您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay】Những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán 正文

【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay】Những chuẩn mực đạo đức của thẩm phán

时间:2025-01-09 13:23:50 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Tính độc lậpĐộc lập là giá trị cố bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay

Tính độc lập

Độc lập là giá trị cốt lõi của thẩm phán và cơ quan tư pháp. Tư pháp độc lập là điều kiện tiên quyết trong Nhà nước pháp quyền,ữngchuẩnmựcđạođứccủathẩbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay là sự bảo đảm cơ bản cho việc xét xử bình đẳng. Bởi vậy, thẩm phán phải thể hiện và duy trì sự độc lập từ mọi góc độ cá nhân và thể chế. thẩm phán phải độc lập với mọi áp lực xã hội, kinh tế, độc lập với các thẩm phán khác và các cơ quan tư pháp.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán tự quyết định trên cơ sở đánh giá của mình về tình tiết sự việc và chỉ tuân pháp luật; không bị ảnh hưởng, không bị thuyết phục, không bị áp lực, không bị đe dọa hoặc can thiệp từ bên ngoài, dù trực tiếp hay gián tiếp ở bất cứ đâu hoặc vì bất cứ lý do gì.

Sự vô tư, khách quan

Vô tư, khách quan là nghĩa vụ đạo đức tuyệt đối của thẩm phán. Sự vô tư, khách quan của thẩm phán là một trong những nhân tố quyết định việc thực hiện tốt nhiệm vụ xét xử, bảo đảm cho công lý được thực thi trong cuộc sống. Thẩm phán phải luôn thể hiện sự vô tư, khách quan; thực hiện nhiệm vụ của mình một cách dũng cảm, không vì lợi ích riêng của cá nhân, không thiên vị bất cứ bên nào trong vụ việc. Thẩm phán phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa, các quy định của pháp luật, tập quán, tương tự pháp luật, những nguyên tắc cơ bản của pháp luật, án lệ hoặc lẽ công bằng để giải quyết tất cả các vấn đề của vụ việc.

Thẩm phán khi giải quyết vụ việc không được có bất cứ phát biểu hay bình luận nào tại phiên tòa, phiên họp, trước công chúng hoặc truyền thông làm ảnh hưởng tới việc xét xử một cách bình đẳng. Thẩm phán phải từ chối không tham gia tố tụng khi nhận thấy có khả năng mình sẽ giải quyết một cách không vô tư, khách quan theo đánh giá chủ quan hoặc theo quan sát của một người bình thường. Các trường hợp đó có thể bao gồm, nhưng không giới hạn trong các trường hợp sau:

Thẩm phán đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự; Thẩm phán đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc đó; Có căn cứ rõ ràng cho rằng Thẩm phán có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ; Những trường hợp khác khi thẩm phán tự nhận thấy mình có thể đưa ra quyết định không vô tư, khách quan khi giải quyết vụ việc.

Thẩm phán phải tự điều chỉnh hành vi cư xử của mình để giảm tối đa các trường hợp không được phân công giải quyết vụ việc do không đủ điều kiện về sự vô tư, khách quan.

Sự liêm chính

Liêm chính là giá trị đầu tiên hình thành nên phẩm chất, cốt cách của người thẩm phán; là phẩm chất cốt lõi không thể thiếu của người thẩm phán. Thẩm phán phải thể hiện sự liêm chính; luôn trong sạch, thẳng thắn, không tham lam; luôn nghĩ, làm, nói những điều đúng với thực tế và chuẩn mực xã hội. Thẩm phán không được sử dụng địa vị thẩm phán của mình để thúc đẩy lợi ích của mình hoặc của người khác. Thẩm phán không được và không cho phép các thành viên trong gia đình, cán bộ, công chức tòa án dưới quyền quản lý của mình yêu cầu hoặc chấp nhận bất cứ món quà, khoản thừa kế, khoản vay hay quyền lợi nào khác liên quan đến bất cứ điều gì mà thẩm phán đã làm hoặc sẽ làm hoặc lờ đi không làm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Thẩm phán.

Thẩm phán chỉ có thể nhận món quà lưu niệm, giải thưởng hay khoản tiền phù hợp với sự kiện được tổ chức, với điều kiện món quà, giải thưởng hay khoản tiền đó không bị coi là thể hiện sự thiếu vô tư, khách quan hoặc là một hình thức có thể ảnh hưởng tới quá trình thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán. Thẩm phán có thể nhận sách, tài liệu hoặc kết quả các công trình nghiên cứu về pháp luật. Thẩm phán phải công khai thu nhập cá nhân theo quy định của Ban Chấp hành trung ương Đảng và theo quy định của pháp luật.

Sự công bằng, bình đẳng

Công bằng là yếu tố căn bản tạo thành đạo đức thẩm phán; bảo đảm sự đối xử bình đẳng đối với mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trước tòa án là điều cốt yếu của việc xây dựng cơ quan tư pháp công bằng. Thẩm phán có trách nhiệm bảo đảm bình đẳng để đạt được sự công bằng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình xét xử. Thẩm phán phải nhận thức được tính đa dạng và những khác biệt trong xã hội phát sinh từ nhiều nguyên nhân khác nhau, không giới hạn ở các yếu tố như chủng tộc, mầu da, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, trình độ văn hóa, tình trạng hôn nhân, xu hướng tình dục, địa vị xã hội và các nguyên nhân khác.

Trong quá trình giải quyết vụ việc, thẩm phán không được và không cho phép các hành vi thể hiện sự phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội; không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế của cá nhân, pháp nhân. Thẩm phán phải yêu cầu những người tiến hành tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa không được phép thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi, sự thành kiến hoặc thiên vị dựa trên bất cứ lý do không thích đáng nào.

Sự đúng mực

Sự đúng mực của thẩm phán là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ phẩm cách, niềm tin và sự tôn trọng của công chúng đối với thẩm phán và cơ quan tư pháp. Trong mọi hoạt động của mình, thẩm phán không được thể hiện sự thiếu đúng mực và phải luôn hành xử lịch thiệp, thận trọng, phù hợp với phẩm cách của chức danh tư pháp mà mình đảm nhận. Thẩm phán phải chấp nhận mọi sự hạn chế cá nhân để ứng xử văn minh trong mọi hoàn cảnh, ở mọi thời gian, địa điểm.

Thẩm phán phải duy trì trật tự và sự tôn nghiêm trong quá trình tố tụng tại tòa án; luôn thể hiện sự kiên nhẫn, nghiêm trang, khoan dung và nhân ái đối với các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng khác và yêu cầu thái độ tương tự từ các bị cáo, đương sự, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ việc. Tại phiên họp, phiên tòa hoặc trong các văn bản tố tụng, thẩm phán phải tránh đưa ra những bình luận gây tổn thương hoặc xúc phạm người khác.

Sự tận tụy và không chậm trễ

Sự tận tụy là giá trị không thể thiếu của một thẩm phán, việc giải quyết nhanh nhất các vụ việc sẽ đáp ứng yêu cầu ngăn cản công lý chậm trễ, bởi công lý chậm trễ là công lý bất công. Thẩm phán phải cống hiến hết mình trong việc thực hiện nhiệm vụ tư pháp. Khi xét xử, thẩm phán phải nỗ lực để không lãng phí thời gian của các bên tại phiên tòa như đương sự, người tham gia tố tụng, người tiến hành tố tụng khác trong vụ việc.

Thẩm phán phải duy trì và thể hiện sự tận tụy đối với công việc, giải quyết triệt để mọi vấn đề của vụ việc một cách kịp thời trong thời hạn do pháp luật quy định; vận dụng tất cả các phương tiện cần thiết để nâng cao hiệu quả công việc.

Năng lực và sự chuyên cần

Thẩm phán là người nhân danh Nhà nước đưa ra quyết định về quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bởi vậy, Thẩm phán phải là những người hiểu biết sâu sắc về mọi vấn đề của xã hội và áp dụng pháp luật đúng đắn nhất.

Sự học hỏi, rèn luyện làm nên năng lực, sự chuyên nghiệp của người Thẩm phán; năng lực, sự chuyên nghiệp của Thẩm phán là điều kiện quyết định chất lượng công việc của Thẩm phán.

Thẩm phán phải thực hiện mọi hoạt động một cách hợp lý để duy trì và củng cố kiến thức, kỹ năng và tính cách cá nhân cần thiết của mình để bồi dưỡng năng lực và sự chuyên nghiệp cá nhân. Thẩm phán phải luôn tự cập nhật thông tin về tình hình phát triển của luật pháp trong nước và luật pháp quốc tế; các vấn đề quan trọng của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế.

KT (tổng hợp)