Xạ trị cho bệnh nhân
PGS.TS.BS Phạm Như Hiệp,âmđiềutrịungthưhiệnđạibậcnhấtViệnhan dinh fiorentina Phó Giám đốc BVTW Huế, Giám đốc TTUB cho biết, từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ gần 200 tỷ đồng, Dự án xây dựng TTUB thực hiện từ tháng 9/2012. Công trình có quy mô 300 giường đạt tiêu chuẩn với tổng diện tích sàn xây dựng là 14.932m2, được thiết kế dây chuyền công năng phù hợp với các phương pháp khám, điều trị ung thư tiên tiến, hình thành một cơ sở khám, điều trị ung thư hiện đại, khép kín đồng bộ, đáp ứng nhu cầu khám, bệnh của người dân.
Trung tâm gồm: Khoa Phẫu thuật có 50 giường, với 2 phòng mổ hiện đại và 20 giường hồi sức; Khoa Xạ trị hơn 100 giường cùng 2 máy gia tốc tuyến tính và hệ thống mô phỏng hiện đại; Khoa Khám bệnh và thăm dò chức năng gồm có 6 phòng khám các loại với các loại máy móc hiện đại (nội soi, siêu âm, chụp nhũ ảnh, CT, MRI,…); Khoa Hóa chất với gần 100 giường bệnh, các buồng pha hóa chất hiện đại, an toàn; Khoa Chăm sóc - giảm nhẹ có 30 giường đầy đủ tiện nghi, đảm bảo hồi sức và điều trị chống đau cho bệnh nhân; Khoa Y học hạt nhân với 20 giường bệnh đủ khả năng thực hiện tất cả các kỹ thuật y học hạt nhân hiện đại cho nhiều cơ quan. Nhìn cơ ngơi là tòa nhà 8 tầng, PGS. Hiệp cho biết: “Có được trang thiết bị bậc nhất Việt Nam, Ban giám đốc BV đã hết sức năng động, đặc biệt Giám đốc GS.TS. Bùi Đức Phú. Ngày 02/6/2011, tại Vienna, thủ đô Cộng hòa Áo, Giáo sư Bùi Đức Phú cùng Tiến sĩ Johann Strahlhofer, Giám đốc Điều hành Công ty VAMED Engineering, Cộng hòa Áo ký văn kiện hợp đồng Dự án “Nâng cấp trang thiết bị y tế cho Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Huế – Bộ Y tế nước CHXHCN Việt Nam”với tổng giá trị 17 triệu Euro. Nhờ vậy, TT được trang bị nhiều thiết bị hiện đại với 95 thiết bị theo 6 nhóm: Chẩn đoán hình ảnh - y học hạt nhân - xạ trị - xạ phẫu - xử lý tế bào gốc. Đặc biệt, máy xạ trị Elekta Axesse là máy xạ trị gia tốc thế hệ mới nhất trên thế giới, điều trị các khối u trên não hiện đại nhất Việt Nam. Máy giúp TT thực hiện thành công nhiều kỹ thuật xạ trị tiên tiến lần đầu tiên tại Việt Nam cho hơn 100 bệnh nhân: kỹ thuật xạ trị điều biến cường độ (IMRT), xạ trị điều biến liều theo thể tích (VMAT), xạ phẫu định vị (SBRT)… Chưa kể, gần 1.000 ca áp dụng kỹ thuật 3D thường quy nhưng chất lượng được nâng lên một mức cao hơn với kỹ thuật xạ trị có kiểm soát hình ảnh bằng Colbeam CT trước khi xạ.
Theo GS.TS. Bùi Đức Phú, Trung tâm Ung bướu, BVTW Huế, đủ điều kiện thực hiện nhiều kỹ thuật y học cao cấp tương đương với các nước trong khu vực, có khả năng chẩn đoán sớm, chính xác và điều trị đầy đủ các loại ung thư, nhất là ung thư của các phủ tạng nằm sâu trong cơ thể, như não, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu… Khả năng kết hợp các phương pháp điều trị như phẫu thuật - hóa trị - xạ trị - dược chất phóng xạ tăng khả năng điều trị tốt cho nhiều bệnh nhân nội trú và ngoại trú, gần đây có nhiều bệnh nhân từ cả nước đến điều trị tại TT mà không phải đi ra nước ngoài.
Chỉ vào khu đất với nhiều cọc sắt đang chờ ngổn ngang nằm gọn phía sau TT, PGS. Hiệp cho biết, đây là khu vực dự kiến để đặt máy Cyclotron (máy tạo chất đồng vị phóng xạ dùng trong y học hạt nhân), mà TT đang tiếp tục triển khai thêm dự án ODA của Bỉ, trị giá 7 triệu USD, đầu tư nhiều loại máy như Cyclotron, PET/CT… để nâng cao hơn nữa năng lực chẩn đoán và điều trị các bệnh ung thư.
Đi qua một số giường còn trống bệnh nhân, PGS.TS.BS Hiệp giải thích: Dù TT đã hoạt động với các máy móc hiện đại cũng như bệnh nhân đã được hệ thống xạ trị phục vụ với nhiều loại kỹ thuật cao, nhưng do yêu cầu đảm bảo tiện nghi và chất lượng phục vụ cho bệnh nhân, khi lắp đặt xong thang máy (hiện tại đã lắp đặt xong 4/5 thang máy) thì sẽ chuyển toàn bộ bệnh nhân đến điều trị.
Đinh Hoàng Xuân Hồng