- (VTC News) -
Nhóm đối tượng lừa đảo lên mạng tìm người nhẹ dạ,ênmạngmuabảohiểmnhậntiềnhàngthángngườiphụnữbịlừatriệuđồbang xep hang nauy nói chuyện tạo niềm tin nhằm dụ dỗ, hứa hẹn giúp bị hại mua bảo hiểm để được nhận tiền hàng tháng.
Công an tỉnh Thái Bình vừa qua đã xử lý vụ việc người phụ nữ mất hơn 200 triệu đồng vào tay hai đối tượng tư vấn bán thuốc, khi hứa hẹn giúp mua bảo hiểm để được nhận tiền hàng tháng.
Tại cơ quan công an, 2 đối tượng lừa đảo khai nhận, do không có tiền chi tiêu cá nhân, các đối tượng đã tìm thông tin của những người bệnh để gọi điện làm quen, tìm hiểu và tư vấn bán thuốc.
Nếu thấy bị hại là người nhẹ dạ cả tin thì các đối tượng sẽ nói chuyện tạo niềm tin nhằm dụ dỗ, hứa hẹn giúp bị hại mua bảo hiểm để được nhận tiền hàng tháng. Với thủ đoạn trên, các đối tượng đã chiếm đoạt của bà M. tổng số tiền trên 200 triệu đồng.
Thủ đoạn phổ biến của các đối tượng lừa đảo này là hoạt động theo hội nhóm, đồng thời tạo lập các tài khoản mạng xã hội ảo, đăng bài quảng cáo về các loại thuốc "thần dược" với giá cao.
Trong đó, nhiều trang không có địa chỉ liên hệ, chỉ có số điện thoại để tư vấn. Bên cạnh những đối tượng tự xưng là "nhân viên tư vấn", sẽ có đối tượng khác có nhiệm vụ giả danh bác sĩ tại các bệnh viện Trung ương để chẩn đoán và cấp thuốc.
Những loại thuốc này có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng, với các công dụng khác nhau như: thuốc phòng chống bệnh ung thư, thuốc giảm tác dụng hóa trị, xạ trị ung thư… nhưng thực chất là các loại thuốc giá rẻ với thành phần không rõ nguồn gốc.
Tinh vi hơn, các nhóm đối tượng này còn thực hiện chiêu trò "giảm giá" cho người già, người nghèo, người bệnh nặng, nhằm đánh vào tâm lý thích khuyến mãi của một số bộ phận người tiêu dùng.
Nếu nhận thấy nạn nhân là người nhẹ dạ cả tin, đối tượng còn dẫn dụ mua bảo hiểm với những ưu đãi và chính sách siêu hấp dẫn để chiếm đoạt tài sản nạn nhân hàng tháng.
Trước tình hình lừa đảo diễn ra, Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) khuyến cáo người dân cần thận trọng trước các thông tin được đăng tải trên các nền tảng mạng xã hội, thực hiện kiểm tra tính xác thực của thông tin hoặc đối tượng thông qua những trang thông tin chính thống.
Không tham gia vào các hội nhóm cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội, đặc biệt là các dịch vụ liên quan đến tư vấn khám chữa bệnh trực tuyến hoặc bán thuốc đặc trị. Không thực hiện mua bán các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm chứng, hay giao dịch với các đối tượng không rõ danh tính.
Trong trường hợp không thể đến trực tiếp khám chữa bệnh, người dân chỉ nên sử dụng các nền tảng online chính thống, được cấp phép và có hệ thống kiểm tra danh tính bác sĩ rõ ràng.
Ngoài ra, nếu không có đủ sự hiểu biết về bảo hiểm, người dân tuyệt đối không tham gia mua bán bảo hiểm trên mạng xã hội để tránh bị chiếm đoạt tài sản hoặc bị đánh cắp thông tin cá nhân.
Nếu nghi ngờ bản thân bị lừa đảo, người dân cần ngay lập tức báo cáo cho cơ quan chức năng hoặc tổ chức bảo vệ người tiêu dùng để được hỗ trợ, giải quyết và ngăn chặn kịp thời.
Chí Hiếu 顶: 8875踩: 1
【bang xep hang nauy】Lên mạng mua bảo hiểm nhận tiền hàng tháng, người phụ nữ bị lừa 200 triệu đồng
人参与 | 时间:2025-01-13 02:57:50
相关文章
- Trao 16.500 suất quà cho công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An
- Dịch vụ công trực tuyến kho bạc đã phủ rộng cả nước
- Ca tử vong đầu tiên trên thế giới do cúm gia cầm H3N8 tại Trung Quốc
- Các bệnh viện lo Tết cho bệnh nhân
- Nhận định, soi kèo U19 PVF Việt Nam vs U19 Công An Hà Nội, 14h30 ngày 7/1: Không có bất ngờ
- Đà Nẵng: Chủ động nguồn hàng, hạn chế tăng giá dịp Tết Nguyên đán
- Đường sách Tết Kỷ Hợi 2019 mở cửa phục vụ bạn đọc
- Dự báo thời tiết 17/3: Miền Bắc mưa to ở vùng núi, nguy cơ giông lốc
- Xe khách đâm dải phân cách, lật ngang trên quốc lộ 1A
- Cấp hơn 863 tấn gạo cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn ở Đắk Lắk
评论专区