【nhận định kèo bồ đào nha】Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân
Nhân lực: 'Chìa khóa' thành công trong phát triển điện hạt nhân Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?ộtrưởngNguyễnHồngDiênchỉđạoloạtgiảipháppháttriểnnhânlựcđiệnhạtnhânhận định kèo bồ đào nha Điện hạt nhân: Xây dựng mạng lưới thu hút nhân tài |
Hội nghị có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, Thứ trưởng Trương Thanh Hoài; lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện, các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công Thương; Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam…
Khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ Trung ương giao
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết: Cuối tháng 11 vừa qua, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là chủ trương lớn, hết sức đúng, trúng, phù hợp với tình hình hiện nay. Nhu cầu về năng lượng tăng lên rất nhanh trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt Nam, trong khi nguồn năng lượng truyền thống không còn dư địa phát triển.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu - Ảnh: Cấn Dũng |
"Hiện nay, thủy điện hết dư địa, điện than gây phát thải lớn, các nguồn điện khác như điện gió, mặt trời phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, trình độ khoa học, kỹ thuật như: Công nghệ lưu trữ năng lượng điện, truyền tải điện bằng hệ thống lưới điện thông minh... Cùng với đó, điện hạt nhân được xác định là nguồn điện sạch, điện nền do có khả năng đạt đỉnh công suất thiết kế nhanh, rất phù hợp với mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam vào năm 2050"-Bộ trưởng thông tin thêm.
Bộ trưởng phân tích, điện hạt nhân cũng là xu thế tất yếu của thế giới. Hiện nhiều quốc gia đã tái khởi động và phát triển rất mạnh nguồn điện này. Kể cả những nước có ý định "đóng cửa" điện hạt nhân sau sự cố Nhà máy điện Fukushima ở Nhật Bản cũng đã quay trở lại với điện hạt nhân do nhu cầu năng lượng điện lớn cho các trung tâm dữ liệu trong phát triển công nghệ AI, công nghiệp bán dẫn, IoT...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Hiện có nhiều công nghệ của nhiều nước đã phát triển ở mức an toàn rất cao, thậm chí còn an toàn hơn rất nhiều các nguồn điện truyền thống khác, quy mô linh hoạt nên rất phù hợp với đặc điểm, địa hình, nhu cầu của nhiều địa phương, nhiều quốc gia.
“Việt Nam có điều kiện phát triển nguồn điện này, 15 năm trước qua khảo sát xác định, có đến 13-14 địa điểm có thể phát triển điện hạt nhân. Đặc biệt, Việt Nam có địa hình dài từ Bắc đến Nam nếu phát triển điện hạt nhân quy mô nhỏ thì càng phù hợp. Ở những nơi phụ tải thấp, nơi có tiềm năng khai thác phát triển năng lượng tái tạo, gió, mặt trời mà có thêm điện hạt nhân module nhỏ thì rất thuận lợi cho khai thác phát huy tiềm năng năng lượng tái tạo cùng với nguồn điện nền, điện sạch... Điều đó phù hợp nhu cầu năng lượng cho phát triển kinh tế đất nước và phù hợp với mục tiêu trung hòa carbon của Việt Nam vào năm 2050. Hơn nữa Việt Nam là quốc gia đông dân số, dân số trẻ có khả năng tiếp cận công nghệ nhanh”- Bộ trưởng thông tin.
Theo Bộ trưởng, để phục vụ cho chương trình điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nguồn nhân lực kể cả trong ngắn và dài dạn là vô cùng cần thiết kể cả nhân lực làm công tác nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân cho đến nguồn nhân lực kỹ thuật để vận hành các dự án điện hạt nhân.
“Trước đây, mới tính đến 1-2 nhà máy chúng ta đã cần vài ngàn kỹ sư và cán bộ kỹ thuật, nếu phát triển nhiều nhà máy hơn (kể cả cho nhu cầu xuất khẩu nhân lực sang các nước trong khu vực) thì vấn đề chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn nhân lực kỹ thuật là vô cùng quan trọng. Hội nghị nhằm chuẩn bị nguồn nhân lực cả trong trước mắt và dài hạn cho chương trình điện hạt nhân và các dự án điện hạt nhân Ninh Thuận”- Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh.
Nhân lực cho điện hạt nhân còn thiếu và yếu
Báo cáo tại hội nghị, ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ cho biết, hiện nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) về điện hạt nhân của Việt Nam đang thiếu cả về số lượng và chất lượng, nhất là các nhà khoa học, kỹ thuật đầu đàn. Hiện số nhân lực (KH&CN) về điện hạt nhân làm việc chủ yếu trong các cơ quan của Bộ Khoa học và Công nghệ, một số trường đại học, viện nghiên cứu và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Ông Lý Quốc Hùng - Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ phát biểu - Ảnh: Cấn Dũng |
Bên cạnh đó, số lượng giảng viên đào tạo lĩnh vực hạt nhân còn ít; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nghiên cứu, giảng dạy thiếu và lạc hậu, nên hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực chuyên ngành hạt nhân còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng.
Báo cáo cũng lưu ý, ngoài nhân lực có chuyên môn trực tiếp liên quan đến điện hạt nhân (như công nghệ hạt nhân, công nghệ lò phản ứng,…) thì một lực lượng đáng kể (chiếm hơn 50%) nhân lực phục vụ cho dự án nhà máy điện hạt nhân thuộc các ngành, lĩnh vực khác, như: cơ khí, hóa chất, vật liệu, điện, điện tử, điều khiển tự động, môi trường,… Tuy nhiên, các cơ sở giáo dục và đào tạo trong nước có liên quan chưa có kinh nghiệm cũng như sự quan tâm đến đào tạo nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Ngày 18/8/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1558/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử (NLNT) đến năm 2020” (Đề án 1558) dự kiến đến năm 2020 nhân lực phục vụ nhà máy điện hạt nhân: sẽ đào tạo được 2.400 kỹ sư các chuyên ngành điện hạt nhân, 350 thạc sĩ và tiến sĩ các chuyên ngành điện hạt nhân; trong đó 200 kỹ sư, 150 thạc sỹ và tiến sỹ được đào tạo tại nước ngoài.
Nhân lực phục vụ nghiên cứu, ứng dụng và bảo đảm an toàn an ninh năng lượng nguyên tử sẽ đào tạo được 650 kỹ sư, 250 thạc sỹ. Nhân lực phục vụ đào tạo, giảng dạy: đào tạo mới 100 thạc sĩ và tiến sĩ làm công tác giảng dạy trong các cơ sở đào tạo.
Bộ Giáo dục và Đào tạo được giao là cơ quan đầu mối, phối hợp với các bộ, ngành, EVN, các trường đại học và viện nghiên cứu xây dựng các dự án chi tiết, tổ chức thực hiện Đề án 1558.
Theo báo cáo của EVN, giai đoạn đến 2017 (trước khi dừng thực hiện chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận theo Nghị quyết số 31/2016/NQ-QH của Quốc hội), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cử tổng cộng 429 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân tại các trường đại học của LB Nga, trong đó có 80 sinh viên là người Ninh Thuận; EVN đã cử tổng cộng 31 sinh viên đi học các chuyên ngành liên quan đến điện hạt nhân, cử đi đào tạo Lớp cán bộ khung gồm 24 kỹ sư tại Nhật Bản, đã làm việc với ROSATOM để xây dựng kế hoạch đào tạo chi tiết cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 1.
Hiện chưa có tài liệu rà soát, thống kê cụ thể về tình hình thực tế hiện nay đối với số nhân lực đã được đào tạo nêu trên songnhìn chung chỉ một số ít trong số nhân lực nêu trên hiện đang làm việc tại EVN, còn phần đông làm việc ở nước ngoài hoặc chuyển sang các ngành, nghề khác.
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực điện hạt nhân?
Theo khuyến cáo của Tổ chức năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Tập đoàn ATOMSTROYEXPORT của Liên bang Nga và một số cơ quan về điện hạt nhân khác, nhu cầu nhân lực cho tổ chức vận hành một nhà máy điện hạt nhân với 02 tổ máy, công suất khoảng 2x1.000 MWe (2.000 MWe) cần khoảng 600-1.200 người có trình độ từ trung cấp đến đại học, thuộc các chuyên ngành khác nhau.
Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân” - Ảnh: Cấn Dũng |
Yêu cầu về thời gian đào tạo cũng như kinh nghiệm thực tiễn của một số vị trí quan trọng trong nhà máy điện hạt nhân có thể phải từ 5-10 năm.
Trong điều kiện Việt Nam, để đảm bảo tiếp nhận chuyển giao công nghệ, vận hành, duy tu, bảo dưỡng nhà máy an toàn, thì cần khoảng 1.200 người cho các vị trí như: Kiểm soát an toàn và bảo vệ bức xạ, quản lý dự án, quản lý và lãnh đạo nhà máy, vận hành khai thác- điều hành các lò, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật và các dịch vụ khác…
Như vậy, trong trường hợp tái triển khai cả 02 dự án nhà máy điện hạt nhân (Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2, công suất 2x2.000 MW), nhu cần nhân lực tương ứng sẽ là 2.400 người.
Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nước có ngành hạt nhân phát triển cho thấy, ngoài số nhân lực phục vụ trực tiếp cho nhà máy điện hạt nhân nêu trên còn cần khoảng 350 người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ các chuyên ngành luật và pháp quy hạt nhân, các chuyên gia nghiên cứu và phát triển (chuyên gia R&D), các chuyên gia chu trình nhiên liệu,... phục vụ nghiên cứu, quản lí, vận hành, khai thác, đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân.
Mặt khác, số lượng nhân lực nêu trên chưa tính đến nhu cầu nhân lực cho quản lý nhà nước, nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu và đội ngũ giảng viên trong các cơ sở giáo dục. Nếu tính trung bình mỗi 12 nhân lực lao động trong ngành điện hạt nhân có tương ứng 01 nghiên cứu viên; 20 sinh viên cần có 01 giảng viên, tổng nhu cầu nhân lực cho nhóm này sẽ khoảng 250 người.
Báo cáo cũng chỉ ra các chuyên ngành cần đào tạo cho chương trình điện hạt nhân theo kinh nghiệm của một số trường đại học tại các nước có ngành KH&CN hạt nhân phát triển gồm: Điện hạt nhân; An toàn bức xạ; Kỹ thuật hạt nhân; Vật lý hạt nhân; Quy hoạch; Cơ khí; Điện; Môi trường; Luật; Kinh tế; và Xây dựng và một số ngành khác.
Đề xuất nhiều giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho điện hạt nhân
Việc phát triển nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược và có ý nghĩa quyết định đến thành công của dự án nhà máy điện hạt nhân, đáp ứng mục tiêu an toàn, hiệu quả và bền vững.
Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Lê Thị Hồng Ánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh chia sẻ tại hội nghị - Ảnh: Cấn Dũng |
Để phát triển nguồn nhân lực KH&CN cho chương trình điện hạt nhân, hội nghị đã thảo luận sôi nổi với 25 ý kiến phát biểu. Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Lê Thị Hồng Ánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành.
"Để có sự đồng bộ trong hoạt động đào tạo đối với các trường thuộc Bộ Công Thương và ngoài Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Công Thương chủ động phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa các nội dung có liên quan điện hạt nhân và lượng tử vào chuẩn chương trình đào tạo các ngành đào tạo có liên quan đến những vị trí nhân lực cần thiết trong 1 nhà máy điện hạt nhân, từ giai đoạn quản lý dự án, xây dựng nhà máy đến giai đoạn vận hành nhà máy"- PGS.TS Lê Thị Hồng Ánh đề xuất.
PGS. TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực - cho biết, về đào tạo nhân lực cho lĩnh vực hạt nhân, cách đây 15 năm, Thủ tướng đã có Quyết định phê duyệt Đề án "Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử".
Trường Đại học Điện lực là một trong 6 cơ sở đào tạo được tham gia vào đề án và đã tổ chức triển khai các hoạt động đào tạo kỹ sư về điện hạt nhân. Đến năm 2018, đã phát triển trở thành ngành kỹ thuật hạt nhân riêng cho trường. Theo thông lệ quốc tế, một nhà máy điện hạt nhân cỡ 1 GW điện cần nguồn nhân lực cho 3 bộ phận: Nhân lực vận hành, cơ bản cần 600 - 650 nhân lực; nhân lực bảo hành, bảo trì; nhân lực phục vụ. Như vậy, một nhà máy điện hạt nhân về cơ bản sẽ cần khoảng từ 700 - 750 nhân lực, nếu có một tổ máy. Nếu số lượng tổ máy tăng lên mức từ 2 - 3, sẽ cần khoảng 600 - 1.000 nhân lực.
Số nhân lực được chia ở các bộ phận khác nhau, bao gồm bộ phận an toàn, pháp chế, vận hành. Trong đó, với bảo dưỡng, tất cả kỹ sư tham gia vào các bộ phận; đặc biệt, ở bộ phận kỹ thuật, các trường của Bộ Công Thương có thể đảm nhận được. Hiện nay, Trường Đại học Điện lực đã đào tạo được khoảng 188 kỹ sư về ngành điện hạt nhân. Tuy nhiên, nhiều học viên trong số đó đã chuyển sang ngành nghề khác, trong khi một số người vẫn ở lại nước ngoài học tập.
Góp ý thêm, TS. Vũ Đức Bình - Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì cho biết, phát triển nhân lực ngành hóa học trong lĩnh vực điện hạt nhân là nhiệm vụ rất quan trọng
PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực cho biết, các trường, viện căn cứ theo thế mạnh của những ngành đào tạo có liên quan.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Chủ động từ sớm, từ xa và đẩy nhanh loạt việc cần làm ngay
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh, trong ngày đầu năm mới 2025, Bộ tổ chức hội nghị về hạt nhân - một trong những nguồn điện quyết định trong tương lai của tất cả các quốc gia là rất có ý nghĩa.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu kết luận hội nghị |
Bộ trưởng hi vọng ngành Công Thương trong năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ phát huy được vai trò chủ công trong phát triển kinh tế đất nước, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Sau khi nghe báo cáo của Vụ Khoa học và Công nghệ và 25 ý kiến phát biểu của đại diện các trường, viện, các đơn vị thuộc Bộ và lãnh đạo Bộ, Bộ trưởng đánh giá: Các ý kiến đã thống nhất rất cao sự cần thiết phải chuẩn bị từ sớm, từ xa nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, khoa học kỹ thuật cho chương trình phát triển điện hạt nhân, các dự án điện hạt nhân ở Việt Nam. Nó không chỉ dừng lại ở dự án điện hạt nhân mà là hệ sinh thái của điện hạt nhân và công nghệ điện hạt nhân trong tương lai.
Bộ trưởng khẳng định, điện hạt nhân cần có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ, kỹ thuật rất lớn, đào tạo cơ bản và phải theo từng loại hình công nghệ, cho nên đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề then chốt, quyết định để chúng ta thực hiện chủ trương lớn này.
“Muốn phát triển điện hạt nhân an toàn, bền vững thì nguồn nhân lực phải có trình độ, tiếp thu vận hành được các dự án cụ thể. Đồng thời, phải đủ khả năng để nhận chuyển giao về công nghệ tiến tới làm chủ công nghệ trong tương lai”- Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng nhấn mạnh, để phát triển điện hạt nhân bền vững, cần hình thành hệ sinh thái cho điện hạt nhân, năng lượng hạt nhân. Vì thế nguồn nhân lực phải được chuẩn bị rất đa dạng cả nhân lực về kỹ thuật, về nghiên cứu khoa học, về quản lý vận hành… trong hệ sinh thái năng lượng hạt nhân. Theo kết quả hội nghị thảo luận và thống nhất, Bộ trưởng chỉ đạo phải tập trung làm tốt một số công việc trong thời gian tới:
Thứ nhất, phải khẩn trương dự kiến được nhu cầu, quy mô lĩnh vực chuyên môn cần đào tạo và việc này phải xong trong quý I/2025.
Thứ hai, cần phải đánh giá khả năng thực hiện việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển điện hạt nhân và hệ sinh thái năng lượng hạt nhân tại Việt Nam của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo ở trong và ngoài ngành Công Thương. Đồng thời, đề nghị các cơ sở này cần đăng ký với Cơ quan có thẩm quyền để được giao chỉ tiêu đào tạo phát triển nguồn nhân lực thông qua các cơ sở đào tạo nghiên cứu của mình và phải làm xong trong quý II/2025.
Thứ ba, tham mưu cho cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các cơ sở đào tạo và nhân lực được đào tạo về điện hạt nhân, cũng như là cơ chế, chính sách đối với lao động làm việc tại các nhà máy điện hạt nhân (như chế độ tiền lương, bảo hiểm cho người lao động…).
Thứ tư,các cơ sở đào tạo cần nghiên cứu, rà soát với năng lực của mình để đăng ký mở mã ngành đào tạo, xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo giảng viên, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật.
“Bộ Công Thương sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đưa ra chương trình đào tạo chuẩn cho đào tạo nhân lực trong lĩnh vực điện hạt nhân”-Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo.
Thứ năm, phải khẩn trương, kịp thời kêu gọi các chuyên gia là người Việt Nam và cả những người yêu mến Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân để tham gia vào quá trình nghiên cứu, đào tạo và hợp tác đào tạo nguồn lực cho điện hạt nhân của Việt Nam.
Thứ sáu, khẩn trương triển khai các chương trình hợp tác quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nhân lực hạt nhân của Việt Nam thông qua các cơ chế Ủy ban liên Chính phủ, Ủy ban hỗn hợp (về kinh tế và thương mại), Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và các chương trình hỗ trợ phát triển khác của các nước phát triển (ODA).
Để thực hiện kịp thời, hiệu quả những công việc trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương chỉ đạo 6 giải pháp cần thực hiện:
Một là, Bộ Công Thương sẽ chủ trì cùng các bộ, ngành có liên quan, đặc biệt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) - với tư cách là Chủ đầu tư trong việc xây dựng nhu cầu đào tạo, quy mô đào tạo, trong đó phải rà soát, xác định số nhân lực đã được đào tạo ở những năm trước để từ đó xác định cụ thể về quy mô đào tạo, lĩnh vực kỹ thuật cần đào tạo, đối tác phối hợp…; hoàn thành trong quý I/2025
"Việc này phải làm ngay, kể cả việc rà soát nguồn nhân lực chúng ta đã đào tạo trước đây thì bây giờ tái sử dụng được bao nhiêu, có cần phải đào tạo lại hay không…"- Bộ trưởng nói.
Hai là, các cơ sở nghiên cứu đào tạo tự đánh giá và Bộ Công Thương cũng phải lập Hội đồng để đánh giá khả năng đào tạo của các cơ sở đào tạo. Việc này, muộn nhất phải làm xong trong quý II.
Bộ trưởng lưu ý, không phải trường nào cũng có thể lập ra khoa, phòng hay viện để làm việc này, mà có thể liên kết, hợp tác với nhau trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo phát triển nhân lực điện hạt nhân. Những khoa, những bộ môn, viện của các trường có thể hợp tác với những khoa, viện của đơn vị khác. Cần có cơ chế dùng chung các phòng thí nghiệm mới khai thác triệt để tính năng hiệu quả của các phòng thí nghiệm. Cần hợp tác với Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam, Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt…
Ba là, sau khi xác định năng lực đào tạo của các đơn vị, các cơ sở đào tạo cần phải triển khai chuẩn bị các công việc cần thiết, như: Mở mã ngành đào tạo, chuẩn bị giảng viên, xây dựng chương trình giáo trình, học liệu, rà soát, đầu tư trang thiết bị hoặc tận dụng các trang thiết bị hiện có. Đồng thời, lập kế hoạch hợp tác, đào tạo, nhất là việc cùng khai thác các trang thiết bị, cơ sở vật chất dùng chung.
Bốn là, Bộ Công Thương chủ trì tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế chính sách đối với các cơ sở đào tạo và người được đào tạo về lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Đồng thời, phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành về tiêu chuẩn đào tạo lĩnh vực hạt nhân cho nhiều cơ sở đào tạo ngoài Bộ Công Thương. Lưu ý, xét về chức năng quản lý nhà nước, Bộ Công Thương cần phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo để chuẩn hóa giáo trình đào tạo.
Năm là, Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các cơ sở nghiên cứu đào tạo phải tăng cường, đàm phán, ký kết hợp tác quốc tế, kể cả hợp tác trong nước để đào tạo. Điều này muộn nhất xong trong quý III năm nay. Do đó, các trường phải tự rà soát xem có thể kết hợp được với những đơn vị nào. Cụ thể, Trường Đại học Điện lực có thể kết hợp với một số trường tại Nhật Bản.
Đối với các trường khác, có thể thông qua một số đơn vị như Nhóm Công nghệ và Năng lượng trong khuôn khổ đối tác chuyển dịch năng lượng công bằng (JEPT). Do đó, đại diện các trường cố gắng tham gia các cuộc họp giữa Ủy ban Liên Chính phủ cùng với một số nước khác, đặc biệt là những nước đã phát triển điện hạt nhân để tìm kiếm đối tác và có thể nhận được sự bảo trợ thông qua cơ chế hợp tác.
Sáu là, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông nhằm tạo được sự đồng thuận của xã hội, sự ủng hộ cao của các cơ quan chức năng, các cấp có thẩm quyền trong vấn đề phát triển điện hạt nhân; tuyên truyền các chính sách đủ mạnh, khả thi trong vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ công nghệ điện hạt nhân.
Bộ trưởng thống nhất một số kiến nghị, đề xuất để phát triển nguồn nhân lực điện hạt nhân đã được hội nghị thảo luận như: Kiến nghị Ban Chỉ đạo Quốc gia về điện hạt nhân sớm họp để xác định các công việc cần làm, phân công các tổ chức, cá nhân thực thi các nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn cụ thể; kiến nghị Chính phủ sớm chỉ đạo và thông qua Quy hoạch điện VIII sửa đổi, trong đó có quy hoạch về điện hạt nhân; kiến nghị Trung ương, Quốc hội, Chính phủ sớm ban hành cơ chế chính sách phù hợp, đủ mạnh, khả thi cho việc phát triển điện hạt nhân, đào tạo nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, chế độ chính sách cho người lao động trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân và năng lượng nguyên tử; kiến nghị cho chủ trương đàm phán, ký kết hợp tác với các đối tác phát triển để hỗ trợ đào tạo và hợp tác đào tạo nguồn nhân lực; trong giai đoạn đầu cần có sự lồng ghép, đào tạo phát triển nguồn nhân lực vào từng dự án cụ thể; làm tốt công tác truyền thông để tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Bộ trưởng giao Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tiếp tục tổng hợp những ý kiến đề xuất để tham mưu Lãnh đạo Bộ có sự phân công bằng văn bản. Yêu cầu các Cục, Vụ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các viện, các trường theo chức năng nhiệm vụ tự nghiên cứu, đề xuất các nhiệm vụ cụ thể và tiếp tục đề xuất các cơ chế thực hiện, báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 30/1/2025.
