【ban sep hang ngoai hang anh】Phát hiện gần 36,8 triệu vụ vi phạm hành chính trong 5 năm

 人参与 | 时间:2025-01-26 21:56:44

phat hien gan 368 trieu vu vi pham hanh chinh trong 5 nam

Cán bộ Chi cục QLTT Hà Nội bắt giữ hàng hóa vi phạm. Ảnh: H.Nụ.


Theo đó, số vụ việc đã bị xử phạt so với số vụ việc đã được phát hiện ngày càng tăng từ 8,9 triệu vụ (năm 2014) lên 9,5 triệu vụ (năm 2016) và chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, số vụ việc đã xử phạt đã chiếm trên 3,7 triệu vụ. Với việc thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là 57.311 đối tượng, tổng số đối tượng bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính là 53.164 đối tượng (chiếm 92,8% tổng số đối tượng bị lập hồ sơ đề nghị).

Theo thống kê từ Bộ Tư pháp, tính đến hết 30/9/2017, Chính phủ đã ban hành tổng số 92 Nghị định (trong đó có 9 Nghị định đã hết hiệu lực toàn bộ) và 67 Thông tư (còn hiệu lực) nhằm triển khai thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính hiệu quả.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành đã khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, góp phần đảm bảo trật tự, kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với vi phạm hành chính, tội phạm trong thời kỳ mới; khắc phục tối đa tình trạng thiếu thống nhất và chồng chéo trong hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, thuận lợi cho việc thực hiện các nghĩa vụ mà Việt Nam đã cam kết trong các điều ước quốc tế.

Sau khi Luật Xử lý vi phạm hành chính được ban hành và có hiệu lực, hầu hết việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính ở các bộ, cơ quan ngang bộ được tổ chức dưới hình thức lồng ghép với các chuyên đề theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong từng lĩnh vực cụ thể hoặc các cuộc thành tra hành chính.

Ông Đặng Thanh Sơn, Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp cho rằng, từ khi thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính được triển khai, các vụ việc vi phạm xảy ra cơ bản đã được phát hiện và xử lý kịp thời, đúng thẩm quyền và trình tự, thủ tục theo quy định, đáp ứng yêu cầu công tác quản lý nhà nước, góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh trật tự tại địa phương.

Cũng theo ông Sơn, qua 5 năm thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính, đã phát huy được hiệu quả, kịp thời phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm hành chính, mức độ tuân thủ pháp luật về thi hành quyết định xử phạt tương đối cao. Tuy nhiên, tình hình vi phạm hành chính lại diễn ra ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó, xảy ra chủ yếu ở các lĩnh vực như giao thông đường bộ, an toàn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm, kinh doanh, đất đai… Do đó, việc thực thi Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn còn nhiều bất cập, chưa thật sự hiệu quả.

Đại diện Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an cho rằng, công tác phối hợp giữa các ngành, lực lượng, cơ quan hữu quan về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính chưa thường xuyên, kịp thời, thiếu chặt chẽ. Mặt khác, quy định của pháp luật còn chưa phân định rõ ràng trách nhiệm, thẩm quyền dẫn đến né tránh trách nhiệm, xử lý vi phạm không triệt để nên đã hạn chế kết quả thi hành pháp luật về áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.

Ông Đặng Thanh Sơn nhấn mạnh, để khắc phục những hạn chế, Bộ Tư pháp kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến thẩm quyền xử phạt, trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính nhằm rút ngắn thời gian, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của các lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt. Đồng thời, cần sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn giản hóa, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan đến trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩ quyền áp dụng các biện pháp xử lý hành chính…

顶: 18249踩: 4239