【tỷ số frankfurt hôm nay】TP.Hồ Chí Minh: DN là nòng cốt của chương trình bình ổn thị trường
Tạo thương hiệu riêng cho thành phố
TheồChíMinhDNlànòngcốtcủachươngtrìnhbìnhổnthịtrườtỷ số frankfurt hôm nayo đánh giá của các chuyên gia, bình ổn thị trường đã trở thành một trong những chương trình mang thương hiệu rất riêng của TP.HCM có sức lan tỏa và sức hút mạnh mẽ, quy tụ được số lượng lớn DN chủ lực của thành phố tham gia. Đặc biệt, trong lĩnh vực chăn nuôi, sản xuất và chế biến, nhờ có chiến lược đầu tư bài bản theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP, HACCP, Organic, nhiều DN đã thực sự trở thành những “cánh chim đầu đàn” của thành phố. Có thể kể đến các đơn vị như Vĩnh Thành Đạt, Ba Huân (chuyên cung cấp trứng gia cầm); Vissan (thịt gia súc và thực phẩm chế biến); Phạm Tôn, San Hà (thịt gia cầm); Vinamilk, Nutifood (sữa và các chế phẩm từ sữa); Hami, Miti, Mr.Vui, Vĩnh Tiến, Fahasa, Saigon Co.op . Trong đó, nhiều DN đã tổ chức kết nối và đầu tư với các hợp tác xã, DN ở các tỉnh thành để có đủ nguồn hàng cung ứng cho chương trình bình ổn thị trường như Hợp tác xã Anh Đào, Công ty Thảo Nguyên, DNTN Phong Thúy…
Trong chiến lược phát triển các sản phẩm đạt chuẩn VietGAP còn có sự vào cuộc mạnh mẽ của các tổng công ty lớn của TP như Satra, Sargi, Thanh niên Xung phong… Chính nhờ vậy, các nhóm hàng bình ổn thị trường ngày càng đa dạng về chủng loại, hoàn thiện về mẫu mã bao bì và chất lượng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng ngày càng cao của người dân. Theo Sở Công Thương TP.HCM, hiện nhiều nhóm hàng bình ổn đã có sức chi phối từ 35% đến 52% nhu cầu thị trường như: Thịt gia cầm (chiếm 59,6%), đường (43,4%), trứng gia cầm (48%), thực phẩm chế biến (38,3%), thịt gia súc (35,5%), dầu ăn (34,5%), gạo (33,3%)... Cũng nhờ việc thực hiện chương trình bình ổn thị trường, TP.HCM đã khống chế thành công việc thiếu hụt đối với thịt gia súc, gia cầm những năm 2000-2003; khan hàng, sốt giá ở các nhóm hàng thiết yếu như gạo, đường năm 2008, trứng giá cầm năm 2013.
Theo đánh giá của UBND TP.HCM, bằng chính sách minh bạch, công khai rộng rãi, cơ chế thực hiện hợp lý, chương trình bình ổn thị trường tại TP.HCM ngày càng thu hút các DN tham gia, uy tín và sức lan tỏa của chương trình ngày càng mạnh mẽ. Nếu như năm 2002, chương trình có 2 DN tham gia thì đến năm 2016 thành phố đã mời gọi được 86 DN tham gia. Trong đó, nhiều DN đã trở thành chủ lực trong việc cung ứng từ 30% đến 50% các mặt hàng thiết yếu đa dạng và có chất lượng cho thị trường, góp phần ổn định an sinh, xã hội. Các DN trong chương trình đã thực hiện 75 dự án đầu tư sản xuất, liên kết đầu tư với tổng số vốn đầu tư 27.428 tỷ đồng gồm các dự án nuôi trồng, chế biến thực phẩm, xây dựng nhà máy, trang trại, trung tâm thương mại, siêu thị, liên kết cung ứng vốn cho nông dân chăn nuôi, trang trại rau sạch 2.500 tỷ đồng… Sự tham gia của các DN cũng đã góp phần thúc đẩy hạ tầng thương mại, phân phối phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Tính đến nay, toàn thành phố đã có 240 chợ, 192 siêu thị, 41 trung tâm thương mại, hơn 900 cửa hàng tiện lợi, hơn 160.000 cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ với hơn 20 thương hiệu phân phối lớn như: Saigon Co.op, Satra, Vinmart, FoocoMart, BigC, Lotte, Shop& Go, Circle K, Family mart, B’Mart… nhằm phục vụ cho nhu cầu của hơn 13 triệu dân.
Những cánh chim đầu đàn
Là một trong những DN đầu tiên tham gia chương trình bình ổn thị trường, Liên hiệp Hợp tác xã thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) không chỉ giữ vai trò nòng cốt trong việc bình ổn thị trường tại TP.HCM mà còn lan tỏa ra nhiều tỉnh thành phố khác nơi có các siêu thị Co.opmart hoạt động. Với hàng loạt các giải pháp như tổ chức khai thác nguồn hàng tận gốc; đầu tư ứng vốn cho nông dân và các HTX; liên kết liên doanh với các nhà sản xuất, đặc biệt với những DN trong nước, các đơn vị cung cấp; đầu tư mở rộng hệ thống tổng kho; đổi mới công tác cung ứng vận chuyển điều phối hàng hóa… nên dù giá cả thị trường tăng cao nhưng hệ thống phân phối của Saigon Co.op như Co.op mart, Co.op Food, cửa hàng Co.op và đại siêu thị Co.opXtra vẫn đảm bảo đủ hàng hóa phục vụ người tiêu dùng với giá ổn định. Đặc biệt giá rau củ quả luôn thấp hơn thị trường từ 15 đến 20%, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
16 năm đồng hành cùng chương trình bình ổn thị trường, ông Văn Đức Mười, nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan) cho biết, để làm tròn vai một DN chủ lực trong chương trình, Vissan đã chấp hành rất nghiêm và triệt để các quy định từ chương trình. Mặc dù phải trải qua không ít khó khăn vất vả nhưng khó khăn nào cũng phải vượt qua để thực hiện nhiệm vụ được giao. Ở những thời điểm khó khăn nhất, Vissan phải chấp nhận hy sinh lợi nhuận để tăng sản lượng để giữ thương hiệu và uy tín của một DN bình ổn thị trường. Vissan bình ổn thị trường không chỉ ở phương diện giá cả, mà còn ở góc độ chất lượng, vì 100% sản lượng thịt cung ứng cho thị trường đều đã đạt tiêu chuẩn VietGAP. Các vùng nguyên liệu cung ứng cho Vissan từ các huyện Củ Chi, Hóc Môn (TP.HCM); tỉnh Đồng Nai, Bình Dương… cũng đã thay đổi. Toàn bộ quy trình sản xuất của Vissan đã được cân đong đo đếm một cách kỹ lưỡng bằng các bộ tiêu chuẩn, được tính toán qua các máy đo về chỉ số và trả tiền cho đối tác bằng tài khoản, giúp Vissan thay đổi cả về quy cách quản trị DN.
“Cá nhân tôi kỳ vọng, cả nước sẽ có nhiều DN làm theo cách của Vissan để ngành chăn nuôi thay đổi. Và như vậy, chương trình bình ổn thị trường đã hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, không phải chỉ bình ổn về giá cả mà còn đòi hỏi DN phải không ngừng lớn mạnh để cung ứng một lượng hàng hóa lớn, có chất lượng cao”, ông Văn Đức Mười cho biết.
Cũng là một DN đi đầu trong chương trình bình ổn thị trường, bà Phạm Thị Huân, Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân cho biết, để tham gia chương trình bình ổn thị trường, công ty Ba Huân đã phải chia sẻ một phần lợi nhuận để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng nhờ thực hiện chương trình bình ổn giá mà hơn 16 năm qua, sản phẩm của Công ty Ba Huân luôn được người tiêu dùng đón nhận, hoạt động của DN cũng ngày càng chuyên nghiệp và ổn định hơn trong sản xuất, kinh doanh...