【soi kèo busan i park】Đốt vàng mã một hủ tục lạc hậu
Ðã lâu rồi kể từ khi ông mất, tôi vẫn thường đến viếng phần mộ của ông với một ít hương hoa nhưng không đốt vàng mã gửi cho ông, chắc ông không giận gì tôi chứ? Việc tôi không đốt vàng mã cho ông như nhân gian vẫn thường làm thì cũng có lý do riêng. Nay tôi bày tỏ ra đây để ông khỏi phiền muộn.
Gửi người bạn già đã khuất!
Ðã lâu rồi kể từ khi ông mất, tôi vẫn thường đến viếng phần mộ của ông với một ít hương hoa nhưng không đốt vàng mã gửi cho ông, chắc ông không giận gì tôi chứ? Việc tôi không đốt vàng mã cho ông như nhân gian vẫn thường làm thì cũng có lý do riêng. Nay tôi bày tỏ ra đây để ông khỏi phiền muộn.
Ông bạn ơi!
Văn hoá dân gian của người Việt Nam nói chung vẫn thường quan niệm rằng “sống sao chết vậy”, hay “âm dương đồng nhất lý”…, cho nên mới có hiện tượng đốt vàng mã để gửi tài sản đến ông bà, cha mẹ, người thân của mình. Họ gửi tiền bạc, trang sức, nhà cửa, xe cộ…, thậm chí cả hình nhân để người ở thế giới bên kia, như bạn, được sống sung túc như ước muốn muôn đời của con người.
Nhưng bạn ơi!
Vàng mã. Ảnh: THANH CHI |
Nguồn gốc của việc đốt vàng mã như hiện nay thật không hay chút nào. Ðiều đó là do chúng ta ngày nay không hiểu rõ cội nguồn nên cứ làm theo, chứ thực ra, trong văn hoá người Việt của chúng ta không tồn tại hủ tục đốt vàng mã này đâu bạn ạ!
Từ thời thượng cổ, người Hoa Hạ (Trung Quốc) và một số tộc người khác trên thế giới có tục tuẫn táng theo người chết những vật dụng cá nhân, thậm chí chôn sống những người đã từng hầu hạ mình (đối với tầng lớp vua chúa). Ðời nhà Hạ (năm 2205 trước Tây lịch), người ta chế ra minh khí để tuẫn táng theo người chết (nghĩ thấy cũng văn minh!), nhưng đến nhà Ân thì trở lại việc tuẫn táng đồ vật thật để chôn theo người chết. Ðến đời nhà Chu, người ta nhận thấy việc chôn theo người sống là một việc quá tàn nhẫn nên đã tạo ra hình nhân để thay thế, nhưng cũng có một số tầng lớp vua - quan vẫn giữ phong tục của nhà Ân mà tuẫn táng những đồ vật và người thật.
Ðến đời nhà Hán, Vương Dũ bắt đầu chế ra các loại vàng mã để phục vụ việc tuẫn táng trong triều đình. Việc đốt vàng mã này nhanh chóng được quan lại và cả dân chúng thực hành bởi sự đơn giản của nó. Và Vương Dũ nghiễm nhiên trở thành Sư Tổ của nghề làm vàng mã hiện nay.
Bạn có biết không?
Dẫu cho việc tuẫn táng theo người chết là những hình nhân được tạo bằng cỏ hay gỗ, thiết nghĩ không ảnh hưởng đến sinh mạng người khác nhưng đức Khổng Tử, một bậc thánh nhân, tổ sư của đạo Nho cũng cho việc đó là “bất nhân” và cực lực lên án. Ông cho rằng: Ai sinh ra tục chôn người gỗ theo với người chết là bất nhân; Mạnh Tử lại cho rằng: Kẻ nào dùng người bù nhìn là tuyệt tự.
Ðạo Phật, tôn giáo có tâm từ bi rộng khắp, cũng luôn bày trừ phong tục lạc hậu này. Trong tất cả các kinh, pháp của đạo Phật đều không dạy con người phải cúng tế, đặc biệt là việc cúng đồ ăn, thức uống và cả đốt vàng mã. Ðức Phật chỉ dạy rằng, phải sắm sanh lễ vật đủ đầy, cúng dường chư Tăng để nhờ thần lực của chư Tăng trong mùa an cư kiết hạ giải tội cho thân bằng quyến thuộc đã quá vãng (theo kinh Vu Lan Bồn). Ðức Phật cho rằng, sau khi chết, con người phải luân hồi vào 1 trong 6 cõi: trời, người, atula (hệ thống các vị thần), ngạ quỷ, súc sinh tuỳ theo nghiệp của mình. Cho nên mới nói, người đã chết đi thì không có cơ hội sử dụng số tài sản mà chúng ta gửi cho họ.
Ðời nhà Ðường, Sư Ðạo Tăng tham mưu cho nhà vua ban hành quy định về việc đốt vàng mã để dân chúng thực hành. Nhưng chẳng bao lâu, sự việc đó đã bị các nhà sư cực lực phê phán, phải dẹp bỏ. Ðến đời của Vương Luân (cháu Vương Dũ) thì tục lệ này có nguy cơ mai một bởi tư tưởng đạo Phật đã lan truyền một cách sâu rộng trong dân chúng. Nhận thấy nguy cơ đó, Vương Luân bàn kế với bạn giả chết, sau đó sống lại và tuyên bố: do “cõi âm” nhận được đồ tuẫn tế cũng như hình nhân thế mạng nên mình mới có cơ hội sống lại. Ðó là một hành động dối trá, lừa gạt để tạo lòng tin cho dân chúng với mục đích bán được nhiều hàng mã, thu lợi cá nhân.
Tiếc thay bạn ơi!
Kể từ đó tục đốt vàng mã được duy trì đến ngày nay và lan sang các quốc gia khác lân cận, trong đó có Việt Nam.
Bạn biết không?
Tục đốt vàng mã là một tục lệ lạc hậu, cần được loại bỏ bởi các lẽ sau đây:
Thứ nhất: Tục đốt vàng mã không mang tính nhân văn. Lúc đầu nó chỉ phục vụ một số ít vua - quan chế độ phong kiến ở Trung Quốc ngày xưa. Hủ tục này đã bị các bậc lãnh đạo tư tưởng (Khổng Tử, Phật Thích Ca…) cách đây hơn 2500 năm bày xích, không chấp nhận để các môn sinh của mình thực hành.
Thứ hai: Với một người đã chết đi, người thân còn lại ai cũng cho là họ sẽ về “thượng giới”, sống trong “lạc cảnh”…, nhưng chúng ta lại đốt vàng mã cho người ở “âm phủ” nhận, điều này mâu thuẫn chăng? Nếu người thân của chúng ta được lên “thượng giới” thì họ có cần những đồng tiền, vật dụng ở thế gian không? Như chúng ta đây, nếu con cháu chúng ta ở kiếp trước (nếu có) đốt tiền, vàng mã gửi cho chúng ta thì chúng ta có nhận được không, có sử dụng được không? Còn nếu chúng ta chết đi mà đoạ vào ngạ quỷ, súc sinh (mang thân tù tội) thì có nhận và sử dụng được chăng?
Thứ ba: Việc đốt vàng mã cũng tương đồng với việc chúng ta phải bỏ một số tiền ra chỉ để… đốt. Việc này sẽ làm cho chúng ta tiêu tốn một lượng tiền tiết kiệm không nhỏ. Số tiền đó, nếu chúng ta dùng để giúp đỡ những người khốn khó trong đời sống thực tế hằng ngày thì sẽ làm cho họ hạnh phúc biết bao.
Thứ nữa: Vàng mã được làm từ giấy, mà giấy thì được làm từ gỗ. Như vậy chúng ta phải tàn phá, hạ đốn mỗi năm biết bao nhiêu gỗ để làm được vàng mã. Vả lại việc đốt vàng mã tràn lan như hiện nay cũng gây ô nhiễm không khí trầm trọng.
Bạn biết không?
Ðể sản xuất được 1 tấn bột giấy thì chúng ta phải có 5 m3 gỗ (tương đương với 17 cây xanh loại lớn). Nhưng theo thông tin từ VTV thì: trung bình 1 năm có khoảng 50.000 tấn vàng mã được sử dụng, riêng Hà Nội đã tiêu tốn trên dưới 400 tỷ đồng cho việc đốt vàng mã. Vậy để có được 50.000 tấn vàng mã thì ta phải có 250.000 m3 gỗ, đồng nghĩa với việc phải chặt hạ 850.000 cây xanh, trên 1.531,5 ha (tính theo mật độ cây của rừng cao su). Con số đó sẽ là bao nhiêu nếu tính rộng ra cả nước?
Ôi! Môi trường xanh của chúng ta sẽ còn lại gì nếu tiếp tục chặt cây để làm ra vàng mã chỉ để đốt? Việc làm này, ông bạn ơi, có phải là phá rừng không?
Bạn thấy không?
Dẫu Nho hay Phật cũng đều không chấp nhận việc đốt vàng mã để cung cấp cho người đã mất. Và để tiết kiệm chi phí cũng như cùng góp tay bảo vệ môi trường, thiết nghĩ việc đốt vàng mã nên hạn chế cầu kỳ, hạn chế việc đốt cúng nhà lầu, xe hơi, điện thoại di động, gái đẹp..., thậm chí chúng ta cần phải mạnh dạn dẹp bỏ, loại bỏ ngay khỏi đời sống văn hoá của chúng ta như chúng ta đã làm được với tệ đốt pháo vậy!
Nghiệm những lẽ trên nên tôi đã tự loại bỏ đi hủ tục lạc hậu đó trong đời sống văn hoá của mình, đó cũng là lý do mà bấy lâu nay tôi không đốt vàng mã để “gửi” đến bạn. Nếu như mỗi người trong chúng ta, ai ai cũng sẵn lòng rũ bỏ hủ tục lạc hậu này thì phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống chúng ta ngày càng được trong sáng hơn; chúng ta cũng tiết kiệm được khoản tiền không nhỏ. Và, hơn nữa, môi trường chúng ta sống sẽ xanh hơn, trong lành hơn.
Tôi hứa với ông là tôi sẽ đi tiên phong trong việc loại bỏ hủ tục lạc hậu này, thay vào đó, mỗi lần viếng ông, tôi sẽ tự trồng 1 cây xanh để bày tỏ niềm tiếc thương và tưởng nhớ đến ông./.
Ông Già Cà Mau
相关文章
Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
Việt Nam is an important country to Australia: diplomatJanuary 03, 2025 - 09:142025-01-10Draft amended land law has made great steps: NA Chairman
Draft amended land law has made great steps: NA ChairmanAugust 26, 2023 - 07:472025-01-10Draft amended land law has made great steps: NA Chairman
Draft amended land law has made great steps: NA ChairmanAugust 26, 2023 - 07:472025-01-10Việt Nam, Laos enhance cooperation in supporting expatriates
Việt Nam, Laos enhance cooperation in supporting expatriatesSeptember 08, 2023 - 14:272025-01-10Prudential khởi động chương trình “Tăng cường sức khỏe chủ động”
Dự kiến có hơn 50 trường học, 15.000 học sinh cùng 900 giáo viên và phụ huynh được hưởng lợi từ chươ2025-01-10Vietnamese PM met Bangladeshi President Shahabuddin
Vietnamese PM met Bangladeshi President ShahabuddinSeptember 07, 2023 - 16:002025-01-10
最新评论