cáo Quốc hội liên quan đến danh mục dự án mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nêu rõ: Thực hiện ý kiến kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 33, Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, cho phép bổ sung các dự án mới sử dụng nguồn vốn từ điều chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn và dự phòng 10% tại các bộ, ngành, địa phương vào danh mục dự án của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; điều chỉnh, thay tên một số dự án của thành phố Đà Nẵng và Văn phòng Trung ương Đảng; bổ sung kế hoạch và dự toán NSTW năm 2019 vốn viện trợ không hoàn lại cho dự án hỗ trợ kỹ thuật của TP. HCM.

Liên quan đến Tờ trình số 110/TTr-CP của Chính phủ, trên cơ sở tổng hợp, xây dựng phương án cân đối, dự kiến phân bổ dự phòng chung vốn NSTW trong nước còn lại giai đoạn 2016-2020 và nguồn 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh số vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị giao Chính phủ: Thông báo danh mục dự án và số vốn dự kiến bố trí cho từng dự án cho các bộ, ngành, địa phương có liên quan để có căn cứ triển khai các thủ tục đầu tư của chương trình, dự án theo quy định, nhất là thủ tục thẩm định nguồn vốn và cân đối vốn để quyết định chủ trương đầu tư hoặc điều chỉnh quyết định đầu tư dự án.

Cho phép bố trí 4.069 tỷ đồng từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia để thanh toán nợ đền bù, giải phóng mặt bằng dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của Bộ Giao thông Vận tải.

Cân đối nguồn lực trong phạm vi dự toán NSNN cho đầu tư phát triển năm 2020 và các nguồn khác như tăng thu, tiết kiệm chi... để bố trí thực hiện các dự án đủ thủ tục đầu tư theo quy định…

Liên quan đến Tờ trình số 111/TTr-CP, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị: Giao Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án và quyết định giao bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 theo quy định; bố trí 391,372 tỷ đồng từ nguồn dự phòng 10% vốn NSTW tại địa phương để bố trí, hoàn thành dứt điểm các dự án thuộc Chương trình kiên cố hóa kênh mương và đường giao thông nông thôn…