当前位置:首页 > Cúp C2

【cách mua vé số miền nam dễ trúng】Gian lao không hao mòn bản lĩnh

Công nhân Công ty Newwing Interconect Technology Bắc Giang trở lại làm việc sau dịch.

Công nhân Công ty Newwing Interconect Technology Bắc Giang trở lại làm việc sau dịch.

Hội nghị Trung ương 3,ônghaomònbảnlĩcách mua vé số miền nam dễ trúng khóa XIII diễn ra từ ngày 5 đến 8/7/2021, với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, xem xét các vấn đề một cách khách quan, khoa học, Hội nghị đã thống nhất đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 và tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong 6 tháng đầu năm 2021.

Trập trùng sóng cả

Trong 6 tháng đầu năm 2021, cả nước đã tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, đạt được nhiều kết quả tích cực: Kinh tế tăng trưởng 5,64%, cao hơn so với cùng kỳ năm trước; kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định, lạm phát được kiểm soát; thu ngân sách nhà nước đạt trên 58,2% so với dự toán, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2020; hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu tiếp tục phát triển. Đời sống của nhân dân, nhất là của người lao động ở vùng xảy ra dịch bệnh, vùng có khó khăn tiếp tục được chăm lo…

Tuy nhiên, Trung ương Đảng thẳng thắn chỉ rõ: Trong 6 tháng đầu năm vừa qua, kinh tế - xã hội vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, đất nước ta vẫn đang đứng trước không ít những khó khăn, thách thức mới và lớn, thậm chí gay gắt hơn. Thách thức thứ nhất là tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến hết sức phức tạp, nguy hiểm hơn trước, có thể còn tiếp tục lan rộng, kéo dài, tác động mạnh đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thách thức thứ hai là thị trường tài chính - tiền tệ, nhất là thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thách thức thứ ba là hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, nhất là ở những vùng, địa bàn và những ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh gặp nhiều khó khăn.

Trung ương Đảng cũng nhấn mạnh các yếu tố nhanh, bền vững, củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh tài chính, an toàn nợ công, không để nợ xấu quay trở lại vẫn là mục tiêu hàng đầu. Đây là công việc đòi hỏi trách nhiệm rất lớn, nỗ lực rất cao, nếu không như vậy thì không thể thực hiện được. Bởi nền kinh tế đã và đang phải chịu nhiều tổn thương do dịch bệnh, như con thuyền giữa trập trùng sóng cả, chỉ cần một chút mỏi tay chèo, là sẽ lập tức nghiêng ngả.

Hụt thu, không nhụt chí

Ngấm đòn trước tiên vì đại dịch Covid- 19, không thể không kể đến lĩnh vực thu ngân sách nhà nước. Ngày 28/4/2021, xuất phát điểm của làn sóng dịch lần thứ 4, chỉ một tháng sau, tháng 5/2021, thu ngân sách đã giảm khoảng 40 nghìn tỷ đồng so với tháng 4/2021. Đến tháng 6/2021, thu ngân sách tiếp tục giảm 14 nghìn tỷ đồng so với tháng 5/2021.

“Càng khó khăn, càng phải bình tĩnh, giữ vững bản lĩnh, lấy khó khăn, thách thức làm động lực để phấn đấu, vươn lên, khẳng định và trưởng thành, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái, khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe và học hỏi” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ quan điểm trong chỉ đạo, điều hành của Chính phủ.

Túi tiền quốc gia lại trong những ngày căng thẳng vì co kéo khi thu ngân sách nhà nước bước thụt lùi, nhưng chi ngân sách vẫn phải bước nhanh về phía trước để phục vụ cho chống dịch. Theo tinh thần hụt thu nhưng không nhụt chí, quyết tâm không để nền kinh tế, người dân, doanh nghiệp rơi sâu vào khó khăn, Bộ Tài chính đã chi 21,1 nghìn tỷ đồng cho công tác chống dịch, đồng thời trình Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2021/NĐ-CP về giãn tiền thuế, tiền thuê đất khoảng 115.000 tỷ đồng; giảm 30 loại phí, lệ phí; thiết kế các chính sách chi cho chế độ phòng dịch; các chế độ về cấp kinh phí để mua vắc xin phòng chống dịch Covid-19; gói hỗ trợ 26 nghìn tỷ đồng cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch Covid-19 và tiếp tục nghiên cứu thêm các chính sách hỗ trợ để trình Chính phủ, chấp nhận giảm thu trước mắt để đảm bảo sự bền vững lâu dài cho ngân sách nhà nước.

Cùng với đó, Bộ Tài chính chủ động theo dõi sát tình hình biến động của thị trường tài chính - tiền tệ để tăng cường phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách nhà nước, tiết giảm tối đa chi thường xuyên. Đáng chú ý là công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ có nhiều đổi mới, cải cách mạnh mẽ, ưu tiên cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện quyết liệt và đồng bộ các giải pháp tài chính – ngân sách nhà nước; ứng phó hiệu quả, huy động mọi nguồn lực để tập trung xử lý những tình huống cấp bách, đột xuất phát sinh, đặc biệt là đại dịch Covid-19.

Nhìn nhận trách nhiệm của chính sách tài khóa phải là điểm tựa, là bệ đỡ cho người dân, doanh nghiệp và thúc đẩy phát triển nền kinh tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc nhấn mạnh: “… Các chính sách tài chính phải vì sự phát triển của đất nước, vì dân và vì sự phát triển của doanh nghiệp, coi doanh nghiệp là trung tâm”. Cũng theo người đứng đầu ngành Tài chính, cùng lúc thực hiện các giải pháp khẩn cấp để thích ứng với tình hình gian khó trước mắt, Bộ Tài chính tập trung thực hiện các giải pháp chú trọng khơi dậy và huy động các nguồn lực tài chính từ xã hội, thông qua thúc đẩy phát triển các thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, bảo hiểm… theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó, xây dựng nguồn lực tài chính quốc gia ngày càng phát triển lành mạnh, bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế, thúc đẩy hội nhập hiệu quả, nâng cao vị thế của nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế.

Càng khó khăn, càng bản lĩnh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, mục tiêu kép đã và đang được thực hiện tốt, thời gian tới, phải kiên trì thực hiện mục tiêu kép nhưng không máy móc, cứng nhắc mà chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hài hòa giữa phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế - xã hội, căn cứ tình hình thực tế tại mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương ở từng thời điểm khác nhau để lựa chọn mục tiêu ưu tiên.

Chính phủ cũng nhìn thẳng vào những điểm yếu “chí mạng” của nền kinh tế. Đó là, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường tại một số địa phương, như TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh Đông Nam Bộ; tốc độ tăng trưởng chưa đạt mục tiêu đề ra; khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nhiều; tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng; giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí vận tải cao do hệ thống giao thông còn bất cập; huy động nguồn lực toàn xã hội tuy có tăng nhưng còn thấp so với dư địa và tiềm năng; nợ thuế tăng cao…

“Dự báo tình hình thời gian tới có cả thuận lợi và thời cơ, khó khăn và thách thức đan xen nhau, trong đó phải xác định khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi”- Thủ tướng nhấn mạnh - “nhưng không được vì thế mà bi quan, lo sợ. Xác định như vậy để nỗ lực nhiều hơn, quyết tâm cao hơn, cố gắng, quyết liệt hơn, hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra”.

Phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng cơ chế, chính sách tài chính


Phát biểu tại cuộc họp với Bộ Tài chính ngày 29/4/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã biểu dương Bộ Tài chính và toàn ngành Tài chính trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2016 - 2020 đã nỗ lực phấn đấu, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao, đạt được nhiều thành tích nổi bật, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của đất nước sau 35 năm đổi mới và nâng cao vai trò, tiềm lực, vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Nhắn nhủ: “Kế thừa, phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua; phấn đấu năm nay tốt hơn năm trước, nhiệm kỳ này hơn nhiệm kỳ trước, tạo khí thế, động viên toàn ngành Tài chính tiếp tục đề cao trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng” - Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng thời lưu ý Bộ Tài chính một số vấn đề, nhiệm vụ cụ thể, trong đó nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là xây dựng cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách nhà nước phải phát huy tinh thần tự lực, tự cường và tính chủ động, sáng tạo của các cấp, các ngành; dứt khoát xóa bỏ quan liêu bao cấp, tư duy xin cho; phải biến không thành có, biến khó thành dễ, biến không thể thành có thể, trên cơ sở bảo đảm công bằng, hài hòa lợi ích giữa các bên. Cá thể hóa trách nhiệm cá nhân, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đối với tạo môi trường đổi mới sáng tạo trong thu chi ngân sách. Tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo tinh thần Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương một cách hợp lý và sát thực tiễn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo, trách nhiệm và vai trò chủ động của địa phương…

Nguyễn Mẫn

分享到: