【kết quả giao hữu các câu lạc bộ hôm nay】Cô gái chuyên chụp ảnh vợ chồng ly hôn
作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 22:43:38 评论数:
Gao Meilin là một nhiếp ảnh gia sống ở Bắc Kinh,ôgáichuyênchụpảnhvợchồnglyhôkết quả giao hữu các câu lạc bộ hôm nay Trung Quốc. Cô từng theo học Trường Nghệ thuật thị giác (New York, Mỹ) và Học viện Nghệ thuật trung ương Bắc Kinh.
Dưới đây là những chia sẻ của cô về dự án ảnh “Khi hai ta chia đôi”.
Một buổi chiều mùa xuân năm 2019, tôi gặp bố mẹ mình trên một bãi biển xinh đẹp, vắng vẻ gần quê nhà ở Yên Đài, phía đông Trung Quốc. Đến nơi bằng 2 chuyến xe buýt khác nhau, bố tôi và mẹ tôi đứng cạnh nhau nhìn ra biển trong khi tôi chụp hình. Đó là lần đầu tiên họ nhìn vào người kia sau 8 năm.
Tôi cảm thấy một niềm hạnh phúc vô bờ bến khi tôi kết thúc ngày hôm đó. Sau gần một thập kỷ nhiều cay đắng và tiếc nuối, cuối cùng gia đình tôi cũng dành thời gian ở bên nhau thêm một lần nữa.
Đây là điều tôi hy vọng sẽ đạt được khi bắt đầu dự án chụp ảnh các cặp vợ chồng Trung Quốc đã ly hôn vào năm 2018. Bộ ảnh có tựa đề “Khi hai ta chia đôi” bắt đầu như một dự án tốt nghiệp của tôi ở Học viện Nghệ thuật trung ương, sau đó trở thành một dự án dài hơi hơn.
Một cặp vợ chồng đã ly hôn gặp nhau tại văn phòng nhà ở địa phương để chuyển quyền sở hữu ngôi nhà cho con gái họ - một bức ảnh trong loạt ảnh “Khi hai ta chia đôi”. |
Dự án được lấy cảm hứng từ những cuộc trò chuyện của tôi với bạn bè ở đại học. Giống như tôi, nhiều người trong số họ được nuôi dưỡng trong một gia đình có bố mẹ đã ly hôn. Tỷ lệ ly hôn ở Trung Quốc tăng lên trong những năm gần đây, đạt 3,4/1.000 người vào năm 2019 - thậm chí còn cao hơn cả Mỹ.
Nhiều bạn cùng lớp nói với tôi rằng, bố mẹ họ không hạnh phúc trong hôn nhân bởi vì họ cảm thấy liên tục phải hi sinh cho gia đình và con cái. Hôn nhân ở Trung Quốc kéo theo gánh nặng quá lớn về trách nhiệm và các mối quan hệ thường tan vỡ vì nhiều áp lực.
Sự thẳng thắn của bạn bè khi thảo luận về chuyện ly hôn như một sự khai sáng cho tôi. Khi còn nhỏ, tôi đã hiểu rõ sự kỳ thị với việc ly hôn trong xã hội Trung Quốc.
Khi bạn bè mẹ tôi tới chơi nhà, tôi giả vờ như bà ấy và bố tôi vẫn sống chung. Khi mối quan hệ của họ tan vỡ hoàn toàn, tôi đã chìm trong cảm giác tự ti kéo dài suốt những năm cấp 3.
Nhưng những cuộc thảo luận với bạn bè ở trường đại học khiến tôi nhận ra rằng sự im lặng xung quanh việc ly hôn là phản tác dụng. Tôi cảm thấy bị thôi thúc phải làm điều gì đó để giải thoát cho bố mẹ và cho chính mình, hoà giải với quá khứ và giải toả những cảm xúc mà chúng tôi giấu bên trong.
Tôi quyết định chụp ảnh bố mẹ tôi và những cặp vợ chồng đã ly hôn khác như một kỷ vật cho cuộc đời họ và là cơ hội để nói lời tạm biệt tốt hơn.
Bố mẹ tác giả đứng cạnh nhau, cùng nhìn về phía biển. |
Giai đoạn đầu tiên của dự án là khó khăn nhất: phải tìm đối tượng sẵn sàng đứng trước ống kính. Những ngày đầu, tôi lái xe đến văn phòng dân sự ở Bắc Kinh, đỗ xe bên ngoài và lặng lẽ quan sát các cặp đôi đi qua ống kính của mình. Tôi bị ấn tượng bởi vẻ bình tĩnh của một số cặp đôi và cả cách mà những cặp vợ chồng mới cưới đến đây với sự khó chịu. Đôi khi, thật khó để phân biệt cái gì với cái gì.
Tôi đã nói chuyện với một vài cặp đôi ở đây, nhưng họ ở trong tâm trạng rất chán nản và từ chối lời mời của tôi. Vì thế, tôi bắt đầu dựa vào mối quan hệ cá nhân của mình - nhờ bạn bè và những mối thân quen khác giới thiệu. Cuối cùng, sau khi trò chuyện với 100 cặp vợ chồng đã ly hôn, có 12 cặp đồng ý cho tôi chụp hình.
Những cặp đôi này vẫn còn nảy sinh một chút tình cảm khi gặp nhau lại lần nữa - không giống như những cặp từ chối, những người vẫn còn cảm xúc tiêu cực về chuyện quá khứ.
Tôi không yêu cầu họ tạo dáng mà cố gắng nắm bắt những khoảnh khắc tự nhiên của họ. Mỗi cặp đôi có một hoàn cảnh riêng và những bức ảnh mang nhiều cảm xúc khác nhau - từ nuối tiếc, bất lực cho đến tha thứ và hoà giải.
Bức ảnh chụp người vợ đang nói chuyện điện thoại với bạn, còn người chồng cho cô không gian riêng. Họ chia tay cách đây vài năm và vẫn cư xử với nhau bằng sự tôn trọng. |
Có một số buổi chụp hình rất đáng nhớ. Cặp vợ chồng đầu tiên tôi gặp đã ly hôn 2 năm trước nhưng vẫn cùng nhau quản lý một studio ảnh nhỏ. Họ có một cô con gái đang chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh đại học và họ không thể đóng cửa việc kinh doanh. Khi tôi đến, họ vừa thực hiện xong bộ ảnh cưới cho một cặp đôi ở studio. Tôi bảo họ để nguyên bối cảnh, với tấm vải đỏ treo ở hậu trường để tôi chụp họ.
Một bức ảnh khác gây ấn tượng với tôi là chụp một người phụ nữ có chồng cũ đã qua đời sau khi họ ly thân. Cô ấy nói với tôi rằng, mặc dù đã tái hôn nhưng cô không cảm thấy hạnh phúc hơn chút nào. Khi tôi chụp ảnh cô ấy đứng một mình trước ngôi nhà cũ, chúng tôi vừa run run vừa rơi nước mắt. Sau đó, cô ấy nhắn cho chồng cũ một tin nhắn: “Anh thì đã ở trên thiên đường rồi, còn em vẫn đang lang thang trên thế gian này”.
Nhưng ở góc độ cá nhân, tác động lâu dài nhất của dự án này là buổi chụp hình với bố mẹ tôi. Nó giúp giải quyết một số vấn đề giữa họ và cho tôi một số câu trả lời. Để thuyết phục họ tham gia, tôi đã mất rất nhiều thời gian và can đảm, vì họ không muốn nhìn lại quá khứ. Cuối cùng, tôi bảo việc đó là để giúp tôi tốt nghiệp thì họ mới đồng ý.
Cặp vợ chồng đã ly hôn nhưng vẫn cùng nhau quản lý một studio ảnh. |
Như một phần của dự án, tôi đề nghị mỗi cặp vợ chồng viết lời nhắn cho nhau sau khi chụp, và bố mẹ tôi cũng làm như vậy. Bố tôi đã viết: “Anh biết ơn những hạnh phúc mà em từng mang lại cho anh”. Đổi lại, mẹ tôi viết: “Anh là một kẻ thích ngao du, đừng bao giờ dừng lại”. Bà ám chỉ đến đam mê du lịch và khám phá của bố tôi. Đọc và ngẫm lại những dòng chữ này, tôi thấy họ đã hiểu nhau và tôi hiểu họ.
Mãi cho đến khi tổ chức triển lãm dự án ảnh, tôi mới nhận ra rằng nó sẽ gây được tiếng vang lớn như thế nào với những người đã trải qua một cuộc hôn nhân đổ vỡ. Cuốn sách lời nhắn của khách tham quan triển lãm đã cho tôi biết ý nghĩa thực sự của dự án.
Tôi nhớ một người đã viết: “Những tác phẩm của bạn khiến tôi rơi nước mắt. Việc bố mẹ tôi ly hôn, đối với tôi, là một sự bất hạnh nhưng đồng thời cũng là may mắn”. Tôi thấy cảm động trước những chia sẻ ấy về tác phẩm của mình.
Ở Trung Quốc, một bộ phận vẫn còn định kiến về việc ly hôn. Các bậc cha mẹ đôi khi phản đối con cái kết hôn với người có cha mẹ ly hôn, vì họ bị coi là “có vấn đề”.
Nhưng trên thực tế, con cái của những ông bố, bà mẹ đơn thân hiểu các mối quan hệ tốt và xấu, và giá trị của sự tin tưởng.
Người phụ nữ đứng trước căn nhà của cô và người chồng cũ đã mất. |
Xem thêm video: Bộ ảnh kỷ yếu đong đầy nước mắt của phụ huynh và học sinh Vũng Tàu
Nguyễn Thảo(Theo Sixth Tone)
10 lý do ly hôn phổ biến nhất của các cặp vợ chồng
Ly hôn giống như một vết bỏng chậm. Có những quyết định được đưa ra sau nhiều năm cân nhắc nhằm cố gắng cứu vãn nhưng không thành công.