游客发表
发帖时间:2025-01-10 07:54:22
Bài 1: Từ nghị quyết của Đảng đến Chiến lược của quốc gia Thị trường bán lẻ: Bắt nhịp xu thế phát triển |
Quan niệm quốc tế
TheàiXuthếpháttriểnthếgiớivàgợimởchoViệlịch la liga tây ban nhao Hiệp hội cửa hàng tiện lợi Mỹ (NACS), cửa hàng tiện lợi được định nghĩa là một hoạt động kinh doanh bán lẻ, chủ yếu nhấn mạnh vào vị trí tiện lợi công cộng để khách hàng có thể mua nhanh chóng các sản phẩm tiêu dùng (chủ yếu là thức ăn hoặc mua xăng dầu). Vậy theo cách hiểu này, cửa hàng tiện lợi là những cửa hàng bán lẻ hiện đại, có vị trí tiện lợi, giờ hoạt động lâu, bán các mặt hàng thiết yếu, tiêu dùng nhanh.
Cửa hàng tiện lợi nhìn chung chuyên cung cấp các sản phẩm tiêu dùng và dịch vụ cơ bản cho người tiêu dùng. Ảnh: Getty Images. |
Theo quan niệm của nhiều quốc gia trên thế giới, cửa hàng tiện lợi là loại hình cửa hàng bán lẻ nằm trong khu vực đông dân cư, có diện tích tương đối nhỏ và được mở trong nhiều giờ (có thể là 24/24); cung cấp những sản phẩm cơ bản nhất cho nhu cầu tiêu dùng với không quá nhiều chủng loại. Cửa hàng tiện lợi cũng có những sản phẩm tương tự như cửa hàng bách hóa và siêu thị (vậy nên thường hay bị nhầm lẫn). Tuy nhiên, cả hai có sứ mệnh khác nhau.
Đó là nếu cửa hàng, siêu thị thông thường bán đồ tươi sống để người mua về chế biến thì cửa hàng tiện lợi sẽ bán những loại thực phẩm có thể sử dụng ngay. Cửa hàng bách hóa là điểm đến cho người tiêu dùng cần mua thực phẩm và sản phẩm hộ gia đình cho sử dụng mỗi ngày và những dịp đặc biệt, cho phép khách hàng mua sắm các hàng hóa có thể sử dụng trong một thời gian dài. Cửa hàng tiện lợi thì ngược lại, đáp ứng nhu cầu cho những người cần một đến hai sản phẩm ngay lập tức. Trong cửa hàng tiện lợi thường có lò vi sóng để hâm nóng thức ăn cho khách hàng, đồng thời đa phần cũng có chỗ ngồi để dùng bữa trực tiếp.
Kinh nghiệm phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới có hệ thống cửa hàng bán lẻ rộng khắp như Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đóng vai trò quan trọng vào phát triển nền kinh tế đất nước. Cửa hàng tiện lợi đầu tiên xuất hiện ở Mỹ năm 1927 bởi Jefferson Green và các hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển rất nhanh. Hiện nước Mỹ có đến gần 155.000 cửa hàng tiện lợi. Ở Đan Mạch và Thuỵ Điển việc phát triển của hệ thống cửa hàng lợi dựa trên sự liên kết với các trạm xăng dầu. Còn ở Anh và Pháp thì sự phát triển này lại kết nối với ngành công nghiệp thực phẩm. Ở Nhật Bản, hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển với một tốc độ nhanh chóng với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến. Tại Đài Loan (Trung Quốc), hệ thống cửa hàng tiện lợi phát triển từ năm 1977 và có mật độ cao hàng đầu thế giới.
Một cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại TP. Dallas, bang Taxas, Mỹ. Ảnh: Retail Insight Network |
Mỹ là quốc gia nổi tiếng với chuỗi cửa hàng tiện lợi là 7-Eleven, Circle K, Cumberland Farms, Love’s Travel Stops & Country Stores, Thorntons… Một trong những cửa hàng tiện lợi dễ nhận biết nhất là 7-Eleven, được thành lập vào năm 1927 tại TP. Dallas, bang Texas. Hiện tại, công ty là chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới với hơn 52.000 cửa hàng, trong đó có 10.300 ở Bắc Mỹ. Khởi đầu của thương hiệu là một đại lý nước đá, 7-Eleven sau đó bán thêm sữa, bánh mì, trứng vào các buổi tối và Chủ Nhật khi cửa hàng tạp hóa đóng cửa. Tại thời điểm đó, ý tưởng kinh doanh mới này đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng, là tiền đề cho khái niệm bán lẻ tiện lợi hiện đại. Lấy khách hàng làm trung tâm, không ngừng nâng cao chất lượng và sự tiện lợi là những nền tảng cốt lõi của hoạt động kinh doanh của 7-Eleven.
Thương hiệu Circle K đang mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Ảnh: Circle K |
Một thành công khác phải kể đến Circle K, thương hiệu xuất hiện năm 1951 tại thành phố El Paso, bang Texas, Mỹ, tới nay đã trở thành một trong những thương hiệu cửa hàng tiện lợi uy tín rộng khắp, nổi tiếng trên toàn thế giới vì chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời với hơn 16.000 cửa hàng. Trong đó có Circle K Việt Nam, hiện đã có hơn 400 cửa hàng tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hạ Long, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Cần Thơ, Bình Dương, Hải Phòng, Long Xuyên và sẽ còn tiếp tục phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở khắp mọi nơi.
Cửa hàng tiện lợi Ministop tại Nhật Bản cung cấp dịch vụ ATM của một số ngân hàng. Ảnh: Gigazine |
Nhật Bản nổi tiếng với mô hình bán lẻ FamilyMart hoạt động hơn 30 năm. Hiện tại, FamilyMart đã có mặt tại 8 quốc gia trên thế giới với hơn 23.800 cửa hàng khác nhau. Năm 2009, FamilyMart Việt Nam được thành lập và ngày càng có nhiều cửa hàng được khai trương từ Nam ra Bắc. Family Mart chuyên cung cấp đồ ăn nhanh, thực phẩm khô, hàng tiêu dùng tổng hợp, dụng cụ chăm sóc cá nhân, với phương châm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm thoải mái, thân thiện và tận tình như những người trong chính gia đình.
Thương hiệu thứ hai của Nhật Bản phải kể đến Ministop - chuỗi cửa hàng tiện lợi được thành lập năm 1980. Sản phẩm đặc trưng của cửa hàng phải kể đến như gà rán, kem tươi, nước giải khát. Vừa là cửa hàng tiện lợi vừa chế biến các loại thức ăn nhanh, với sứ mệnh xây dựng xã hội tràn ngập nụ cười bằng sự “tươi ngon”, “thân thiện” và “tiện lợi”, Ministop cung cấp sản phẩm đến từng khách hàng, phấn đấu hoàn thiện cơ cấu hàng hóa. Điểm đặc biệt tại Ministop có trang bị wifi, máy ATM của một số ngân hàng, Payoo để thanh toán điện nước, khu vực ăn uống tại chỗ, ngoài ra còn có thẻ tích điểm ưu đãi cho thành viên.
Hàn Quốc đã và đang rất thành công với chuỗi cửa hàng tiện lợi thương hiệu GS25. Tuy đến sau các thương hiệu khác nhưng GS25 nhanh chóng trở nên quen thuộc với giới trẻ và dân văn phòng - những người bận rộn với công việc và cần dịch vụ nhanh gọn, tiện lợi của người dân châu Á. GS25 nổi bật với không gian rộng rãi, thoáng mát, wifi khỏe. Đặc biệt các mặt hàng kinh doanh đa dạng, giá cả cạnh tranh, thức ăn ngon và chất lượng hơn so với các cửa hàng tiện lợi khác nhau.
Cửa hàng tiện lợi phải thực sự tiện lợi
Theo những nghiên cứu về chiến lược phát triển cửa hàng tiện lợi của từng quốc gia cho thấy, mỗi quốc gia có ưu tiên và tiêu chí phát triển riêng. Tại Anh ưu tiên vị trí (location) của cửa hàng tiện lợi trong lập kế hoạch bán lẻ. Còn Pháp lại chú trọng sự gần gũi (proximity) và sự tiện lợi thời gian (time) ảnh hưởng tới nhu cầu và sự trung thành của người tiêu dùng. Ở Nhật Bản, để phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi, quốc gia này đã cung cấp các dịch vụ của các ngân hàng bán lẻ. Các cửa hàng này hoạt động như các ngân hàng nhỏ cho vay, thanh toán các hóa đơn dịch vụ, thanh toán online, chuyển tiền và thẻ tín dụng.
Ngoài ra, Nhật Bản còn nghiên cứu thuộc tính dịch vụ với hình thức phân phối điện tử qua các website. Các cửa hàng tiện lợi liên kết với các công ty khác cung cấp nhiều loại sản phẩm và dịch vụ như du lịch, nhạc, hình ảnh, thanh toán hóa đơn, sách, cho thuê ô tô và điện thoại… Trong mỗi cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản thường có không gian ăn uống riêng, có ATM rút tiền, thanh toán tiền ga, điện nước, thẻ điện thoại, nhận và gửi đồ bưu điện, bán vé các khu vui chơi, giải trí, wifi miễn phí, máy phô tô, in ảnh, tài liệu…
Cửa hàng tiện lợi đang tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với siêu thị, cửa hàng tạp hóa truyền thống. Ảnh: China Daily |
Tại Trung Quốc, vị trí cửa hàng tiện lợi thường được lựa chọn đặt ở khu thương mại; trong khu vực bến xe và các điểm cạnh đường giao thông quan trọng, bệnh viện, trường học, nơi vui chơi giải trí, toà nhà văn phòng, trạm xăng, khu hoạt động công cộng…
Đối với Đài Loan (Trung Quốc), cửa hàng tiện lợi còn đóng vai trò làm đại lý và logistics cho các công ty khác. Họ còn cung cấp dịch vụ ăn tối cho khách hàng tại cửa hàng. Khác với các loại thức ăn nhanh thường thấy trong các cửa hàng tiện lợi, dịch vụ ăn tối này được cung cấp trong một khu vực riêng của cửa hàng tiện lợi và khu vực này được thiết kế như một nhà hàng thức ăn nhanh hiện đại với nhiều bàn ghế và nhiều lựa chọn hơn.
Một khảo sát khác chỉ ra, tại khu vực Mỹ Latin, một trong những tiêu chí ưu tiên quan trọng của cửa hàng tiện lợi là khả năng tiếp cận nhanh chóng (Quick access to the store) với nhiều hình thức thanh toán và chỗ đậu xe, gần nhà, nhân viên phục vụ, giờ hoạt động, sạch sẽ và gọn gàng, hàng hóa có thể đổi trả lại, môi trường mua sắm an toàn, chủng loại hàng hóa, giá thấp, gần nơi làm việc, cách bố trí cửa hàng, các hình thức chiết khấu và bàn ghế cho khách hàng.
Đối với các cửa hàng tiện lợi ở Đông Nam Á đang có xu hướng thu hút khách hàng bằng dịch vụ thực phẩm tươi sống. Việc tập trung vào thực phẩm tươi sống cũng đang giúp các cửa hàng tiện lợi thu hút thêm khách hàng từ các hàng ăn truyền thống và tăng doanh số. Theo tờ Nikkei Asian Review, động thái này đang được đền đáp xứng đáng tại một số thị trường có sức cạnh tranh lớn nhất. Ngoài ra, việc phát triển thực phẩm cũng giúp các cửa hàng tiện lợi giảm mối nguy cạnh tranh từ sự nổi lên của thương mại điện tử.
Chuỗi cửa hàng tiện lợi Cheers đã mở thí điểm một số cửa hàng tiện lợi không nhân viên tại Singapore. Ảnh: Foursquare |
Giám đốc điều hành của công ty nghiên cứu thị trường và quảng bá toàn cầu Nielsen (Mỹ) Vaughan Ryan nhận định, thực phẩm bây giờ rất quan trọng đối với các cửa hàng tiện lợi đến nỗi nhiều người trong số họ hiện đang là “đối thủ của một số chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh lớn”. Điển hình là Malaysia, nơi các cửa hàng tiện lợi ghi nhận mức tăng trưởng 17% trong doanh số Hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Mynews Holdings hiện đang điều hành khoảng 480 cửa hàng tiện lợi Mynews.com tại Malaysia. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Singapore đã xây dựng và phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi không nhân viên. Khách hàng chỉ cần đến cửa hàng và quét tay vào màn hình để thanh toán. Mô hình kinh doanh này vẫn chưa quá phổ biến, ít nhất là trong ngắn hạn, tuy nhiên vẫn vô cùng tiềm năng. Thái Lan cũng là quốc gia hiện đang có nhiều chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh được nâng cấp từ cửa hàng bách hóa, cửa hàng tạp hóa của mình lên thành chuỗi cửa hàng tiện lợi để nhằm chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại.
Một số vấn đề rút ra cho Việt Nam
Qua khảo sát thực tiễn và kinh nghiệm xây dựng, phát triển mô hình cửa hàng tiện lợi trên thế giới ta có thể rút ra những vấn đề sau:
Thứ nhất, tiện lợi về vị trí và thời gian là thuộc tính quan trọng, tức nằm ở vị trí không quá xa, nơi tập trung đông dân cư, gần bến xe, cây xăng và các tiện ích khác. Vẫn là thói quen của người tiêu dùng, vị trí địa lý luôn là sự ưu tiên. Trong cùng 1 khu phố cứ trong một cự ly phù hợp có thể tìm thấy 1 cửa hàng tiện lợi, việc tập trung phủ rộng tại từng khu vực sẽ giúp thương hiệu dễ dàng “chiếm trọn” niềm tin của khách hàng, khiến họ ưu tiên chọn lựa cửa hàng tiện lợi đó. Phục vụ nhanh chóng, kịp thời và mọi lúc (24/24);
Mô hình cửa hàng tiện lợi kèm cây xăng đang ngày càng phổ biến ở các nước. Ảnh: Supermarket News |
Thứ hai, đảm bảo các tiện ích, như dễ dàng đậu, đỗ xe, gửi xe. Khi mua sắm khách hàng có thể nghỉ chân với không gian riêng, tiện nghi. Đầy đủ các vật dụng cần thiết như lò vi sóng, máy phô tô, máy in, sạc điện thoại…;
Khách hàng có thể sử dụng đồ ăn liền ngay bên trong cửa hàng tiện lợi. Ảnh: Reuters |
Thứ ba, các cửa hàng tiện lợi ngày càng nâng cấp, tích hợp các dịch vụ công nghệ. Đó là việc áp dụng các hình thức phân phối điện tử qua các website, thanh toán các loại phí, dịch vụ giải trí;
Thứ tư, tiện lợi lựa chọn hàng hóa, tức hàng hóa phải đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, có niêm yết rõ ràng, đội ngũ nhân viên được đào tạo, huấn luyện chuyên nghiệp, phục vụ tốt, đúng quy trình và làm hài lòng khách hàng.
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接