-
Phát hiện ngỡ ngàng: Ăn phân giúp nhiều loài động vật phát triển khỏe mạnh hơnTạm dừng bổ nhiệm lãnh đạo, tuyển công chức khi chuẩn bị sáp nhập huyện, xãBồi thường giá đất nông nghiệp để làm nhà ở thương mại sẽ thiệt thòi cho dânBổ nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh Đắk Lắk làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trườngInfographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%Biển số định danh chính thức có hiệu lực, người mua bán xe lưu ý gì?Thuê 7 chung cư cao cấp ở Hà Nội để lừa đảo trên mạng, chiếm đoạt hơn 30 tỷTrưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Bắc Kạn về bảo vệ rừngNgày 6/1: Giá heo hơi biến động nhẹ tại thị trường phía NamKiểm điểm tập thể, cá nhân liên quan vụ ngập nước cao tốc Phan Thiết
下一篇:Giám đốc Công an Hòa Bình công khai số điện thoại, mạng xã hội để nhận phản ánh
- ·Quy định mới về kinh doanh xuất khẩu gạo
- ·Bị nhũng nhiễu cấp sổ đỏ, ông cụ đến tận nhà Bí thư tỉnh Thanh Hóa phản ánh
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Chủ tịch Quốc hội: Hợp tác Việt Nam và Bỉ đạt được kết quả đáng tự hào
- ·PM offers incense in tribute to late government leaders
- ·Xuất hiện loạt vết nứt dài 500m ở hồ thủy lợi ở Đắk Nông
- ·Rút quyền dừng xe của thanh tra giao thông, hết cảnh đi 5km bị ‘vẫy’ tới 2 lần
- ·Vụ sạt lở mỏ titan làm 4 người chết: 'Chưa đủ căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm'
- ·UAV do thám Mỹ lượn qua 7 quốc gia để bay gần biên giới Nga
- ·Truy tặng Huy hiệu ‘Tuổi trẻ dũng cảm’ cho 2 người tử nạn vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông rải rác kèm nắng gián đoạn
- ·Bộ trưởng Tô Lâm mong Hải Dương thực hiện hiệu quả Đề án Ứng dụng dữ liệu dân cư
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Tỷ lệ hài lòng đối với giải quyết thủ tục hành chính duy trì trên 94%
- ·Ông Chu Ngọc Anh bị cáo buộc gây thất thoát gần 19 tỷ đồng trong vụ Việt Á
- ·Vụ sạt lở mỏ titan làm 4 người chết: 'Chưa đủ căn cứ xác định dấu hiệu tội phạm'
- ·Nga công bố 9 quốc gia trở thành đối tác BRICS trong năm 2025
- ·Giông lốc tốc mái hàng trăm căn nhà, người dân lâm cảnh 'màn trời chiếu đất'
- ·Truy tặng Huy hiệu ‘Tuổi trẻ dũng cảm’ cho 2 người tử nạn vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Làm rõ về các 'chân dài' quảng cáo là tiếp viên hàng không để nâng giá bán dâm
- ·Lệnh từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp và chiến công vang dội của Phi đội Quyết Thắng
- ·Chuẩn bị quản lý biển số định danh, Công an Hà Nội tập huấn 1.500 cán bộ
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Phó Chủ tịch Đắk Nông: Nứt đất, sạt trượt nhiều nơi chưa từng có tiền lệ
- ·Phát hiện hàng trăm vòng tròn bí ẩn Stonehenge giữa rừng Amazon
- ·Hai bộ trưởng trăn trở về tiền lương, phụ cấp cho pháp chế viên, giám định viên
- ·Lợi dụng đèo Bảo Lộc sạt lở, 3 người 'đào bẫy' ô tô trên lối đi vòng Quốc lộ 28B
- ·Vụ Phó Bí thư tự tháo dỡ nhà: Xã tổ chức đấu giá không đảm bảo trình tự, thủ tục
- ·Chiêu ‘thổi giá’ kit test Việt Á gây thiệt hại 10 tỷ đồng ở Bệnh viện Thủ Đức
- ·Chủ tịch tỉnh yêu cầu xử lý ‘biệt thự đẹp nhất Cà Mau’ xây sai quy định
- ·Màn truy đuổi, đấu trí với kẻ bắt cóc bé trai qua lời kể của người chỉ huy
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Mưa giông rải rác kèm nắng gián đoạn
- ·Thứ trưởng Bộ Công an nói nguyên nhân sâu xa vụ nổ súng ở Đắk Lắk
- ·Truy tặng Huy hiệu ‘Tuổi trẻ dũng cảm’ cho 2 người tử nạn vụ sạt lở đèo Bảo Lộc