Người phát ngôn Quốc hội Sri Lanka cho biết Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đồng ý từ chức trước áp lực từ các cuộc biểu tình bạo lực tại nước này.
Người biểu tình xông vào phủ tổng thống. Ảnh: REUTERS
Trong khi đó,ổngthốngThủtướngSriLankađồngloạttừchứsoi kèo bali Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết, ông sẽ rời nhiệm sở sau khi có chính phủ mới. Wickremesinghe nói: “Hiện nay đất nước chúng ta đang gặp tình trạng khủng hoảng nhiên liệu, thiếu lương thực, người đứng đầu Chương trình Lương thực Thế giới đã tới đây và chúng tôi cũng có một số vấn đề cần thảo luận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Do đó, nếu chính phủ này chỉ nên rời đi khi có một chính phủ khác”.
Sức ép đối với cả 2 nhà lãnh đạo này ngày càng lớn trong bối cảnh suy thoái kinh tế gây ra tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng các mặt hàng thiết yếu, khiến người dân phải rất khó mua thực phẩm, nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác.
Nhà lập pháp đối lập Rauff Hakeem cho biết, các bên đã đạt được sự đồng thuận để Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka đảm nhận vị trí tổng thống tạm thời và điều hành một chính phủ lâm thời.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Mahinda Abeywardana cho biết trong một tuyên bố trên truyền hình ngày 9-7: “Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hòa bình, tổng thống cho biết ông sẽ từ chức vào ngày 13-7. Tôi yêu cầu công chúng tôn trọng luật pháp và giữ gìn trật tự an ninh”.
Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka nói thêm Quốc hội sẽ nhóm họp trong vòng 7 ngày để chọn quyền tổng thống. Ông nói: “Quốc hội có thể chỉ định thủ tướng mới và thiết lập chính phủ lâm thời. Sau một thời gian nhất định sẽ tổ chức một cuộc bầu cử để người dân bầu ra Quốc hội mới”.
Người dân tại một số nơi ở thủ đô Colombo đã đốt pháo hoa ăn mừng sau khi nghe tin Tổng thống Rajapaksa sắp từ chức.
Sri Lanka đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nguồn nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men nghiêm trọng, đẩy đất nước vào cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất kể từ khi giành độc lập vào năm 1948.
Nước này thiếu ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc bị hạn chế. Lạm phát tăng vọt lên mức kỷ lục 54,6% vào tháng 6 và dự kiến lên 70% trong những tháng tới.
Sri Lanka, quốc gia có dân số 22 triệu người, đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong 7 thập kỷ, kể từ khi giành được độc lập vào năm 1948. Nước này đã phải vật lộn với tình trạng thiếu hụt ngoại hối trầm trọng, khiến việc nhập khẩu nhiên liệu, thực phẩm và thuốc men thiết yếu bị hạn chế.
Nhiều người đổ lỗi cho tình trạng suy thoái giảm của đất nước cho Tổng thống Rajapaksa đã phải đối mặt với những lời kêu gọi từ chức liên tục được đưa ra.
Sự tức giận của người dân ngày càng gia tăng trong những tuần gần đây khi các lô hàng nhập khẩu nhiên liệu giảm dần, dẫn đến việc xăng và dầu diesel chỉ được phân bổ cho các dịch vụ thiết yếu.
Văn phòng Ngoại giao Anh đã cảnh báo dừng tất cả các chuyến du lịch thiết yếu đến Sri Lanka, đất nước đã bị rơi vào tình trạng hỗn loạn tài chính do quản lý kinh tế yếu kém và ảnh hưởng do tác động của đại dịch Covid-19.
Vào tháng 4 năm nay, Sri Lanka tuyên bố ngừng trả các khoản vay nước ngoài do thiếu hụt ngoại tệ. Hiện nước này có khoản nợ tích lũy trị giá 42,4 tỉ bảng. Trong đó, khoảng 23,3 tỉ bảng phải được hoàn trả vào cuối năm 2027.
Cuộc khủng hoảng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của chính quyền do gia tộc Rajapaksa điều hành trong hầu hết hai thập kỷ qua.
Anh trai của ông Rajapaksa đã từ chức Thủ tướng Sri Lanka vào tháng 6. Hai người anh em khác và một cháu trai của Tổng thống đã từ chức nội các trước đó, nhưng ông Rajapaksa vẫn tiếp tục nắm quyền.
Hiện các đảng đối lập tại Sri Lanka đang thảo luận về việc thành lập chính phủ mới.
NGUYỄN TẤN tổng hợp