【kết quả giải bóng đá ý hôm nay】Quán chả rươi hút khách theo công thức 'ba xoa hai đập'
作者:Cúp C1 来源:Ngoại Hạng Anh 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-25 18:40:26 评论数:
Đã qua nhiều năm,ánchảrươihútkháchtheocôngthứcbaxoahaiđậkết quả giải bóng đá ý hôm nay người Hà Nội vẫn gắn bó với con rươi. Đó không đơn thuần là một cái nghề để mưu sinh nữa, mà còn là cách để họ giữ lại những nét truyền thống của Hà Nội xưa.
Từ rươi, người ta có thể chế biến được nhiều món như chả rươi, mắm rươi, kho, hấp, xào với củ niễng… Tuy nhiên, món ăn được người Hà Nội ưa chuộng nhất vẫn là chả rươi.
Bà Huyền (65 tuổi), chủ quán chả rươi nói vui: "Tôi chỉ bán chả rươi bình dân, không có bí quyết hay dập khuôn theo công thức, cứ "ba xoa hai đập" mà làm. Nghĩa là không làm theo một định lượng cố định, trước đây tôi được mẹ chế biến cho ăn như thế nào thì giờ làm bán thế đó".
Xuề xòa nhưng vẫn giữ được hương vị nguyên bản của món ăn, có lẽ chính điều đó đã níu chân thực khách mỗi mùa rươi đến, nước mắm chấm chả rươi cũng được bà Huyền pha rất vừa miệng, kết hợp với rau sống, bún rất tròn vị.
Trò truyện hồi lâu mới biết, bà Huyền từng có hơn 30 năm bán rươi rong khắp phố phường Hà Nội với tiếng rao thành thương hiệu "Ai mua rươi ra mua". Gần nửa đời người cắp thúng rươi đi mọi ngõ ngách của Thủ đô, khi tuổi cao, không còn trẻ khỏe nữa, bà Huyền chuyển sang bán chả rươi ở vỉa hè phố Hòe Nhai.
Trước khi bán chả rươi, bà Huyền từng có 30 năm bán rươi rong khắp các con phố ở Hà Nội (Ảnh: Hà Hiền). |
Gọi là quán cho sang, chứ thật ra địa điểm bán chỉ có 3 cái bàn, vài chiếc ghế nhựa được đặt ngay dưới một gốc cây ở đoạn dốc Hòe Nhai. Hàng ngày, khoảng 10 giờ trưa, bà Huyền bắt đầu mở quán, đa số thực khách là người dân hàng phố hoặc khách quen đến ăn tại chỗ. Cứ người nọ truyền tai người kia đến ăn thử rồi dần dần quen và đến mùa rươi lại ghé tới quán.
Bà Huyền chỉ bán chả rươi vào mùa thu đông chứ không bán quanh năm như các quán khác ở Hà Nội, những tháng mùa xuân hè không có rươi, bà chuyển sang bán sứa.
Bà Huyền thường lấy rươi từ các mối buôn ở nhiều tỉnh như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Quảng Ninh... Rươi lúc nào cũng là tươi, nhờ đó, miếng chả rươi ở đây ăn đậm vị, béo ngậy hơn.
Với kinh nghiệm gần nửa đời người gắn bó với con rươi, bà Huyền cho biết làm chả rươi tuy dễ mà khó, những ai không biết cách làm, rươi sẽ tan hết thành bột (Ảnh: Hà Hiền). |
Theo cách làm của bà chủ U70, rươi mua về rửa sạch rồi để ráo, thịt nạc vai băm nhỏ, thêm vài miếng vỏ quýt cũng băm thật nhỏ, trộn đều với thì là, hành hoa, hành khô rồi đập thêm vài quả trứng tùy theo sở thích của mỗi người. Tất cả những nguyên liệu đó đem trộn đều với rươi.
Sau đó bắc chảo lên bếp, chờ mỡ già rồi để nhỏ lửa, múc từng muôi hỗn hợp vừa trộn đổ vào chảo rán. Cứ để lửa riu riu thế mà rán khi nào vàng đều hai mặt thì vớt ra ăn nóng.
Mỗi ngày, bà Huyền bán được khoảng hơn 100 chiếc chả rươi, năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lượng chả rươi tiêu thụ giảm khoảng một nửa so với mọi năm (Ảnh: Hà Hiền). |
Tại quán bà Huyền, nếu thực khách ăn bún kèm với chả rươi thì nhất định là bún con hến, lá bún vừa một miếng ăn, chứ không phải bún lá to hay bún rối (Ảnh: Hà Hiền). |
Khách thường đến đông tầm chiều tối, có người tới ngồi ăn tại quán, nhưng phần lớn mang về cho cả gia đình cùng thưởng thức (Ảnh: Hà Hiền). |
Mỗi chiếc chả rươi có giá 15.000 đồng. Bà chủ để sẵn một hộp rươi tươi, ai muốn ăn thêm rươi thì cho thêm vào lúc rán chả, và lấy giá nhỉnh hơn (Ảnh: Hà Hiền). |
Miếng chả rươi khá dày, được rán vàng bên ngoài và bên trong vẫn mềm, béo ngậy (Ảnh: Hà Hiền). |
Bà Huyền cho biết, ăn chả rươi phải ăn chậm, nhâm nhi để cảm nhận cái vị ngọt hậu, beo béo của rươi, có thế mới thấy ngon. Chứ nếu ăn ào ào, chả rươi chẳng khác gì món trứng đúc thịt (Ảnh: Hà Hiền). |
Nếu bạn muốn thưởng thức món chả rươi với hương vị dân dã, nguyên bản không cầu kì thì chả rươi dốc Hòe Nhai chính là nơi bạn có thể ghé qua ngay để thưởng thức kẻo hết mùa.
(Theo Dân Trí)
Quán chè nóng 'ba thế hệ', hơn 40 năm nổi tiếng khắp Hà thành
Bằng những nguyên liệu được lựa chọn cẩn thận cùng với cách thức nấu cổ truyền, những món chè của bà Thơm giữ được trọn vẹn hương vị "xưa cũ", hai năm nay vì tuổi cao nên bà truyền lại cho con trai.