“Nhức đầu” với số người nhập cảnh trái phép
Chiều 24/8,ồChíMinhđangkhốngchếhiệuquảdịgiải bóng đá ngoại hạng tại cuộc họp giao ban trực tuyến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP. Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh - Giám đốc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến 11 giờ 30 ngày 24/8, tổng số trường hợp phát hiện mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố là 77 ca và 1 ca chuyển viện từ Bệnh viện Bạc Liêu (BN 278); 63 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
15 bệnh nhân nhiễm Covid-19 hiện đang điều trị, trong đó 8 ca liên quan đến ổ dịch tại Đà Nẵng đang được cách ly, điều trị tại Bệnh viện bệnh Nhiệt đới của thành phố; 7 người nhập cảnh (một người nhập cảnh trái phép). 2 trường hợp tái dương tính là BN 368 và BN 397 đang điều trị tại Bệnh viện dã chiến Củ Chi và tất cả đều có sức khỏe ổn định không sốt, không ho.
Tổng số trường hợp nghi ngờ, tính đến ngày 24/8 là 164 người đã được tiến hành cách ly tại các cơ sở y tế quận, huyện. Trong đó, 139 trường hợp có kết quả âm tính, 25 trường hợp còn lại đang chờ kết quả. Số trường hợp cách ly tập trung trong ngày là 1.343 trường hợp. Trong đó, cách ly tập trung tại thành phố là 847 người; cách ly tại các quận, huyện là 175 người; cách ly tại các khách sạn (gồm các chuyên gia, lao động kỹ thuật cao) là 321 người, số trường hợp đang cách ly tại nhà/nơi lưu trú là 883 người.
Giám đốc Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Tấn Bỉnh thông tin tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn. Ảnh Mạnh Việt |
Về phát hiện người nhập cảnh trái phép, tính đến ngày 24/8 Sở Y tế đã phối hợp với lực lượng chức năng phát hiện 126 người đã đưa đi cách ly, xét nghiệm.
Báo cáo về tình hình nhập cảnh trái phép, ông Trần Đức Tài - Phó Giám đốc Công an TP. Hồ Chí Minh cho biết, từ 21/7 đến nay, TP. Hồ Chí Minh đang quản lý 116 trường hợp nhập cảnh trái phép, đã tiến hành trục xuất 3 trường hợp quốc tịch Trung Quốc và 1 trường hợp quốc tịch Công - gô, hiện còn 112 trường hợp, chủ yếu là người Trung Quốc (chỉ có 1 người quốc tịch Đài Loan – Trung Quốc và 1 người Campuchia).
Trong 112 người nhập cảnh trái phép, chỉ có khoảng 40 người là có hộ chiếu, đang làm thủ tục trục xuất, còn lại hơn 60 trường hợp không có hộ chiếu, không giấy tờ tùy thân. Trong khi đó, một số trường hợp khác được đưa đi cách ly tại Long An.
“Đến nay, hết thời hạn cách ly, phải trả về công an các phường, quận nơi phát hiện để quản lý, chăm sóc. Tuy nhiên, điều này lại đang gây khó khăn không nhỏ cho địa phương, bởi không thể đưa nhóm người này vào các trung tâm bảo trợ xã hội. Công an thành phố đề xuất nên có một cơ sở lưu trú tập trung hơn 100 đối tượng này để quản lý” – ông Trần Đức Tài nói.
Vấn đề này, theo đại diện Sở Ngoại vụ TP. Hồ Chí Minh, Sở đã làm việc với Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tiến hành xác minh 66 đối tượng không hộ chiếu, giấy tờ tùy thân để cấp giấy thông hành, làm thủ tục trục xuất trong thời gian sớm nhất.
Toàn cảnh buổi họp. Ảnh Mạnh Việt |
Nhân rộng mô hình chống dịch tự quản 5+1
Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Thành Phong - Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh thông tin, trong 22 ngày vừa qua, địa phương không phát hiện ca nhiễm mới trong cộng đồng. Đây là sự nỗ lực của các ngành, quận huyện trong việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Mặc dù đang kiểm soát được như vậy nhưng vẫn không loại trừ nguy cơ dịch trở lại nếu mất cảnh giác, chủ quan, bởi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương và nhiều quốc gia trên thế giới.
“Chúng ta không vì 22 ngày qua kiểm soát tốt mà thỏa mãn” – ông Nguyễn Thành Phong lưu ý.
Chỉ đạo hoạt động chống dịch, ông Nguyễn Thành Phong cho biết, bênh cạnh việc vẫn phải áp dụng các biện pháp của Bộ Y tế và ngành y tế của Thành phố, trong điều kiện hiện nay, cần rà soát, truy vết triệt để dịch bệnh để phục hồi kinh tế của Thành phố. Các sở, ngành, tùy diễn biễn của dịch để thực hiện nhiệm vụ kép. Giữ vững kết quả phòng chống dịch, đặc biệt là các nơi tập trung đông người. Người đứng đầu các UBND quận, huyện chịu trách nhiệm nếu để dịch bệnh lây lan trên địa bàn.
Người đứng đầu các sở, ngành, UBND quận, huyện cũng cần đặc biệt tập trung thực hiện mục tiêu kép và phải chỉ đạo sát sao để thực hiện tốt nhiệm vụ này. Cụ thể là tăng cường kiểm tra, nhắc nhở, xử lý các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng; đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát người nhập cảnh trái phép và UBND quận, huyện phải chịu trách nhiệm nếu có tường hợp nhập cảnh trái phép trên địa bàn.
Tại buổi họp, ông Nguyễn Thành Phong đã đánh giá cao việc quận Thủ Đức thành lập nhóm tự quản 5 + 1, nghĩa là 5 nhà gần nhau cùng lập thành 1 nhóm, rồi chọn ra nhóm trưởng để phối hợp phòng chống dịch, giữ gìn vệ sinh đường phố, an ninh trật tự… đúng theo phương châm mỗi gia đình là 1 pháo đài chống dịch.
“Đây là mô hình tốt trong chống dịch, các quận, huyện vì thế cũng nên tham khảo để triển khai mô hình này” – ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.
Doãn Mạnh