Sáng 26/9, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử các bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 với phần xét hỏi về hành vi Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Là người đầu tiên được xét hỏi, bị cáo Nguyễn Phương Anh, Phó Tổng Giám đốc Công ty SPG (thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) khai, bị cáo trực tiếp quản lý 3 công ty chuyển tiền ra nước ngoài, gồm: Blue Pearl, Sài Gòn Penninsula và Easter View. Trong đó, Công ty Sài Gòn Penninsula có hoạt động, là chủ đầu tư của dự Sài Gòn Penninsula, 2 công ty còn lại không hoạt động.
Ngoài quản lý trực tiếp 3 công ty trên, khi có chỉ đạo từ Trương Khánh Hoàng (cựu Tổng Giám đốc SCB) chạy dòng tiền cho những công ty khác, Nguyễn Phương Anh đều thực hiện theo yêu cầu.
Khi chuyển tiền ra nước ngoài, Nguyễn Phương Anh sẽ thực hiện theo hợp đồng tư vấn dịch vụ và mua bán hợp đồng, các hợp đồng này không phát sinh quan hệ giao dịch. Theo Nguyễn Phương Anh, các hợp đồng đã được Chiu Binh Keung Kenneth (luật sư, bạn của Trương Mỹ Lan ở nước ngoài) soạn sẵn, trong hồ sơ đã chỉ định chọn Công ty Sài Gòn Penninsula.
“Chị Trương Mỹ Lan nói phối hợp với anh Chiu Binh Keung Kenneth để chuyển tiền, sau đó bị cáo làm việc với anh Chiu. Nếu thủ tục thiếu hồ sơ theo yêu cầu, thì bị cáo sẽ báo lại với anh Trương Khánh Hoàng để xem xét thực hiện",Nguyễn Phương Anh khai.
Khi dòng tiền đã chuyển về Công ty Sài Gòn Penninsula, Nguyễn Phương Anh làm theo sự chỉ đạo của Trương Khánh Hoàng. Bị cáo cho rằng, Trương Khánh Hoàng cũng làm theo chỉ đạo của Trương Mỹ Lan. Sau khi chuyển tiền thành công, bị cáo đều báo cho Hoàng nắm rõ.
"Khi thực hiện hành vi, bị cáo không nhận thức được vi phạm pháp luật, sau khi làm việc với cơ quan điều tra thì nhận thức được việc làm của mình đã vi phạm pháp luật nên rất ăn năn. Bị cáo chỉ làm công ăn lương, không hưởng lợi gì nên mong HĐXX xem xét",bị cáo Phương Anh trình bày.
Theo cáo buộc, thực hiện sự chỉ đạo của Trương Mỹ Lan, theo từng giai đoạn khác nhau, trong thời gian từ ngày 7/3/2018 - 1/8/2022, Nguyễn Phương Anh phối hợp với Nguyễn Phương Hồng, Trần Thị Mỹ Dung (cùng là cựu Phó tổng giám đốc SCB) và Trương Khánh Hoàng, lập các hợp đồng khống cho 3 công ty do Nguyễn Phương Anh quản lý đã nhận về 35 triệu USD và chuyển tiền ra nước ngoài gần 57 triệu USD (hơn 1.335 tỷ đồng).
Nguyễn Phương Anh đã cùng đồng phạm thực hiện vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới gần 92 triệu USD (2.138 tỷ đồng).
Tiếp đến bị cáo Trịnh Quang Công (nguyên Tổng Giám đốc Công ty Acumen, thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cho rằng, bị cáo phụ trách 7 công ty, gồm: Công ty Golden Hill, Công ty VinaLand, Công ty Capitaland Tower, Công ty Trade Wind, Công ty Eland, Công ty Đông Sài Gòn, Công ty Thành Hiếu). Những công ty này là chủ đầu tư các dự án tại TP.HCM và Long An và được Trương Khánh Hoàng giao nhiệm vụ quản lý.
