当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh

【nhận định trận thụy sĩ】Thu hút FDI: Kỷ lục mới và những hoán đổi ngoạn mục

thu hut fdi ky luc moi va nhung hoan doi ngoan muc

Trong năm 2017,útFDIKỷlụcmớivànhữnghoánđổingoạnmụnhận định trận thụy sĩ nguồn vốn FDI có nhiều hy vọng sẽ thiết lập thêm các kỷ lục mới. Ảnh: H.A.

Gần 20 tỷ USD được rót vào Việt Nam

Năm 2017 đi qua được nửa chặng đường và với số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký lên tới 19,2 tỷ USD, vốn FDI vào Việt Nam đã tăng hơn 50% so với năm 2016 đồng thời thiết lập đỉnh cao mới. Theo con số vừa được Cục Đầu tư nước ngoài công bố, trong 6 tháng đầu năm, có 1.183 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,83 tỷ USD. Cùng với đó có 549 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,14 tỷ USD và 2.501 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN với tổng giá trị góp vốn là 2,24 tỷ USD, riêng nguồn vốn từ góp vốn, mua cổ phần có mức tăng cao nhất khi tăng tới 97,6% so với cùng kỳ 2016 và đây cũng được xem là hiện tượng, là điểm nhấn cần lưu ý trong bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài.

Phân tích con số hơn 19 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam cho thấy đã có những cuộc soán ngôi ngoạn mục trong bức tranh thu hút đầu tư nước ngoài. Nếu như từ đầu năm đến nay, Hàn Quốc giữ ngôi đầu bảng trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam thì đến thời điểm này, Nhật Bản đã vươn lên vị trí dẫn đầu. Tuy nhiên, nếu tính lũy kế trong 30 năm qua thì ngôi vị quán quân vẫn đang do Hàn Quốc nắm giữ. Giúp cho Nhật Bản vươn lên trong 6 tháng đầu năm 2017 chính là Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 tại Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư 2,793 tỷ USD vừa được phía Việt Nam cấp giấy chứng nhận đầu tư. Một điều thú vị là dự án này không chỉ giúp hoán đổi ngôi vị trong danh sách quốc gia đầu tư vào Việt Nam mà còn thúc đẩy Thanh Hóa trở thành địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất trong 6 tháng đầu năm nay.

Rõ ràng dù có những cảnh báo về nguy cơ sụt giảm của nguồn vốn FDI khi Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP, nhưng kết quả trong 6 tháng của năm 2017 cho thấy, môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam vẫn đang thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài mà không phải quá lệ thuộc vào Hiệp định này.

Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, Trưởng Bộ môn Quản trị Tài chính Quốc tế, Khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), 6 tháng đầu năm 2017 Việt Nam thu hút được gần 20 tỷ USD, đây thực sự là con số rất ấn tượng và con số này thể hiện nhiều vấn đề. Về khách quan cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt và được các nhà kinh tế trên thế giới đánh giá là một trong những quốc gia có sự phát triển nhanh nhất khu vực , do đó các nhà đầu tư đổ vào Việt Nam nhiều hơn. Bên cạnh đó, việc Việt Nam cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà cho nhà đầu tư nước ngoài đã được các nhà đầu tư nước ngoài thừa nhận thông qua các cuộc tiếp xúc giữa cơ quan chức năng với DN, đây cũng là điều kiện làm cho nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam nhiều hơn.

Kỳ vọng làn sóng mới

Theo các chuyên gia, việc nguồn vốn đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc tăng cao trong thời gian qua là tín hiệu đáng mừng bởi đây cũng là những quốc gia trong khu vực có trình độ khoa học công nghệ và quản trị tốt. Bên cạnh đó, nguồn vốn đầu tư từ Mỹ, một số nước từ châu Âu như Đức, Hà Lan, Thụy Sỹ, Bỉ… cũng đang tăng lên. Theo PGS. TS Đinh Trọng Thịnh, trong thời gian qua Việt Nam đã có quan hệ tốt và sự vận động sát và đúng với nhà đầu tư từ Nhật Bản, Mỹ và các quốc gia có tiềm lực về khoa học công nghệ, nhờ đó có sự tăng trưởng mạnh mẽ vốn đầu tư từ các quốc gia như Nhật, Mỹ, một số nước châu Âu. Đây là tín hiệu đáng mừng, vì chúng ta hướng tới thu hút đầu tư từ các nước có công nghệ nguồn để tạo ra bước tăng trưởng về khoa học công nghệ cũng như nâng cao năng suất của nền kinh tế.

Tuy nhiên, có điều đáng lưu ý là nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc cũng đang tiếp tục tăng cao và hiện nay Trung Quốc đang là quốc gia đứng thứ 4 trong số các nước có đầu tư vào Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Về vấn đề này, một chuyên gia kinh tế cho rằng vốn đầu tư từ Trung Quốc tăng cao vẫn là xu thế nhưng chất lượng của nguồn vốn Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đã có sự thay đổi nhất định. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chúng ta đã có cảnh báo với các nhà đầu tư Trung Quốc nói riêng, các nhà đầu tư nước ngoài nói chung về việc môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam đang được cải thiện tốt hơn, nhưng chúng ta cũng đòi hỏi chất lượng vốn đầu tư phải cao hơn, trình độ khoa học công nghệ phải tốt hơn, hiện đại hơn, bảo vệ môi trường phải tốt hơn. Điều này tác động đến nhà đầu tư để họ xem xét và sẽ góp phần làm cho tăng trưởng của nền kinh tế bền vững hơn.

Trong năm 2017, nguồn vốn FDI có nhiều hy vọng sẽ thiết lập thêm các kỷ lục, đặc biệt là sau hai chuyến thăm đến Mỹ và Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa qua. Theo các chuyên gia, điều quan trọng của hai chuyến thăm chính là khẳng định quan hệ chiến lược làm ăn lâu dài của Việt Nam với các quốc gia đó. Hai chuyến thăm này có sự tham gia của nhiều DN, tập đoàn lớn của Việt Nam, đây không chỉ là cơ hội để các DN này tìm kiếm, mở rộng thị trường mà chính bản thân các DN này là động lực thu hút các nhà đầu tư của Mỹ, Nhật vào Việt Nam. Vì thế chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào làn sóng đầu tư từ Mỹ và Nhật vào Việt Nam trong thời gian tới. Ngay sau chuyến thăm, bản thân phía Nhật Bản cũng cho biết đã có nhà đầu tư Nhật bản ngỏ ý mong muốn đầu tư vào đại dự án cao tốc Bắc Nam.

Tuy nhiên, phải khẳng định rằng Việt Nam cần vốn nhưng quan trọng hơn là cần công nghệ cao, hiện đại để tái cơ cấu nền kinh tế một cách toàn diện bền vững, năng lực sản suất cao hơn, và như vậy chúng ta hy vọng nguồn vốn đầu tư có trình độ công nghệ cao, có năng suất lao động lớn và chi phí thấp sẽ đến Việt Nam nhiều hơn.

分享到: