发布时间:2025-01-12 19:48:04 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Tiếp nhận bàn giao toa tàu thuộc dự án Metro số 1, TP.Hồ Chí Minh từ phía đối tác Nhật Bản. Ảnh: Gia Cư |
Kế hoạch trên đã được HĐND thành phố thông qua tại nghị quyết kỳ họp thứ 3 mới đây. Trong tổng mức vốn 142.557 tỷ đồng, có hơn 14.873 tỷ đồng từ nguồn bội chi ngân sách và nguồn vốn cân đối ngân sách hơn 127.638 tỷ đồng.
UBND thành phố cho biết, sau khi nghị quyết được thông qua thành phố sẽ cân đối phân bổ vốn đầu tư công trung hạn gần 122.000 tỷ đồng và dự phòng hơn 20.623 tỷ đồng trong giai đoạn 2021 - 2025.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình, các dự án nổi bật được ưu tiên đầu tư hoặc tiếp tục đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025 như: Dự án xây dựng đường sắt đô thị tuyến số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), với hơn 6.562 tỷ đồng (trong tổng vốn đầu tư hơn 43.757 tỷ đồng); dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Bến Thành – Tham Lương), với 500 tỷ đồng (trong tổng số vốn đầu tư hơn 47.890 tỷ đồng)…
Ở lĩnh vực môi trường có các dự án: dự án vệ sinh môi trường TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2 với 2.000 tỷ đồng (trong tổng số vốn đầu tư 11.132 tỷ đồng); dự án cải thiện môi trường nước TP. Hồ Chí Minh lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé - Đôi – Tẻ giai đoạn 2, với 1.100 tỷ đồng (trong tổng số vốn đầu tư 11.281 tỷ đồng).
Lĩnh vực cấp nước, thoát nước có dự án giải quyết ngập do triều khu vực TP. Hồ Chí Minh có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu giai đoạn 1, với hơn 8.882 tỷ đồng giai đoạn 2021 - 2025 (trong tổng số vốn đầu tư 9.976 tỷ đồng)…
“Đây thực sự là những dự án lớn có tầm ảnh hưởng quan trọng đến nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố, do vậy cần được ưu tiên đầu tư (vừa mang tính cấp bách vừa lâu dài) đưa vào khai thác phục vụ người dân sớm nhất bằng mọi nỗ lực có thể” - kiến nghị của UBND TP. Hồ Chí Minh trước khi HĐND thành phố biểu quyết thông qua.
Dự báo, khả năng hoàn thành kế hoạch thu ngân sách TP. Hồ Chí Minh năm 2021 là rất khó khăn. UBND thành phố đã đề ra 5 nhóm giải pháp để tăng thu hợp lý và chăm lo, nuôi dưỡng, tạo nguồn thu bền vững; đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, phối hợp thật nhuần nhuyễn giữa phòng chống dịch và phục hồi kinh tế; đẩy mạnh chuỗi liên kết giữa thành phố với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Lê Hòa Bình cho biết, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, nhiều công trình, dự án trọng điểm trên địa bàn bị đình trệ, gián đoạn, chậm tiến độ. Đặc biệt đã phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong giải ngân đối với vốn đầu tư trong nước như giá nguyên vật liệu tăng cao đột biến làm ảnh hưởng đến việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng và thực hiện các hợp đồng xây dựng…
Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bàn giao mặt bằng thi công còn chậm do tác động của dịch Covid-19 không thể tổ chức tập trung lấy ý kiến người dân… Trong khi đó, đối với dự án sử dụng vốn ODA, do tác động của dịch Covid-19, việc nhập khẩu máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát… đều bị ảnh hưởng, làm chậm tiến độ của các dự án ODA.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã kiến nghị và được HĐND thành phố thông qua nghị quyết về điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách địa phương. Cụ thể, theo kế hoạch năm 2021, đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP. Hồ Chí Minh là hơn 31.976 tỷ đồng, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nguồn vốn ngân sách địa phương giảm xuống còn 29.270 tỷ đồng (giảm 2.705 tỷ đồng so với kế hoạch trước đó).
Theo UBND TP. Hồ Chí Minh, việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công năm 2021 nhằm bổ sung vốn cho các dự án cấp bách, có khả năng giải ngân nhanh, đáp ứng công tác phòng chống dịch Covid-19, góp phần tích cực vào quá trình mở cửa lại và phục hồi kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, phấn đấu đảm bảo tỷ lệ giải ngân của từng dự án đến hết năm 2021 đạt 95% trở lên.
Tính đến hết ngày 1/10, số vốn đầu tư công nguồn vốn ngân sách địa phương của TP. Hồ Chí Minh đã giải ngân là hơn 10.910 tỷ đồng (đạt 34% tổng kế hoạch vốn ngân sách TP. Hồ Chí Minh giao trong năm 2021).
Thành phố đã thực hiện điều chỉnh giảm vốn (hơn 6.444 tỷ đồng) đã giao đối với các dự án có tỷ lệ giải ngân thấp, chậm triển khai hoặc gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai.
Đồng thời, thành phố điều chỉnh tăng vốn 3.794 tỷ đồng cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, bổ sung vốn để quyết toán, dự án đã triển khai đến giai đoạn cuối cần bố trí đủ phần vốn còn lại để hoàn tất, sớm đưa dự án vào sử dụng, tạo hiệu quả kinh tế - xã hội./.
“Việc mở cửa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phải được thực hiện từng bước thận trọng vững chắc, an toàn, có trọng tâm trọng điểm, không nôn nóng nhưng không để lỡ cơ hội” - Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Nên. |
相关文章
随便看看