当前位置:首页 > Thể thao

【bảng xếp hạng giải uzbekistan】Hiện đại hoá làng nghề truyền thống

Báo Cà Mau(CMO) Huyện Ngọc Hiển được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống mang hương vị biển như bánh phồng tôm, ba khía muối, tôm khô… Để đáp ứng sản lượng và mở rộng thị trường, nhiều cơ sở làng nghề truyền thống trên địa bàn đã mạnh dạn đầu tư máy móc, thiết bị, cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm nâng cao năng suất, tăng thu nhập.

Hơn 10 năm làm nghề bánh phồng tôm, ông Lê Ngọc Thạnh, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, chủ cơ sở bánh phồng tôm Kim Tiền đã gầy dựng thương hiệu trên thị trường bởi chất lượng bánh ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguyên liệu tự nhiên luôn đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng.

Bánh phồng tôm Kim Tiền hiện được nhiều người biết đến, hiện tiêu thu mạnh ở TP Hồ Chí Minh.

Nghề làm bánh phồng tôm đến với ông Thạnh như một cái duyên, trước đây bánh làm ra chủ yếu để ăn hoặc biếu, nhưng làm lâu ông đâm ra đam mê với nghề. Chính vì yêu nghề nên ông Thạnh luôn đặt tâm huyết của mình vào những mẻ bánh, bánh phồng tôm làm ra ngày càng ngon và được nhiều người biết đến. Chất lượng bánh được khẳng định khi đơn đặt hàng ngày một tăng lên, để theo kịp thị hiếu của người tiêu dùng, ngoài chất lượng, ông Thạnh còn đầu tư mẫu mã sản phẩm và đăng ký nhãn hiệu bánh phồng tôm Kim Tiền để tạo niềm tin cho khách hàng.

“Để bánh ngon, tôi phải đến tận nơi thu mua tôm tươi về làm sạch, xay nhuyễn rồi trộn đều với bột. Khi bột đã mịn, tôi cho thêm gia vị với tỷ lệ thích hợp, rồi đem đi hấp. Khi bánh chính thì lấy ra phơi, sau đó đóng gói sản phẩm, tất cả công đoạn đều làm bằng tay. Có được chiếc bánh ngon ra lò không hề dễ dàng, nó chứa đựng cả một quá trình đầy gian khổ và tâm huyết của người thợ”, ông Thạnh cho biết.
Bà Lê Kim Lam, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, chia sẻ: “Muốn bánh ngon, ngoài khéo léo, tỉ mỉ, đòi hỏi người thợ phải có kinh nghiệm. Tráng bánh phải đều tay với độ lửa vừa phải, cứ 1 phút là 1 cái bánh ra lò. Phải tráng bánh liên tục, có như thế khi chiên bánh mới phồng đều, giòn ngon”.

Để bánh phồng tôm được thơm ngon, giòn ngọt, ngoài nguyên liệu tôm tươi sống, cơ sở còn chăm chút vào gia vị nêm cho đậm đà, hợp với khẩu vị của khách hàng. Nhờ vậy lượng khách đặt mua nhiều hơn, mỗi ngày cơ sở bánh phồng tôm Kim Tiền cho ra lò hơn 30 kg bánh, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường trong và ngoài tỉnh khoảng 10 tấn bánh phồng tôm với thu nhập hơn 700 triệu đồng.

Bà Huỳnh Thị Tư, ấp Ông Định, xã Tân Ân Tây, cho biết: “Tôi rất vui khi bánh phồng tôm được mọi người đón nhận và  xem như món quà quê của bà con dành cho người thân, bạn bè. Đó cũng là động lực để tôi phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình”.

Khi thương hiệu bánh phồng tôm của gia đình ngày một vươn xa, sản lượng tiêu thụ tăng lên, ông Thạnh mạnh dạn đầu tư hơn 300 triệu đồng, cùng sự hỗ trợ Nhà nước, để xây dựng thiết bị máy sấy bánh phồng tôm bằng năng lượng mặt trời và điện theo hệ thống lồng kính để nâng cao sản lượng cung cấp cho thị trường. Trước đây mỗi tháng cơ sở sản xuất ra 1 tấn bánh phồng tôm thì từ khi áp dụng máy sấy thu nhập tăng lên gấp đôi, tạo được việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

Ông Lê Ngọc Thạnh cho biết: “Từ khi có máy sấy, mỗi ngày cơ sở sấy được 200 kg bánh. Có máy sấy, vào mùa mưa chúng tôi cũng có bánh cung cấp cho khách hàng, không sợ thiếu nguồn cung và mất thu nhập như trước đây. Thời gian tới chúng tôi sẽ đăng ký thương hiệu bánh phồng tôm để mở rộng thị trường tiêu thụ không chỉ ở các chợ đầu mối mà cả hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh để người tiêu dùng an tâm khi sử dụng sản phẩm của cơ sở, duy trì được đầu ra ổn định”.

Từ khi áp dụng và chuyển giao công nghệ máy sấy sử dụng năng lượng mặt trời, năng suất làm bánh phồng tôm tăng lên gấp 3 lần. Nếu trước đây sản xuất mỗi tháng 300 kg, hiện nay cơ sở sản xuất bánh phồng tôm Kim Tiền sản xuất gần 1 tấn sản phẩm, lại không còn phụ thuộc vào thời tiết, tăng thu nhập gấp 3 lần./.

Hồng My - Chí Hiểu

分享到: