【ket qua cup duc】Vụ 5 triệu yên Nhật: Chị ve chai nhặt được tiền bị làm khó?

Liên quan đến vụ 5 triệu yên Nhật,ụtriệuyênNhậtChịvechainhặtđượctiềnbịlàmkhóket qua cup duc khi thời hạn 1 năm tìm chủ sở hữu đã gần hết (28/4/2014 – 28/4/2015) thì bất ngờ, bà Phạm Thị Ngọt (40 tuổi, ngụ H.Hóc Môn) bỗng nhiên xuất hiện, nộp đơn trình báo với Công an Q.Tân Bình cho rằng tài sản này là của chồng bà - ông Afolayan Caleb (48 tuổi, quốc tịch Nam Phi). Tuy nhiên, khi được hỏi những chứng cứ liên quan đến số tiền, bà Ngọt chỉ đưa ra được giấy đăng ký kết hôn của hai vợ chồng do Nigeria cấp và lý lịch tư pháp của ông Caleb.

Trao đổi với báo Thanh Niênvề tình tiết mới này, PGS-TS Đỗ Văn Đại, giảng viên Trường đại học Luật TP.HCM, khẳng định bà Ngọt chưa đủ tư cách làm đơn nhận lại tiền bởi lúc nộp đơn và hiện tại, bà Ngọt không có ủy quyền của ông Caleb.

Về vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, nhiều chuyên gia cho rằng bà Ngọt không đủ tư cách nhận tiền

Về vụ nhặt được 5 triệu yên Nhật, nhiều chuyên gia cho rằng bà Ngọt không đủ tư cách nhận tiền. Ảnh NLĐ

Trong khi đó, ông Quách Hữu Thái, Phó chánh tòa Dân sự TAND TP.HCM, cũng cho rằng bà Ngọt và ông Caleb chỉ đăng ký kết hôn tại Nigeria mà chưa thực hiện thủ tục ghi chú tại Sở Tư pháp TP.HCM nên quan hệ hôn nhân giữa hai người chưa được công nhận tại Việt Nam. Do đó, vấn đề tài sản chung vợ chồng là không được công nhận.

Theo lời ông Thái, “Muốn xin nhận lại hoặc chứng minh số tiền trên là của mình thì ông Caleb phải tự mình làm đơn hoặc có ủy quyền hợp pháp cho bà Ngọt thay mình khiếu nại hoặc khởi kiện, nhưng thời hạn để ông Caleb thực hiện các thủ tục trên không được quá ngày 28/4/2015. Quá thời gian này mà ông Caleb không có mặt hoặc chưa hoàn tất việc ủy quyền thì công an sẽ phải làm thủ tục để xử lý số tiền trên cho bà Huỳnh Thị Ánh Hồng (36 tuổi, quê Quảng Ngãi, tạm trú quận Tân Bình) theo quy định.”

Trả lời về vấn đề này trên báo Người Lao Động, bà Ngọt cho biết đang liên hệ một số luật sư để nhờ hướng dẫn, hỗ trợ pháp lý. Đồng thời, chồng bà cũng liên hệ một số người bạn đang dạy học ở Nhật, người làm giấy tờ passport ở Nhật, để chứng minh ông từng sinh sống, lao động ở đó.

Bà Ngọt bức xúc nói: “Mọi người nói tôi đến “phút 89” mới nhận tiền rồi suy diễn tôi nhận bừa, khai man. Thật sự không phải, đầu tháng 4/2015 tôi đã nộp đơn lên công an. Tôi không hiểu tại sao cận ngày công an mới nói cho chị Hồng biết. Đáng ra, người đặt câu hỏi là tôi vì nhiều lần tôi làm việc với công an họ đều tỏ thái độ né tránh”.

Trong khi đó, chị Hồng - người ve chai nhặt được tiền vẫn chờ đợi kết quả giải quyết vụ 5 triệu yên Nhật qua báo, đài

Trong khi đó, chị Hồng - người ve chai nhặt được tiền vẫn chờ đợi kết quả giải quyết vụ 5 triệu yên Nhật qua báo, đài. Ảnh Thanh Niên

Theo chị Ngọt, hôm đi gặp chị Hồng và gặp công an chị có quay video bằng thiết bị camera được gắn trước ngực. Nội dung đoạn video này hiện chị Ngọt không tiết lộ nhưng đến lúc cần chị sẽ công bố. Riêng chị Hồng cho biết vẫn chưa nhận một thông báo nào từ cơ quan chính quyền. “Tôi vẫn đang mù tịt thông tin chỉ theo dõi vụ việc của mình thông qua báo, đài”- chị Hồng nói.

Theo ý kiến của TS Đoàn Thị Phương Diệp, Khoa Luật - ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), để bảo đảm quyền lợi của chủ sở hữu thật sự số tiền trên nên vào “phút 89”, phía công an phải thụ lý là hợp tình. Tuy nhiên, qua ngày 28/4/2015, nếu công an yêu cầu cung cấp chứng cứ, giấy tờ liên quan mà bà Ngọt không thể đáp ứng thì Công an Q.Tân Bình có quyền bác đơn của bà Ngọt. Và cũng phải tiến hành các thủ tục cần thiết để trao trả lại số tiền thuộc về chị Hồng theo luật định.

Thông tin từ Công an quận Tân Bình, TP HCM cho biết sẽ chuyển hồ sơ vụ nhặt được 5 triệu yên cho tòa án phán quyết. Tuy nhiên, phía TAND quận Tân Bình khẳng định không thuộc thẩm quyền của mình vì chưa phát sinh tranh chấp.

Minh Thùy (T/h)

 

Nông dân nghèo nuôi 4 con ăn học không tham vàng nhặt được
Ngoại Hạng Anh
上一篇:"Đinh Rú
下一篇:Huyện, xã tại TP.HCM phải trình phương án sắp sếp trước ngày 25/8