Từ tháng 7/2020 - 10/2022, Trịnh Quang Công được Trương Khánh Hoàng giao theo dõi, quản lý việc chuyển tiền, nhận tiền từ nước ngoài chuyển về của 7 Công ty. Theo Trịnh Quang Công, những khoản tiền chuyển đi nước ngoài đều nhằm múc đích trả nợ. Dòng tiền, lệnh chuyển tiền ở 7 công ty Công quản lý đều do Trương Khánh Hoàng phê duyệt. Khi Trương Khánh Hoàng nghỉ việc thì nhận chỉ đạo trực tiếp từ Trương Mỹ Lan thực hiện các công việc trước đó.
Theo cáo buộc, trong thời gian nêu trên, Trịnh Quang Công đã cùng đồng phạm thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài hơn 1.444 triệu USD (hơn 33.547 tỷ đồng) và nhận tiền từ nước ngoài về hơn 1.449 triệu USD (hơn 34.629 tỷ đồng) theo các hợp đồng khống.
Tổng số tiền Trịnh Quang Công tham gia cùng đồng phạm vận chuyển trái phép hơn 2.894 triệu USD (hơn 68.177 tỷ đồng).
Những bị cáo còn lại thuộc lãnh đạo SCB, các công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát như: Tô Thị Anh Đào (cựu Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát), Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng Giám đốc VIPD), Bùi Anh Dũng (cựu Chủ tịch HĐQT SCB), Trương Khánh Hoàng... khai việc ký duyệt các hồ sơ để chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam đều qua sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan.
Về các thủ tục, điều kiện để chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam, các bị cáo khai, do tin tưởng thuộc cấp nên khi nhận hồ sơ từ dưới gửi lên thì ký duyệt, không biết đây là các hợp đồng khống, trái quy định pháp luật, mà việc này sau khi làm việc với cơ quan điều tra mới biết sai.
下一篇:Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
相关文章:
- Nhận định, soi kèo Lecce vs Genoa, 21h00 ngày 5/1: Tự tin trên sân khách
- Nam hành khách ở sân bay Nội Bài hoảng hốt trước câu hỏi 'có phải anh quên ví'
- Xe công vụ Bộ Công an xuất hiện tại nhà cựu Phó Chủ tịch tỉnh Bình Thuận
- Rà soát hệ thống đê điều, bảo vệ tính mạng người dân là vô cùng quan trọng
- Lũ rút, chuẩn bị vụ mùa
- Hợp tác với phó giám đốc qua Facebook, người phụ nữ ở Hà Nội bị lừa hơn 1,1 tỷ
- Hành vi lừa đảo từ thiện ở Tịnh thất bồng lai được thực hiện như thế nào?
- Thu hồi hơn 11.300 tỷ đồng tài sản bị chiếm đoạt trong vụ án tham nhũng, kinh tế
- Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng
- Tai nạn nghiêm trọng trên cao tốc Nội Bài
相关推荐:
- Samsung thu được lợi nhuận khủng trong quý 2 nhờ Galaxy S7
- Thường vụ Quốc hội xem xét sáp nhập một số cơ quan điều tra hình sự quân khu
- TPHCM: 297m đường Tên Lửa sắp hoàn thành sau 4 năm trì trệ
- Hơn 200 người giúp ông Trịnh Văn Quyết phạm tội nhưng không phải hầu tòa
- Apple nối lại đàm phán với BMW để phát triển ô tô điện
- Đề xuất bố trí hơn 2.000 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội
- Dân thích thú, vui chơi trên cầu đi bộ qua kênh đẹp nhất TPHCM vừa hoàn thành
- Diễn tập trấn áp những kẻ gây rối tại Lễ ra mắt Lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Dân thích thú, vui chơi trên cầu đi bộ qua kênh đẹp nhất TPHCM vừa hoàn thành