Hôm nay,ạođphụchồikinhtếthếgiớstuttgart – darmstadt Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) lần thứ 11 bước sang ngày làm việc thứ hai và cũng là ngày cuối cùng theo dự kiến ban đầu. Nhiều người hy vọng, Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ tạo đà phục hồi nền kinh tế thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra tại Hàng Châu (Trung Quốc) trong hai ngày 4 và 5-9.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Hàng Châu. Với chủ đề “Hướng tới một nền kinh tế thế giới đổi mới, năng động, liên kết và tổng thể”, lần đầu tiên vấn đề tăng trưởng theo hướng đổi mới trở thành chủ đề then chốt của chương trình nghị sự của hội nghị lần này. Bốn vấn đề lớn được các nhà lãnh đạo các nước G20 tập trung thảo luận gồm phát triển phương thức tăng trưởng sáng tạo, quản trị tài chính kinh tế toàn cầu, thương mại và đầu tư quốc tế mạnh mẽ, năng động và kết nối có hiệu quả cao hơn. Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay có sự tham dự của một số lượng kỷ lục các nước đang phát triển, được cho là cơ hội để thúc đẩy sự phục hồi mong manh của nền kinh tế toàn cầu sau khủng hoảng tài chính. Con số thống kê từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tốc độ tăng trưởng toàn cầu hiện ở mức 3,1%, thấp hơn mức trung bình 5% trong 5 năm trước khủng hoảng tài chính năm 2008. Nhiều người hy vọng Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này có thể đưa nhóm này trở thành đầu tàu, phá vỡ những khó khăn và thách thức mà nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt để chuyển hướng sang tăng trưởng mạnh mẽ, bền vững và đồng đều. Hiện nền kinh tế của G20 chiếm hơn 80% tổng kim ngạch ngoại thương, 85% tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu, có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thế giới.
Với tư cách là Chủ tịch G20 năm nay, Trung Quốc muốn khẳng định vai trò đầu tàu trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thế giới trong giai đoạn phục hồi. Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có nhiều cuộc gặp song phương với lãnh đạo của nhiều nước đang ở thăm Trung Quốc tham dự hội nghị: Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, Tổng thống Brazil Michel Temer, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbayev. Trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị cấp cao Doanh nghiệp 20 (B20) tại thành phố Hàng Châu, miền Đông Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ mong muốn tất cả người dân, đặc biệt những người sống tại các quốc gia đang phát triển sẽ được hưởng một cuộc sống tốt đẹp hơn mỗi ngày. Trung Quốc hiện đang ở điểm xuất phát mới để tăng cường toàn diện cải cách cũng như mang động lực mới đến cho phát triển kinh tế và xã hội. Nhà lãnh đạo Trung Quốc khẳng định quốc gia dân số 1,3 tỉ người này sẽ thực thi chiến lược phát triển lấy sáng tạo làm động lực, theo đuổi phát triển xanh và mang lại nhiều lợi ích hơn cho người dân và mở cửa hơn với thế giới.
Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu được mong đợi sẽ đưa ra những giải pháp cụ thể, gửi đi những thông điệp mạnh mẽ, định hướng cho sự phát triển kinh tế toàn cầu cũng như bảo đảm an ninh, hòa bình trên thế giới.
TRUNG HƯNG tổng hợp