当前位置:首页 > World Cup > 【ket bong đa ngoai hang anh】Đề xuất mới về quản lý Internet so với Nghị định 72

【ket bong đa ngoai hang anh】Đề xuất mới về quản lý Internet so với Nghị định 72

2025-01-10 21:02:45 [Cúp C2] 来源:Empire777

TheĐềxuấtmớivềquảnlýInternetsovớiNghịđịket bong đa ngoai hang anho ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục PTTH&TTĐT (Bộ TT&TT), Nghị định 72/2013 và Nghị định 27/2018 ban hành đã lâu, không bao quát hết được những thay đổi của thực tiễn. Nghị định thay thế sẽ giúp cập nhật, bổ sung, điều chỉnh cho các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý việc cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. 

Dưới đây là các quy định mới trong dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Dự thảo Nghị định thay thế dự kiến được trình Chính phủ trong tháng 10/2023.

Xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại

Tội phạm lừa đảo trên không gian mạng có xu hướng gia tăng. Trước thực tế đó, Bộ TT&TT bổ sung quy định mới về việc các mạng xã hội phải xác thực người dùng qua số điện thoại di động tại Việt Nam khi đăng ký tài khoản.

Việc xác thực người dùng sẽ tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng trong việc giám sát, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm. Quy định mới giúp đảm bảo hiệu quả quản lý, đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dùng mạng xã hội khi đăng tải nội dung lên mạng. 

Quy định này được đánh giá là có tính khả thi bởi hiện nay đa phần các mạng xã hội trong và ngoài nước đều đã yêu cầu xác thực bằng số điện thoại. Việc bổ sung quy định mới sẽ tạo sự đồng bộ trong việc xác thực người dùng đối với cả mạng xã hội trong và ngoài nước.

Gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu

Theo dự thảo Nghị định thay thế, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên mạng phải thực hiện ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật ảnh hưởng đến an ninh quốc gia khi có yêu cầu của Bộ TT&TT. Trong trường hợp không xử lý theo yêu cầu, Bộ TT&TT sẽ triển khai các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn các trang thông tin điện tử, ứng dụng, nền tảng cung cấp dịch vụ.

Người dùng Việt Nam sử dụng mạng xã hội YouTube. Ảnh: Trọng Đạt

Tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn tài khoản, nhóm, kênh vi phạm pháp luật

Bên cạnh việc ngăn chặn, gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật, Bộ TT&TT đề xuất bổ sung thêm quy định yêu cầu các mạng xã hội tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia.

Quy định này sẽ giúp giải quyết cơ bản nguồn vi phạm, giảm thời gian và nguồn lực của các cơ quan chức năng trong việc thực hiện chặn gỡ từng nội dung vi phạm.

Ngừng dịch vụ Internet với tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật

Các doanh nghiệp phải ngừng hoặc tạm ngừng cung cấp dịch vụ đối với tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung vi phạm pháp luật trên không gian mạng, theo yêu cầu của Bộ TT&TT.

Đây là biện pháp xử lý nhanh với những cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ Internet để cung cấp nội dung chống phá Đảng và Nhà nước trên môi trường mạng, nhất là sử dụng dịch vụ livestream trên các mạng xã hội.

Người livestream trên mạng sẽ phải tuân thủ pháp luật chuyên ngành. 

Quy định về quản lý livestream

Phát video trực tuyến (livestream) là tính năng mới đang phát triển mạnh thời gian gần đây trên các nền tảng mạng xã hội. Đây là tính năng đặc biệt hiệu quả trong việc bán hàng online, quảng cáo. Hình thức thông tin này có khả năng tác động, ảnh hưởng nhanh tới xã hội. Do vậy, theo Bộ TT&TT, cần phải bổ sung quy định để quản lý. 

Theo đó, chỉ các mạng xã hội có giấy phép (tổ chức, doanh nghiệp trong nước) hoặc có thông báo hoạt động với Bộ TT&TT (tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới tại Việt Nam) mới được cung cấp dịch vụ phát video trực tuyến. Các hoạt động chuyên ngành cung cấp dưới hình thức livestream phải tuân thủ quy định về pháp luật chuyên ngành.

Quy định nhằm bảo vệ quyền lợi người dùng mạng xã hội 

Trên mạng xã hội đang tồn tại nhiều tin giả, tin xấu độc, thông tin bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự nhân phẩm tổ chức, cá nhân, tuyên truyền mê tín dị đoan, các nội dung vi phạm bản quyền… gây ảnh hưởng tới danh dự, uy tín của tổ chức, doanh nghiệp và quyền lợi của người dùng mạng xã hội.

Do đó, Bộ TT&TT đã bổ sung một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của người dùng và đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ tại Việt Nam.

Cụ thể, mạng xã hội phải công khai mô tả quy trình, phương thức phân phối nội dung trên nền tảng của mình để người dùng được biết và cân nhắc sử dụng. Mạng xã hội phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng. Chỉ cho phép người dùng tại Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đăng ký tài khoản. 

Mạng xã hội phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung theo yêu cầu

Các mạng xã hội trong nước và mạng xã hội xuyên biên giới phải cung cấp công cụ tìm kiếm, rà quét nội dung trên nền tảng của mình theo yêu cầu của Bộ TT&TT. Điều này nhằm tăng hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trên không gian mạng.

Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng hiện đang trong quá trình lấy ý kiến nhân dân. Việc lấy ý kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 15/9/2023. Các ý kiến đóng góp có thể gửi về cho cơ quan soạn thảo Nghị định thay thế là Cục Phát thanh Truyền hình & Thông tin điện tử (Bộ TT&TT).
 

Lấy ý kiến doanh nghiệp xuyên biên giới về dự thảo Nghị định quản lý InternetTừ ý kiến đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, Bộ TT&TT sẽ tập hợp trình Chính phủ để tiến tới việc sớm ban hành Nghị định mới về quản lý Internet và thông tin trên mạng.

(责任编辑:Thể thao)

推荐文章
热点阅读