当前位置:首页 > La liga

【kết quả giải vô địch hàn quốc】Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu: Khiếu nại quá khó khăn, tốn kém

Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu: Gióng lên hồi chuông cảnh báo
Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu gạo sẽ gây áp lực lên giá gạo Việt Nam
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký thương hiệu: Khiếu nại quá khó khăn, tốn kém
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet

Xung quanh câu chuyện gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu, trao đổi với báo chí hôm nay 23/4, ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTN) đánh giá, đây là bài học cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong quá trình sản xuất, kinh doanh nông sản, nhất là khi quá trình hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng.

Theo quy định, bảo hộ thương hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý là lĩnh vực do Bộ Khoa học Công nghệ, cụ thể là Cục Sở hữu trí tuệ quản lý. Cục Sở hữu trí tuệ có chức năng cấp giấy chứng nhận bảo hộ thương hiệu, bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho các hiệp hội ngành hàng, địa phương, các tổ chức, cá nhân khi các đơn vị có đơn xin được cấp, hồ sơ xin cấp đáp ứng đầy đủ mọi điều kiện.

Khi có vấn đề liên quan đến tranh chấp thương hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ cũng là đơn vị xác minh thông tin qua hợp tác quốc tế để hỗ trợ doanh nghiệp.

Với trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, ngay sau khi nhận được thông tin gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đã giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chủ động phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ và doanh nghiệp đang sở hữu sản phẩm gạo ST25 có ý kiến với Bộ Khoa học Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký bảo hộ cho sản phẩm gạo ST25 ngay tại thị trường trong nước.

Cục Sở hữu trí tuệ cũng đang vào cuộc rất tích cực để hỗ trợ doanh nghiệp sớm được bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại Việt Nam.

Ông Toản nêu rõ, theo thông lệ, tham gia vào thị trường nào thì phải tuân thủ theo pháp lý của thị trường đó. Tại Mỹ, các cuộc tranh chấp sẽ do luật sư ở văn phòng luật sư bản địa đấu tranh đòi quyền lợi cho chủ thể thông qua các cơ quan chức năng ở Mỹ.

Cho rằng câu chuyện gạo ST25 bị 4 doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu không phải là chuyện hiếm gặp, Luật sư Trần Đức Sơn, Giám đốc Công ty Luật TNHH Sipco nhấn mạnh rất nhiều sản phẩm nông sản của Việt cũng gặp trường hợp tương tự.

“Việt Nam vốn nổi tiếng với các sản phẩm nông sản xuất khẩu. Việc mất các nhãn hiệu, các chỉ dẫn địa lý là chuyện vẫn thường thấy. Bởi vậy, các doanh nghiệp nên nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt”, luật sư Trần Đức Sơn nói.

Riêng về câu chuyện gạo ST25, vị luật sư này phân tích: Ở Việt Nam, ai nộp đơn đăng ký trước thì được ưu tiên trước, còn ở Mỹ khác một chút.

Ở Mỹ cấp đăng ký theo nguyên tắc ai sử dụng trước thì sẽ được ưu tiên cấp đăng ký. Trong trường hợp đó, muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở Mỹ, cá nhân/tổ chức phải chứng minh họ là người đã sử dụng, là người nghĩ ra nhãn hiệu đó, thậm chí là người sáng chế ra sản phẩm mang nhãn hiệu đó.

Trong trường hợp cụ thể là thương hiệu gạo ST25, cá nhân/tổ chức sở hữu thương hiệu đó cần nộp đơn đăng ký ở Mỹ. Nếu trong trường hợp cơ quan đăng ký ở Mỹ đưa ra việc nhãn hiệu đó đã được một đơn vị khác đăng ký trước, thì cá nhân/tổ chức có thể khiếu nại và giải trình về việc họ mới là đơn vị sử dụng đầu tiên nhãn hiệu đó.

Ví dụ, nếu đơn vị ở Mỹ đã biết đến nhãn hiệu của cá nhân/tổ chức này rồi mà vẫn đi nộp đơn đăng ký trước thì đây là hành vi nộp đơn chiếm quyền không trung thực. Doanh nghiệp khiếu nại trên cơ sở như vậy.

Tuy nhiên, luật sư Trần Đức Sơn lưu ý, đây là hành trình quá khó khăn và tốn kém. Đôi khi kết quả chưa chắc như mong muốn bởi nhiều lý do.

Khi bị xâm phạm nhãn hiệu, cá nhân/tổ chức có thể không cần thiết phải sang tận Mỹ. Họ có thể thuê một đơn vị có kinh nghiệm về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam mà có nhiều đối tác tại Mỹ cũng như ở các nước. Khi xảy ra vấn đề, đơn vị tại Việt Nam sẽ thông tin cho đối tác về vụ việc và đối tác đó sẽ đưa ra mức giá xử lý vụ việc.

Trong một số trường hợp, việc giải quyết các vụ việc này phải vừa khởi kiện, vừa đàm phán với chủ nhãn hiệu đã đăng ký để mua lại. Tuy nhiên, đôi khi việc đàm phán mua lại bị "tắc" bởi chủ nhãn hiệu đòi giá rất cao.

分享到: