【nhận định tốt】Tích cực chăm lo gia đình chính sách
Hiện trên địa bàn xã Thạnh Hòa,ựcchămlogiađnhận định tốt huyện Phụng Hiệp, không còn gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo, có nhà ở tạm bợ, dột nát. Đó là nhờ địa phương luôn quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời các trường hợp này.
Lãnh đạo xã Thạnh Hòa (phải) động viên, thăm hỏi người có công với cách mạng trên địa bàn.
Ông Nguyễn Thế Cường, ở ấp 3, tham gia du kích địa phương từ năm 1965-1975. Sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, ông công tác tại xã, huyện. Tuy nhiên, do hoàn cảnh nên ông xin về hưu sớm để chăm lo gia đình. Thực hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, ông được chính quyền địa phương xét tặng căn nhà tình nghĩa.
Đến năm 2015, do cuộc sống gia đình ông còn nhiều khó khăn, trong khi căn nhà tình nghĩa đã xuống cấp nên một lần nữa, hộ ông được địa phương xét hỗ trợ kinh phí sửa chữa nhà theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài số tiền hỗ trợ, gia đình ông còn góp thêm kinh phí để ngôi nhà khang trang hơn.
Chưa kể là hàng năm, hộ ông đều được chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện đầy đủ các chính sách cho gia đình có công với cách mạng. Ông Nguyễn Thế Cường cho biết: “Không chỉ trường hợp của tôi mà các gia đình chính sách ở đây cũng được chăm lo, hỗ trợ tương tự. Thế nên ai nấy đều cảm thấy ấm lòng và quan tâm giáo dục con cháu, tích cực tham gia xây dựng quê hương phát triển”.
Theo UBND xã Thạnh Hòa, hiện địa phương không còn gia đình chính sách có nhà ở tạm bợ, dột nát mà tất cả đều được kiên cố hóa bằng bê tông. Đó là nhờ hàng năm, địa phương tiến hành rà soát, kiểm tra nhà ở các hộ này để có cơ sở hỗ trợ, giải quyết theo quy định của Nhà nước cũng như vận động mạnh thường quân ủng hộ kinh phí xây dựng, sửa chữa kịp thời.
“Hàng năm, chúng tôi đều tranh thủ vận động xây dựng 1 căn nhà tình nghĩa và 2 căn nhà tình thương cho những trường hợp gia đình chính sách có nhà bị xuống cấp có nơi ở vững chắc hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi còn quan tâm giải quyết dứt điểm các loại hồ sơ của người có công, không để tồn đọng”, ông Phạm Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Hòa, thông tin thêm.
Bà Đặng Thị Nhan, ở ấp 4 là người có công với cách mạng và được hưởng trợ cấp một lần từ nhiều năm trước. Thế nhưng, do tuổi cao nên bà không nhớ và để thất lạc một số loại giấy tờ cần thiết. Vì vậy, bà làm đơn gửi UBND xã yêu cầu thực hiện các chính sách trợ cấp.
Nhận được đơn, UBND xã phối hợp với ngành chức năng của huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh kiểm tra việc trợ cấp cho bà theo quy định và có văn bản trả lời. Cụ thể, trường hợp của bà đã được trợ cấp một lần từ nhiều năm trước, đồng thời có giấy trợ cấp kèm theo nên bà thống nhất cao với hướng giải quyết của chính quyền địa phương.
Địa phương cũng thường xuyên phối hợp với ngành chuyên môn tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật; nhân rộng một số mô hình sản xuất hiệu quả. Mặt khác, vận động người dân có điều kiện cho mượn cây, con giống cũng như hỗ trợ vốn vay ngân hàng phục vụ phát triển sản xuất. Nhờ đó mà trên địa bàn xã không còn trường hợp gia đình chính sách thuộc diện hộ nghèo.
Tuy cuộc sống của những hộ có công với cách mạng đã được nâng lên nhưng vẫn còn nhiều trường hợp chưa thật sự khấm khá bởi thiếu đất sản xuất, vốn... Giải quyết vấn đề này, ông Trần Minh Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã, nói: “Tới đây, chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các quy định của Nhà nước để hỗ trợ cho những hộ chính sách còn khó khăn; quan tâm tạo điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay phục vụ phát triển sản xuất, giúp cuộc sống ổn định hơn”.
Bài, ảnh: NHẬT TÂN