【bảng xếp hạng quốc gia đan mạch】Đắk Lắk: Tận dụng EVFTA, giá trị cà phê xuất khẩu tăng gấp 7 lần

 人参与 | 时间:2025-01-13 07:28:06
EVFTA giúp hàng Việt Nam có chỗ đứng vững chắc tại Hungary Giá cà phê hôm nay,ĐắkLắkTậndụngEVFTAgiátrịcàphêxuấtkhẩutănggấplầbảng xếp hạng quốc gia đan mạch ngày 4/12/2023: Giá cà phê trong nước ổn định ở mức cao

Tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA

Hiện số lượng cà phê nhân của Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex, Chi nhánh Buôn Ma Thuột (Intimex Buôn Ma Thuột) xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu (EU) chiếm khoảng 50% tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Lãnh đạo Intimex Buôn Ma Thuột cho biết, xác định EU là thị trường xuất khẩu lớn nên doanh nghiệp đang tập trung thực hiện các quy định, đặc biệt là các quy định của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để có thể phát triển mạnh hơn ở thị trường này.

“Intimex Buôn Ma Thuột đã và đang đầu tư vào những chương trình phát triển cà phê bền vững, thường xuyên cập nhật thông tin của thị trường mới và tham gia các lớp đào tạo, tập huấn để áp dụng vào việc thực hiện các quy định của Hiệp định EVFTA”, lãnh đạo Intimex Buôn Ma Thuột cho hay.

Đắk Lắk: Tận dụng EVFTA, giá trị cà phê xuất khẩu tăng gấp 7 lần

Nhà máy chế biến cà phê xuất khẩu của Intimex Buôn Ma Thuột tại Cụm công nghiệp Tân An 2, TP. Buôn Ma Thuột

Theo số liệu thống kê, hiện trên địa bàn Đắk Lắk có hơn 213.000ha cà phê, chiếm diện tích nhiều nhất trong các loại cây công nghiệp của tỉnh. Với điều kiện tự nhiên phù hợp và được chăm sóc tốt nên sản lượng và chất lượng cà phê Đắk Lắk ngày càng tăng. Niên vụ 2021-2022, năng suất đạt 26,3 tạ/ha, tổng sản lượng hơn 526.000 tấn, tăng 17.800 tấn so với niên vụ trước.

Để nâng cao năng suất, chất lượng cà phê phục vụ xuất khẩu và nâng cao đời sống của nhân dân, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Đắk Lắk đã triển khai nhiều giải pháp quan trọng, như đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất cà phê bền vững có chứng nhận 4C, UTZ Certifed, RFA, FLO; sản xuất cà phê có chỉ dẫn địa lý và tiếp tục chương trình tái canh cà phê (giai đoạn 2021-2025, tổng diện tích tái canh hơn 24.400ha)… Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm cà phê.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 255 cơ sở chế biến cà phê, tổng sản lượng chế biến hằng năm khoảng 469.000 tấn, gồm cà phê nhân (430.000 tấn), cà phê bột (30.000 tấn) và cà phê hòa tan.

Ông Huỳnh Ngọc Dương - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk cho biết, niên vụ 2021-2022, địa phương xuất khẩu hơn 394.900 tấn cà phê, tăng 49.700 tấn so với niên vụ trước, chiếm tỷ trọng 23% sản lượng cà phê xuất khẩu cả nước; kim ngạch xuất khẩu đạt 819 triệu USD, tăng hơn 227 triệu USD, tỷ trọng xuất khẩu chiếm 21% so với cả nước. Đến nay, cà phê Đắk Lắk đã xuất khẩu đến 64 quốc gia, vùng lãnh thổ. Trong đó, Nhật Bản tiếp tục là thị trường lớn nhất, với kim ngạch hơn 117,9 triệu USD, tiếp đến là Italia với 72 triệu USD; 21 quốc gia, vùng lãnh thổ đạt kim ngạch hơn 10 triệu USD.

Đáng chú ý, nếu như trước đây, Đắk Lắk đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý cà phê rất khó. Nhưng từ khi có EVFTA, cả 27 nước thành viên đều công nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý của cà phê. Khi thực thi hiệp định, các doanh nghiệp đã tận dụng xuất khẩu được cà phê hòa tan và giá trị xuất khẩu ngày càng tăng.

“Hiện Đắk Lắk đang chuyển sang phân khúc mới, sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản. Trong năm qua, địa phương đã xuất khẩu cà phê chất lượng cao với giá trị gấp 2 lần cà phê bình thường, cà phê đặc sản giá trị gấp 7 lần cà phê bình thường. Điều này cho thấy các doanh nghiệp đã tận dụng nhanh, tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA” - ông Huỳnh Ngọc Dương khẳng định.

Đắk Lắk: Tận dụng EVFTA, giá trị cà phê xuất khẩu tăng gấp 7 lần
Với điều kiện tự nhiên phù hợp và được chăm sóc tốt, sản lượng và chất lượng cà phê Đắk Lắk ngày càng tăng

Còn nhiều thách thức

Dù đã đạt được kết quả khả quan, tuy nhiên theo lãnh đạo Sở Công Thương Đắk Lắk, xuất khẩu cà phê trên địa bàn tỉnh chủ yếu vẫn là cà phê nhân, các sản phẩm cà phê chế biến khác như cà phê rang, cà phê bột... vẫn chưa xuất khẩu được nhiều. Hơn hết, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn trong việc đưa cà phê vào các thị trường khó tính.

Lãnh đạo Intimex Buôn Ma Thuột cho biết, hiện nay ngoài những quy định rất khắt khe mà thị trường EU đưa ra như: cấm sử dụng hoạt chất Glyphisate, yêu cầu về truy xuất nguồn gốc thì mới đây EU còn đưa ra các quy định về vùng trồng cà phê không liên quan đến phá rừng. “Để làm được điều này, rất cần sự vào cuộc, hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như ngành chức năng liên quan để các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh cà phê tạo ra một vùng nguyên liệu đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật do EU đưa ra”,đại diện Intimex Buôn Ma Thuột bày tỏ.

Tương tự, đại điện Simexco Đắk Lắk cho rằng, bên cạnh những thuận lợi mà các FTA mang lại thì khó khăn lớn nhất mà đơn vị này gặp phải trong quá trình xuất khẩu đó là về mặt kỹ thuật. Bởi EU được xem là một thị trường khó tính khi thường xuyên cập nhật, cải tiến những tiêu chuẩn về “hàng rào kỹ thuật” nên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê phải liên tục thích nghi và nâng cấp hệ thống quản lý để có thể đáp ứng được các yêu cầu của thị trường này.

Hiện, Simexco Đắk Lắk đang liên kết với hơn 40.000 hộ nông dân nhằm thiết lập vùng nguyên liệu chất lượng ổn định phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu. Doanh nghiệp cũng đang rất quan tâm đến việc xây dựng bản đồ vùng rủi ro cao, rủi ro thấp; xây dựng cơ sở dữ liệu để xác định rõ vùng trồng cà phê không liên quan đến phá rừng, đáp ứng yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, minh bạch hóa nguồn gốc sản phẩm cà phê, tạo dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng đáp ứng thị trường EU.

Ông Huỳnh Ngọc Dương cho rằng, để có thể tận dụng được cơ hội và hạn chế thách thức trong thực hiện cam kết của các FTA thời gian tới, doanh nghiệp cần tăng cường liên kết, tạo sức mạnh cạnh tranh; xây dựng thương hiệu; đầu tư vào các vùng trồng nguyên liệu để chủ động nguồn hàng xuất khẩu. Đặc biệt là chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu có lộ trình phù hợp, phát triển sản xuất để có thể cạnh tranh với hàng hóa từ các nước trong khu vực; nắm quy tắc xuất xứ trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như: EVFTA, UKVFTA và CPTPP, vì xuất xứ hàng hóa là phần quan trọng trong hiệp định thương mại tự do giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi khi xuất khẩu sang các thị trường này; nắm bắt việc giải quyết tranh chấp quốc tế về các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá…

Theo ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại Đa biên (Bộ Công Thương), tận dụng hiệu quả dư địa của các FTA thông qua việc xây dựng hệ sinh thái cho ngành hàng cà phê là giải pháp được Bộ Công Thương đưa ra nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển và tháo gỡ những khó khăn trong kết nối chuỗi chế biến cà phê; quy trình kỹ thuật sản xuất, vốn và công nghệ; xây dựng thương hiệu...

“Một trong những biện pháp đang được Bộ Công Thương phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai là lựa chọn 1 - 2 mặt hàng chủ lực ở từng tỉnh và xây dựng hệ sinh thái giúp tận dụng các FTA. Mục tiêu là giúp tạo ra sự kết nối giữa những chủ thể có liên quan để phối hợp giải quyết, xử lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tiến đến xây dựng thương hiệu riêng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu, đặc biệt là các tiêu chuẩn về phát triển bền vững đang ngày càng phổ biến trên thế giới”,ông Ngô Chung Khanh cho hay.

Đại diện Bộ Công Thương cũng khẳng định, sẽ phối hợp với tỉnh Đắk Lắk tập trung vào mặt hàng nông sản chủ lực là cà phê - mặt hàng nông sản đóng góp hàng tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. “Nếu việc tạo dựng hệ sinh thái cho ngành cà phê thành công sẽ giúp lan tỏa, triển khai cho các ngành có thế mạnh khác của tỉnh”,ông Ngô Chung Khanh khẳng định.

顶: 57踩: 225